Người mẹ nuôi vĩ đại biến cậu nhóc mồ côi thành "thủ lĩnh trẻ" đi năm châu bốn

Với nhiều người, mồ côi là bất hạnh nhưng Phong lại thấy mình may mắn. Nhờ tình yêu và sự bao dung của mẹ, của làng trẻ, Phong không con cô đơn, thậm chí trở thành một người có ích cho xã hội.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phong - đứa trẻ mồ côi không biết gốc gác

Chàng trai Lê Hoàng Phong được bà Nguyễn Thị Hạnh gọi là "trẻ mồ côi cấp độ 1" ở làng trẻ SOS Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh). Những trẻ khác, đứa mất cả cha mẹ vẫn còn họ hàng, có đứa mất cha vẫn còn mẹ, người thì có cha mẹ nhưng không thể nuôi con, riêng Phong không chút thông tin về nguồn cội.

Biết hoàn cảnh của Phong vậy nên bà Hạnh hay dặn mấy đứa rằng: "Em nó thiệt thòi, bây phải thương lấy nó. Những đứa khác còn có người này người kia để trông ngóng, chứ nó gia đình, người thân chính là chúng ta".

Nguoi-me-nuoi-vi-dai-bien-cau-nhoc-mo-coi-thanh-thu-linh-tre-tai-nang-9
Chân dung "thủ lĩnh trẻ" Lê Hoàng Phong

Năm nay bà Hạnh đã 70 tuổi nhưng vẫn nhớ như in cái ngày nhận Hoàng. Bà kể, đó là năm 1992. Hoàng đến làng trẻ lúc 5 tháng tuổi, kèm theo tờ giấy khai sinh. Cậu bé sinh ở ấp 4, xã Suối Ngô (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh). Ở cột cha mẹ ghi "đã chết" vì bệnh.

Ngày anh công an trao Phong cho làng trẻ có nói, trên Phong còn 1 người anh bị mù. Nhưng hiện tại, chẳng ai biết anh của Phong còn hay đã mất.

Trong công văn gửi làng trẻ SOS, Hội phụ nữ tỉnh Tây Ninh viết, Phong mồ côi khi chưa tròn 1 tháng tuổi, được cán bộ phụ nữ ấp 4, xã Suối Ngô nuôi dưỡng. Nhà cán bộ này nghèo, phải nhờ cả ấp hỗ trợ nuôi Phong. Cậu bé được gửi lại làng trẻ trong tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng độ 1.

Nguoi-me-nuoi-vi-dai-bien-cau-nhoc-mo-coi-thanh-thu-linh-tre-tai-nang-8
Bà Hạnh chụp ảnh lưu niệm cùng các con trước sân nhà ở làng trẻ SOS, năm 2000. Phong là cậu bé gối đầu lên chân mẹ

Ngày rời đi, anh công an cắt 1 ít tóc của Phong, dặn sẽ có ngày tìm lại. Nhiều lần sau bà Hạnh vừa bế vừa ngóng, mong người đó trở lại, mang theo chút tin tức về họ hàng.

Sâu thẳm trong thâm tâm bà Hạnh chỉ muốn khi lớn lên, Phong biết một chút về gốc tích của mình để bớt chạnh lòng trước mọi khó khăn trên con đường mưu sinh. Nhưng suốt 18 năm qua, chưa một ai tìm lại. 

"12 đứa con trong nhà, đứa nào tui cũng thương, nhưng tui muốn bù đắp cho nó nhất", bà nói. 

Ông Nguyễn Văn Phu, Phó giám đốc làng trẻ SOS Gò Vấp cho biết, ở làng trẻ, các mẹ đều là phụ nữ độc thân, không vướng bận gia đình để có thể dành tình yêu thương trọn vẹn cho các con. "Với mẹ Hạnh nói riêng và các mẹ ở làng trẻ nói chung, các con đều là ruột thịt", ông nói.

Bà Hạnh - người mẹ nuôi vĩ đại của Phong

Về với làng trẻ, Phong ốm dặt dẹo, mẹ Hạnh phải bế đi khắp các viện thăm khám. Nghe người ta nhắc đến người thầy ở Củ Chi chữa bệnh hay, bà cũng thu dọn, ôm con đi tìm. 

Năm Phong học lớp 9 có xảy ra tranh cãi với cô giáo, phải viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh. Trong đầu, đứa trẻ nghĩ mẹ sẽ đánh mắng mình cho xem nhưng bà Hạnh không làm vậy. Bà trách ngược cô giáo vì không lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học trò, chưa hiểu ra sao đã trách phạt.

"Mẹ bảo vệ tôi, thương tôi như một đứa con chứ không chỉ làm vì nghĩa vụ", cậu vỡ ra.

