Người phụ nữ thu nhận di vật người đã khuất, làm đồ lưu niệm tưởng nhớ: "Hi vọng việc làm của tôi có thể an ủi ai đó"
3 năm qua, Nhược Phàm (Trung Quốc) nhận về vô vàn di vật của người đã khuất, rồi mày mò làm đồ lưu niệm để xoa dịu nỗi đau cho người ở lại.

Nhược Phàm (35 tuổi, quê Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) bắt đầu làm đồ trang sức thủ công từ nhiều năm trước. Một lần nọ, có người nhắn tin hỏi cô có thể làm một viên pha lê tưởng nhớ có chứa tóc người cha đã mất không. Nhược Phàm không ngần ngại gì mà nhận lời ngay, kể từ đó chuyển hướng sang làm đồ lưu niệm từ di vật người đã khuất.

8x tâm sự, cô không sợ những di vật được người lạ gửi cho mình, trái lại rất trân trọng chúng. Qua quá trình giao tiếp với khách hàng, cô cảm nhận được sự ấm áp lạ thường. Quả thực thế giới này quá nhiều đua khổ, nhưng Nhược Phàm tự nhủ bản thân còn may mắn hơn nhiều người. Cô cho rằng, chết không có nghĩa là thực sự ra đi, mà con người vẫn tồn tại trên thế giới này dưới một hình thức khác.
Công việc hằng ngày của người phụ nữ 35 tuổi này là chế tác di vật của người đã mất thành đồ trang sức hoặc lưu niệm. Chẳng hạn, có lần cô nhận được một chiếc lá và bông hoa khô, gói trong một tờ giấy bạc. Người gửi là một bà mẹ vừa mất con, kể rằng khi thăm mộ con trai trở về, hai thứ kia cứ bám chặt vào quần của bà. Nghĩ rằng đó là đứa con đã khuất níu giữ mình lại, bà gửi cho Nhược Phàm để biến nó thành đồ lưu niệm.

Một lần khác, cô lại nhận được một chiếc cúc áo cũ, đi kèm là một lá thư. Nội dung lá thư này như sau: "Mẹ là người thân thiết nhất với tôi. Từ khi chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, chúng tôi đã cùng nhau trải qua các cuộc phẫu thuật, hóa trị, giảm đau. Giờ bà sắp không qua khỏi, tôi gửi cô cúc trong chiếc áo yêu thích nhất của bà để làm dây chuyền hình thỏ, bởi thỏ là cung hoàng đạo của mẹ. Tôi sẽ luôn đeo dây chuyền này gần trái tim mình để mẹ sẽ luôn bên tôi".
Trong 3 năm qua, trường hợp khiến Nhược Phàm xúc động nhất là của một người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo sắp qua đời. Chị muốn đặt cho hai đứa con sinh đôi 2 chiếc vòng có chứa tóc của mình. Chị viết: "Tôi bị bệnh nhiều năm, chắc sẽ không qua khỏi nên muốn dùng cách này để lưu kỷ niệm cho con". Nhược Phàm không khỏi xúc động, làm ra hai chiếc vòng nối lại với nhau bằng hình trái tim, phía sau có khắc chữ "Mom".

Bản thân Nhược Phàm cũng tự an ủi mình khi lưu giữ kỷ vật về mẹ. Sau khi mẹ cô qua đời vào năm 2020, cô đã lục tung khắp nhà để tìm di vật, cuối cùng itmf ra một lọn tóc kẹt dưới gầm giường. Sau đó, cô làm một chiếc dây chuyền từ lọn tóc này, có màu vàng kim mẹ cô yêu thích. Nhược Phàm bày tỏ: "Có quá nhiều đau khổ trên thế giới này. Nếu việc làm của tôi có thể mang lại cho ai đó một chút an ủi, tôi sẽ tiếp tục làm điều đó".
Theo QQ
Xem thêm: Tần tảo hơn 30 năm nuôi con của người dưng, người mẹ già nhận món quà báo đáp ấm lòng
Đọc thêm
Trong tập 20 của "Hát cho ngày mai", MC Quyền Linh cho biết, anh nể phục nghị lực của chàng giảng viên khoa tâm lý bị liệt chân. Đồng thời, nam MC đã tặng 20 chiếc xe lăn khi nghe ý nguyện của thí sinh này.
Trước những khoảnh khắc sinh tử, những "người hùng" của chúng ta không hề nao núng, bỏ qua tính mạng của bản thân để nhảy xuống nước xiết, lao vào biển lửa cứu người... Đó là Trung úy Thái Ngô Hiếu, anh Nguyễn Đức Chính, anh Trung Văn Nam...
Bất ngờ nghe tiếng kêu cứu khi đang cùng gia đình đi chơi, trung úy Thái Ngô Hiếu (Đồng Nai) lập tức lao xuống biển cứu người đuối nước.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.