Bà mẹ vĩ đại: 15 năm miệt mài bế con đi học, đêm về đổ bánh bèo mưu sinh, chỉ mong có ngày con thành tài

Thủy đỗ Đại học nhưng ngặt nỗi chân bị khuyết tật. Thương con, bà Phước khăn gói vào thành phố, ngày ngày bế con lên giảng đường, đêm về đổ bánh bèo mưu sinh.

Đỗ Thu Nga
08:00 08/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Suốt 15 năm dài đằng đẵng, bà Lương Thị Phước (quê ở huyện Phú Mỹ, Bình Định) mặc nắng, kệ mưa, miệt mài đưa đón con gái là Lương Thị Phương Thủy đến trường. 

Theo VTC, Phương Thủy (19 tuổi) bị khuyết tật chân từ nhỏ. Thủy hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh

Mỗi lần nhắc đến những thiếu thốn mà con gái phải chịu, bà Phước đều đỏ hoe đôi mắt. Bà từng tâm sự: "Thủy biết đi từ sớm lắm, mới 10 tháng tuổi đã chập chững từng bước. Vậy mà chỉ vài tháng, con bé không còn đứng được trên đôi chân của mình".

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-0
Bà Lương Thị Phước đỏ mắt mỗi khi nhắc đến con gái

Được biết, khi mới 19 tháng tuổi, Phương Thủy không may bị ngộ độc thuốc tiêm ngừa. Mũi tiêm khiến cô bé sốt cao, co giật, co quắp toàn thân, phần chân biến dạng. Bà Phước phải đưa con gái ra Hà Nội chạy chữa mới có thể bảo toàn tính mạng.

Nhưng cũng từ đó, đôi chân của Thủy mãi mãi không thể tự bước đi dưới mặt đất mát lạnh được nữa. Gia đình bà Phước phải bán hết nhà cửa, ruộng vườn để đưa con đi chạy chữa khắp nơi, từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn rồi lại vô TP Hồ Chí Minh.

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-9

Chạy chữa, ăn uống, đi lại... cái gì cũng cần dùng đến tiền.Việc này khiến cho gia đình rơi vào cảnh kiệt quệ kinh tế. Nợ nần chồng chất, bố Thủy phải lên Tây Nguyên làm thuê, mẹ ở quê làm công nhân, trồng lúa, hái đậu... chỉ mong một ngày nào đó con có thể đi lại bình thường.

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-8

Từ khi Phương Thủy đi học, dù nắng hay mưa, bà Phước cũng bế con lên xe đạp, mẹ con cùng nhau đến trường. Ngày trước, trường cách nhà khoảng 2km, khi đến cổng trường, bà Phước từ từ dựng xe, bàn tay luồn vào chân, một tay đặt lên lưng con, chậm rãi từng bước bế con qua các bậc cầu thang đến lớp.

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-7
Thủy tuy khuyết tật nhưng học rất giỏi

Bà Phước nhớ có đợt Thủy thi học sinh giỏi, phòng ở tận tầng 9, cứ leo vài bước hai mẹ con lại phải ngồi ở bậc cầu thang nghỉ. Tay mỏi nhừ nhưng bà vẫn ráng bế chặt, cố tỏ ra bình thản để con yên tâm, không lo lắng cho mẹ. 

"Thủy nặng 25kg nên sức tôi chỉ bế con cố lắm đền tầng ba là phải nghỉ", người mẹ nói.

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-6
Bà Phước ở phòng đợi con gái tan học

Vào năm 2018, Phương Thủy thi đậu Đại học ở trên TP Hồ Chí Minh. Bà Phương nhanh chóng đi thuê phòng trọ ở ngay gần trường để tiện bế con lên giảng đường. Trong suốt 2 năm trời, bà Phước chính là "đôi chân" cho Thủy đi học ở hai cơ sở của trường là quận 5 và Thủ Đức, tham gia các hoạt động ngoại khóa, đi phỏng vấn xin học bổng...

Phương Thủy đến giảng đường Đại học với hành trang 12 năm liền học sinh giỏi, thành viên đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh. Biết gia đình khó khăn, cha mẹ vất vả mưu sinh, từ năm học cấp 2, Thủy đã hướng bản thân theo học ngành công nghệ thông tin.

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-00

"Không còn cách nào khác ngoài việc phải tiếp tục học và đây là ngành phù hợp với tôi. Tôi sẽ cố gắng có thể làm việc tốt và nuôi sống bản thân. Tôi không muốn mẹ lo lắng nhiều về mình", cô sinh viên chia sẻ. 

Những năm tháng Phương Thủy học Đại học, hai mẹ con sống trong căn phòng trọ cạnh trường, rộng khoảng 10m2, giá thuê hơn 1 triệu đồng. Khi Thủy đi học, bà Phước hầu như ở trong phòng chờ đưa đón con gái. 

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-4

Tối đến, bà Phước làm bánh bèo, nấu xôi để bán. Bà cho biết, từ khi con nhập học, bà đi phụ bán cơm, cà phê, cửa hàng... để kiếm tiền trang trải sinh hoạt, tiền thuê nhà, tiền học phí của con.

Xe xôi, bánh bèo của người mẹ U60 đặt ở đối diện cổng trường. Đến khoảng 7h, bà lại gửi xe nhờ trông giùm rồi đẩy xe lăn bế con đi học. 

"Tôi mới bán mấy tháng nay, thu nhập ổn hơn mấy việc kia lại được gần con. Ngày nào bán hết hàng thì cũng kiếm được 200.000 đồng", bà Phước nói. 

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-3

Tình mẫu tử của bà Phước, nghị lực phi thường của Thủy khiến nhiều bạn bè lớp Đại học cảm phục. Để hỗ trợ mẹ con Thủy, lúc rảnh rỗi, các bạn Đại học thường lui tới phòng trọ, ẵm bạn đến giảng đường rồi đưa về. Những lúc như thế, bà Phước lại tranh thủ bán hàng, dọn dẹp, nấu nướng cho con...

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-2

 "Nhìn mẹ Thủy tảo tần lo cho con nên chúng em muốn giúp đỡ một phần cho bà đỡ cực. Thủy rất thân thiện, chịu khó học tập, năng nổ trong hoạt động của lớp", Bùi Cẩm Ly nói.

Chuyen-ba-me-15-nam-be-con-di-hoc-dem-ve-ban-banh-beo-muu-sinh-1

Có hôm Thủy được nghỉ học, cả hai mẹ con cùng rảnh rỗi, bà Phước lại đẩy xe lăn đưa con đi dạo trong khuôn viên trường. Đây là chiếc xe lăn đầu tiên của Thủy, do một người Việt kiều tặng khi cô học lớp 7 ở quê. "Mẹ hay trò chuyện, kể những chuyện vui cho tôi yêu đời. Ra trường, tôi sẽ cố có công việc tốt để sắm cho mẹ quần áo. Mẹ thường hay tiếc tiền nên không chăm chút gì cho bản thân. Tôi cũng sẽ đưa mẹ đi du lịch nhiều nơi để tận hưởng cuộc sống", Thủy chia sẻ. 

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Chuyện về 5 người mẹ vĩ đại nhất thế giới, hi sinh tất cả vì con

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận