Nghị lực phi thường của cô gái có cơ thể "mỏng manh dễ vỡ"

Bệnh xương thủy tinh quái ác khiến cơ thể của Thạch Thị Hiền (27 tuổi, Trà Vinh) mong manh như tờ giấy. Thế nhưng cô gái nặng 15kg lại sống rất lạc quan...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ý nghĩa cuộc đời

Hiền mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, chỉ một va chạm nhỏ cũng khiến cô bị gãy xương. Là con út, ba mẹ làm nông, cuộc sống vất vả nên Hiền mặc định bản thân là gánh nặng của mọi người. "Đó là động lực để mình cố gắng, mạnh dạn ngồi lên 2 cái ghế chuyền đi dù nhiều lần ngã xuống, gãy xương", cô gái 27 tuổi, nặng 15 kg nói.

Đến tuổi đi học, nhiều người khuyên gia đình ráng cho Hiền đến trường. Thậm chí chỉ cần học 1 năm để biết đọc, biết viết là đủ. Nhưng sợ ba mẹ vất vả khi phải bồng bế mình, Hiền tự học ở nhà. 12 tuổi, Hiền biết ngồi lên 2 cái ghế nhỏ để chuyền mình "đi lại" trong nhà. 2 năm sau, Hiền bắt đầu ghi nhớ mặt chữ, cách đánh vần từ việc học cùng người chị gái. Ba mẹ Hiền không biết chữ, lại là người Khmer nên ở nhà mọi người ít nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

nghi-luc-phi-thuong-cua-co-gai-co-co-the-mong-manh-de-vo-8
Công việc thêu tranh giúp cô thấy bản thân là người có ích, vui vẻ lạc quan hơn

5 năm trước, khi bắt đầu sử dụng điện thoại thông minh, vào mạng xã hội và kết nối bạn bè gần xa, cô gái mới có cơ hội rèn luyện cách giao tiếp, viết chữ. Bất ngờ hơn, mạng xã hội giúp cô tìm được ý nghĩa đời mình nhờ thấy video hướng dẫn cách thêu tranh chữ thập. Thấy công việc nhẹ nhàng, chỉ ngồi một chỗ nên Hiền xin mẹ mua về làm thử. Dù đôi tay biến dạng sau nhiều lần gãy xương, thao tác khó khăn hơn người thường nhưng Hiền không bỏ cuộc. Hoàn thiện bức tranh, Hiền nhờ mẹ đóng khung treo trang trọng trong nhà.

Đến bức tranh thứ 2, có người hàng xóm biết đến và mua lại, nhờ thế mà Hiền kiếm được số tiền đầu tiên trong đời. Suy nghĩ thêu tranh để bán nhen nhóm trong đầu, rồi Hiền quyết tâm theo đuổi. "Từ nhỏ đến lớn chỉ biết ở trong nhà, chịu những đau đớn bởi bệnh tật, lần đầu tiên mình thấy bản thân là người có ích", Hiền chia sẻ.

Kể từ đó, cô gái thường chia sẻ nhiều video làm việc nhà, thêu tranh hay thỉnh thoảng viết ra những dòng tâm sự với tinh thần tích cực, lạc quan lên trang cá nhân. Quen nhiều bạn đồng cảnh, Hiền nhận ra cuộc sống này không chỉ có mỗi bản thân mình chịu nhiều thiệt thòi. Thấy nhiều bạn khuyết tật nhưng luôn truyền năng lượng đến cộng đồng, cô tự nhủ bản thân phải cố gắng.

Ước mơ của Hiền

Nhà Hiền nằm giữa cánh đồng, chỉ có lối mòn nhỏ dẫn vào. Mới đây, ba mẹ Hiền quyết định sửa nhà, lót nền gạch men thay cho nền đất để con gái đi lại dễ dàng hơn. Mỗi bức tranh thêu chữ thập mất từ 1 - 2 tháng mới hoàn thiện, chưa kể mất thêm vài tháng chờ mới có khách mua nhưng cô gái bé nhỏ vẫn luôn cố gắng. Ngoài thêu tranh bán trên mạng xã hội, cô gái còn nhận tranh của khách gửi để thêu và nhận tiền công. Số tiền đó Hiền đưa mẹ để đi chợ mua thức ăn hoặc mua thuốc chữa bệnh.