Lần khác, Phong sang nhà hàng xóm cũng thuộc làng trẻ, nghịch phá nên bị chiếc gương lớn đập vào người, mảnh vỡ gương cứa khắp nơi. Bà Hạnh vội vã bế con vào bệnh viện, bác sĩ nói khâu 10 mũi ở mắt, 15 mũi ở đầu. Bà Hạnh nghe xong, khóc dữdữ lắm. Bà nắm chặt tay con trai, mặt tái xanh vì sợ hãi và lo lắng.

"Khi tỉnh lại, tôi thấy mẹ vẫn đang nắm tay mình. Cảm giác sướng lắm, vì nghĩ mình cũng có một người yêu thương, vỗ về", anh kể.

Nguoi-me-nuoi-vi-dai-bien-cau-nhoc-mo-coi-thanh-thu-linh-tre-tai-nang
Phong và mẹ Hạnh

Trước mặt Phong bà Hạnh luôn nhận mình không hiểu nhiều như bà luôn dặn con: "Con không cí ai để tựa nên phải ráng học cho giỏi để làm chủ cuộc đời".

Nhưng cũng giống như bao bạn trẻ khác, Phong cũng vấp ngã rồi cũng phải tự đứng dậy và tiếp tục chiến đấu. Lần vấp ngã đầu tiên là khi Phong thi trượt đại học, nhiều người khuyên nên đi học nghề. Bà Hạnh không nói gì, lặng lẽ đạp xe 30km về quê ở Củ Chi mượn người thân 1 chỉ vàng, bán lấy tiền rồi đưa Phong đến trung tâm ôn luyện.

"Cầm chỉ vàng trên tay tôi vừa sợ vừa run. Nghĩ mình phải đậu cho bằng được. Lúc đó, tôi mới hiểu thế nào là hy sinh, dặn mình phải biết báo đền", chàng trai nhớ lại.

Từ phút đó, Phong lao vào ôn thi. Năm 2011, Phong rời làng trẻ, trở thành sinh viên ngành Quốc tế học của Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

Vừa đi học, Phong vừa tranh thủ làm gia sư, đi phục vụ quán cà phê, lúc lại đi phát tờ rơi, bưng bê trong nhà hàng. Dịp Tết, Phong được người quen giới thiệu choo đi lau dọn nhà cửa, bán hàng trong siêu thị...

Kiếm được tiền, Phong mang về gửi mẹ Hạnh giữ hộ. "Nhiều khi mệt mỏi, áp lực đến muốn bỏ cuộc, nhưng gọi cho mẹ, thấy mẹ cười, nếp nhăn xô vào nhau, tôi lại giục mình phải gắng lên", anh nhớ lại.

Hai năm cuối Đại học, Phong được người quen trong làng SOS cho đi làm trợ lý phiên dịch ở các sự kiện. Nhờ công việc này mà anh trau dồi và truyền cảm hứng học ngoại ngữ. Sau những ngày vừa khổ luyện vừa thực hành, Phong trở thành phiên dịch cabin, từng dịch cho nhiều sự kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Cách tri ân mẹ rất đặc biệt của cậu con trai nuôi

Trong một lần nọ, Phong vô tình đọc được bút ký của một người phụ nữ hiện đại ưa xê dịch, anh ước có thể đi ra nước ngoài để học hỏi được nhiều hơn. Phong về kể với mẹ nguyện vọng của mình rồi xin lại khoản tiền tiết kiệm nhờ mẹ giữ trước đó. Trong chuyến đi đầu tiên của mình, Phong đến Malaysia. 

Khi ấy, mẹ Hạnh nghe người ta mách qua cửa hải quan phải tốn 500USD thế là vội vã đi vay mượn người thân. Hôm Phong sắp đi, bà dúi vào tay con xấp tiền và dặn "chỉ cầm để trình cho người ta thấy rồi mang về cho mẹ đi trả".

Sau 4 năm học, Phong đã đi hầu hết các nước Đông Nam Á. Trở về sau mỗi chuyến đi, anh thấy lòng ấm áp khi luôn có mẹ Hạnh ở nhà đợi. 

Nguoi-me-nuoi-vi-dai-bien-cau-nhoc-mo-coi-thanh-thu-linh-tre-tai-nang-5
Lê Hoàng Phong đã trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tại Trường THCS Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh trên chính quê hương mình từng sinh ra

Trong mỗi chuyến đi, Phong đều cố gắng tìm cơ hội để học tập và phát triển bản thân. Phong sợ rằng, nếu không trưởng thành nhanh thì sẽ không còn cơ hội báo đáp công ơn của mẹ Hạnh nữa. 