Bà Tu (57 tuổi), mẹ của Hiền, cho biết 2 năm trước gia đình đã cấm không cho con gái thêu tranh vì thấy vất vả, đôi lúc Hiền còn ngất xỉu. "Nhưng con thuyết phục, nếu không được vận động làm việc thì cơ thể sẽ ngày càng yếu hơn. Khi đó chỉ biết nằm một chỗ, lại thêm gánh nặng cho ba mẹ", bà Tu nói và yên lòng để con làm điều mình thích, chỉ dặn khi nào mệt thì phải nghỉ ngơi.

nghi-luc-phi-thuong-cua-co-gai-co-co-the-mong-manh-de-vo-6

Lớn lên, dù những chuyến "du lịch" cũng chỉ là bệnh viện hay đi bưu điện gửi hàng nhưng Hiền chưa bao giờ ước được đi chơi xa. "Ước mơ duy nhất và lớn nhất của mình là được làm việc phụ giúp ba mẹ. Ngày nhỏ thì giúp việc nhà. Lúc biết thêu tranh thì khao khát kiếm tiền dù chỉ là số tiền nhỏ nhoi", Hiền nói.

Cũng là một cô gái xương thủy tinh, Nguyễn Thùy Trang (25 tuổi, ở Đồng Tháp) cho biết bản thân khâm phục Hiền về mọi mặt. Quen biết Hiền qua mạng xã hội mấy năm nay, qua những video chia sẻ cảnh làm việc nhà, thêu tranh… Trang cảm nhận Hiền là một cô gái gan dạ, chăm chỉ và tự lập. Hiền luôn chủ động trèo lên xe, lên ghế, hiếm khi cần người giúp, dù té ngã rất nhiều. "Chị Hiền có nhiều bệnh vặt, sức khỏe kém nhưng ý chí thì không có gì để bàn", Trang nói.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Nghị lực phi thường của chàng trai cao 70 cm: Từ "Sọ dừa" đến giám đốc công ty riêng

Đọc thêm

Dù đã mất đi ánh sáng của đôi mắt nhưng cô sinh viên này vẫn nỗ lực từng ngày để chứng minh bản thân "tàn nhưng không phế".

Nghị lực phi thường của nữ sinh khiếm thị đoạt nhiều giải judo: 'Tôi bất tiện chứ không bất hạnh'
0 Bình luận

Bệnh tật khiến cơ thể Nguyễn Hữu Nhật Minh phải chịu những cơn đau quằn quại. Thế nhưng với nghị lực phi thường, Minh đã nỗ lực học tập, giành giải Nhì Quốc gia môn Lý.

Nghị lực phi thường của cậu học trò mắc 2 bệnh hiểm ác đoạt giải nhì môn Lý Quốc gia
0 Bình luận

Vượt qua mặc cảm, anh Nguyễn Hữu Hậu (38 tuổi, Hải Phòng) trở thành ông chủ kiêm chủ nhiệm CLB "Khát vọng cuộc sống". Khi đã ổn định cuộc sống và công việc, anh dành thời gian giúp đỡ người cùng cảnh ngộ, người khó khăn, lan tỏa yêu thương đến cộng đồng. 

Nghị lực phi thường và tấm lòng nhân ái của ông chủ khuyết tật kiêm chủ nhiệm CLB 'Khát vọng cuộc sống'
0 Bình luận


Bài mới

Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 23 giờ trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Chủ tiệm hải sản hào phóng tặng 2 con tôm hùm cho chú shipper

Nghe chú shipper lớn tuổi nói “Mấy chục năm chưa bao giờ thấy con tôm hùm, biết khi nào mới được ăn”, chủ tiệm hải sản liền hào phóng tặng chú 2 con tôm hùm mang về.

Đề xuất