Năm 2017, Lê Hoàng Phong theo học thạc sĩ ngành Lãnh đạo giáo dục (Master of Educational Leadership) tại University of Malaya (trường top 1 Malaysia, top 40 thế giới về ngành giáo dục). Cuối năm 2021, anh là một trong bốn thủ lĩnh trẻ tương lai Việt Nam được lựa chọn vào chương trình kết nối các nhà lãnh đạo tương lai (Future Leaders Connect Program), một chương trình chính sách toàn cầu của Hội đồng Anh. Chương trình có sự tham gia của 63 bạn trẻ đến từ 13 quốc gia, được lựa chọn từ hơn 9.000 hồ sơ xuất sắc nhất trên toàn thế giới.

Hiện tại, Phong đang là nhà sáng lập và giám đốc điều hành 1 doanh nghiệp xã hội, cung cấp c ác khóa học tiếng Anh tại TP Hồ Chí Minh. Phong cũng là thành viên  ban tổ chức Care Leaver International Community (Cộng đồng quốc tế trẻ mồ côi trên 18 tuổi), vận động chính sách nhằm hỗ trợ toàn diện cho các thanh niên mồ côi đã trưởng thành và rời khỏi các trung tâm, mái ấm, nhà mở trên toàn thế giới.

Hồi đầu năm 2022, Phong háo hức về Củ Chi báo với mẹ Hạnh việc được Bộ Ngoại giao Mỹ trao học bổng toàn phần tham gia chương trình YSEALI Professional Fellowship (Sáng kiến thủ lĩnh Đông Nam Á), chủ đề Governance and Society (Quản trị và Xã hội).

Nguoi-me-nuoi-vi-dai-bien-cau-nhoc-mo-coi-thanh-thu-linh-tre-tai-nang-5
Lê Hoàng Phong bên mẹ trong dịp sinh nhật năm 2018 (ảnh trái) và mỗi dịp lễ, Tết hay có tin mừng

"Trong bất kỳ sự kiện lớn nào trong đời, Phong cũng đón mẹ Hạnh đến dự, như một cách tri ân. Mỗi dịp lễ Tết, cậu ấy đều về lại làng trẻ thăm các mẹ, cán bộ nhân viên và các em đang sống trong làng. Chúng tôi rất vui và tự hào khi Phong đã thực sự trưởng thành", Phó giám đốc làng trẻ SOS Gò Vấp, ông Nguyễn Văn Phu, nói.

Ba năm nay, bà Hạnh về hưu, dọn về nhà hưu trí của làng trẻ sinh sống. Suốt hơn 30 năm ở làng trẻ, bà đã nuôi dạy khoảng 40 đứa trẻ. Và vào mỗi dịp lễ tết, cũng như Phong, các con lại bế cháu nội cháu ngoại về thăm bà Hạnh. Bà mừng lắm, mừng đến nỗi như trẻ ra được mấy tuổi.

Thế nhưng, ở đời này ai mà tránh được bệnh tật lúc tuổi già. Hồi đầu năm nay, bà Hạnh ốm một trận thập tử nhất sinh, các con bà người ở Australia, người ở Mỹ... cũng kéo nhau về thăm nom, săn sóc.

"Với nhiều người, mồ côi là bất hạnh, nhưng tôi thấy mình vẫn còn may mắn. Nhờ tình yêu và sự bao dung của mẹ, của làng trẻ, tôi đến với đời mà không cô đơn", Phong nói. 

Xem thêm: Bà mẹ vĩ đại: 15 năm miệt mài bế con đi học, đêm về đổ bánh bèo mưu sinh, chỉ mong có ngày con thành tài

Đọc thêm

Bà Hoàng Thị Loan, bà Phạm Thị Hằng (Thái hậu Từ Dũ), mẹ Thứ... không chỉ là thân mẫu tuyệt vời của Bác Hồ, của vua Tự Đức, của các anh hùng liệt sĩ mà còn là người mẹ vĩ đại của toàn thể dân tộc Việt Nam.

4 người mẹ vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam, thân mẫu của Bác Hồ là 1 trong số đó
0 Bình luận

Trên hành trình vượt qua bóng tối đi tới vinh quang của Tô luôn có hình bóng của người mẹ. Bà nói với Tô rằng, ánh sáng dù yếu đuối đến đâu cũng có thể soi sáng phía trước. Con đường dù gập ghềnh đến đâu cũng có thể dẫn tới tương lai.

Người mẹ vĩ đại: Biến con trai từ đứa trẻ không biết đi thành VĐV 3 lần phá kỷ lục thế giới
0 Bình luận

Trên thế gian này có lẽ không có tình yêu thương nào thiêng liêng, cao quý hơn tình mẹ. Mẹ là người hết lòng vì con, sống vì con, dành những điều tốt đẹp cho con. Hãy cùng điểm danh những bà mẹ vĩ đại nhất thế giới để xem sự hy sinh vĩ đại của họ là gì.

Chuyện về 5 người mẹ vĩ đại nhất thế giới, hi sinh tất cả vì con
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất