Nể phục những gia đình "nghiện" hiến máu cứu người: Có nhà hiến máu 500 lần, sẽ tham gia đến khi hết sức thì thôi

Nhiều năm qua, gia đình ông Lê Đình Duật (Thanh Xuân, Hà Nội) và ông Lê Trung Truyền (Văn Giang, Hưng Yên) đều nhiệt tình tham hiến máu.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 29/06
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sẽ hiến máu đến lúc nào không còn sức thì thôi

Ông Lê Đình Duật tâm sự, cơ duyên đưa ông đến với việc hiến máu cứu người là vào năm 1966. Khi đó, ông đang tham gia kháng chiến trong Hà Tĩnh, cùng các đồng chí đi qua phà Địa Lợi. Họ thấy có một trạm cứu thương dựng ở đó và rất nhiều chiến sĩ ta đang cần máu. Không nghĩ nhiều, ông cùng các đồng chí tình nguyện cho máu để cấp cứu kịp thời.

ne-nhung-gia-dinh-dam-me-hien-mau-va-van-dong-hien-mau-cuu-nguoi
Ông Lê Đình Duật tâm sự, cơ duyên đưa ông đến với việc hiến máu cứu người là vào năm 1966 khi ông đang tham gia kháng chiến trong Hà Tĩnh. Ảnh: VOV

Năm 1991, sau khi hoàn thành nhiệm vụ và nghỉ chế độ, ông lại tham gia vào Hội Chữ thập đỏ. Hoạt động chính của họ là hiến máu và vận động hiến máu, và thời gian đầu vô cùng khó khăn. Đến tận năm 1999, quận Thanh Xuân mới biết đến phong trào hiến máu nhân đạo. Nhiều người chưa hiểu rõ về tác dụng cũng như tầm ảnh hưởng của việc hiến máu nên rất e ngại.

Để mọi người tin tưởng làm theo, ông Duật nghĩ rằng chỉ có cách là phải đi đầu làm gương. Nghĩ vậy, ông quyết định vận động, thuyết phục chính vợ con đi hiến máu. Và rồi, bị lay chuyển bởi sự nhiệt huyết và quyết tâm của ông, các thành viên trong gia đình đã tham gia hiến máu. Đến nay, gia đình ông đã hiến hơn 500 lần.

Không chỉ vậy, họ còn tham gia vận động hiến máu, sau hơn 20 năm đã kêu gọi hơn 1.100 người tình nguyện hiến máu. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, gia đình ông vẫn vận động được 82 đơn vị máu. Trong mùa dịch COVID-19 vừa qua, gia đình ông vẫn vận động được 147 đơn vị máu.

ne-nhung-gia-dinh-dam-me-hien-mau-va-van-dong-hien-mau-cuu-nguoi
Đến nay, gia đình ông Duật đã hiến hơn 500 lần. Ảnh: VOV

Ông Duật tâm sự: "Công việc này còn dài, vì vẫn còn nhiều bệnh nhân cần máu và ngân hàng máu lúc nào cũng cần máu cho công tác chữa bệnh. Chúng tôi đã xác định với ngành máu rằng gia đình tôi vẫn tiếp tục đồng hành với phong trào này, với viện huyết học cho đến khi nào không còn sức thì thôi".

Từ lén lút đi hiến máu đến cả nhà cùng đồng lòng

Ông Truyền chia sẻ, ông biết đến hoạt động hiến máu từ năm 2007, đến nay đã có hơn 200 lần làm việc tử tế này. Ông cho hay: "Lúc đó, tôi vào bệnh viện Bạch Mai thăm người ốm tại một khoa máu của viện. Sau đó tham gia hiến máu tại đây. Từ đó tới nay 'nghiện' suốt".

Ông kể, ban đầu ông giấu giếm vợ con vì biết cả nhà sẽ cấm cảm. Nhưng về sau, ông thổ lộ với bà xã và các con, thuyết phục cho cả nhà hiểu ra. Bà Hồng Loan, vợ ông Truyền cho hay: "Ngày đó, mình chưa hiểu hiến máu là như thế nào. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, hiến máu là lấy máu của mình, mất máu như mất đi một phần cơ thể vậy".

ne-nhung-gia-dinh-dam-me-hien-mau-va-van-dong-hien-mau-cuu-nguoi
Mỗi khi có điểm hiến máu nào ở Hà Nội được tổ chức, gia đình ông Truyền lại thuê xe 16 chỗ chở cả nhà lên thủ đô hiến máu tình nguyện. Ảnh: VOV

Để thuyết phục vợ, ông dẫn bà đi thăm người bệnh cần máu ở bệnh viện. Thấy họ khổ quá, bà dần thay đổi suy nghĩ, sau lại cùng chồng động viên con cái, họ hàng trong gia đình tham gia. Thế là mỗi khi có điểm hiến máu nào ở Hà Nội được tổ chức, gia đình ông lại thuê xe 16 chỗ chở hơn 20 con người lên thủ đô hiến máu tình nguyện. Ngay cả trong mùa dịch vừa qua, họ vẫn lặn lội từ Hưng Yên lên Hà Nội hiến máu.

Ông Truyền cho biết: "Những hoạt động này của tôi đều xuất phát từ cái tâm của mình. Khi chứng kiến hoàn cảnh cần máu, tôi không ngồi yên được. Vì thế, cứ đủ ngày theo quy định là tôi lại hiến máu. Với tôi hiến máu không chỉ là trách nhiệm mà đó còn là thói quen không thể bỏ được".

ne-nhung-gia-dinh-dam-me-hien-mau-va-van-dong-hien-mau-cuu-nguoi
TS.BS Trần Ngọc Quế hy vọng rằng trong thời gian tới, mọi người dân, mọi gia đình, mọi dòng họ hãy kiên trì tham gia hiến máu

TS.BS Trần Ngọc Quế - Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia cho biết: "Gần 30 năm hoạt động hiến máu diễn ra trong cả nước, nhận thức của người dân đã thay đổi và được cộng đồng ủng hộ. Mỗi lần lượng máu thiếu hụt, bằng nhiều hình thức, chúng tôi liên tục kêu gọi, vận động hiến máu và nhận được phản hồi tích cực, đặc biệt trong từng cá nhân gia đình, từng dòng họ đã có sự ủng hộ tuyệt vời".

Bác sĩ bày tỏ hi vọng rằng, trong thời gian tới, người dân hãy kiên trì tham gia hiến máu nhắc lại để trở thành người hiến máu thường xuyên. Nếu được như vậy, bệnh viện sẽ có nguồn máu ổn định, đủ cho cấp cứu và điều trị.

Theo VOV

Xem thêm: Tình bạn đẹp của hai nam sinh Hải Phòng: Hơn 4 năm đẩy xe lăn đưa bạn đến trường

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tình cờ thấy tình nguyện viên đi tuyên truyền về hiến máu, 9x Hà Nội đã tò mò đăng ký tham gia, và từ đó đến nay đã có hơn 100 lần làm việc tử tế.

Nể phục 9x Hà Nội tham gia hiến máu 100 lần: Còn sức khỏe là nhất định còn làm
0 Bình luận

Ở tuổi 35, anh Lê Văn Bình (Tây Nguyên) đã có tới 10 lần hiến máu, 50 lầ hiến tiểu cầu, luôn tâm niệm hiến máu cứu người là lẽ sống.

8x Tây Nguyên 10 lần hiến máu, 50 lần hiến tiểu cầu: Hiến máu cứu người là lẽ sống
0 Bình luận

Đến nay, 9x Nghệ An Nguyễn Duy Trường Dương đã có hơn 10 năm nhiệt tình tham gia hiến máu tình nguyện với hơn 29 lần hiến máu.

9x Nghệ An kể chuyện gần 30 lần hiến máu tình nguyện: 'Tôi thấy đó là việc cần làm'
0 Bình luận

Tin liên quan

Lấy được người chồng thuộc 1 trong 5 con giáp này, các chị em không bao giờ phải lo gặp chuyện ngoại tình hay tiểu tam phá rối.

Đàn ông thuộc 5 con giáp này không bao giờ nghĩ tới chuyện ngoại tình: 'Mỡ dâng miệng mèo' cũng từ chối thẳng thừng
0 Bình luận

4 năm qua, kể từ khi bắt đầu thân nhau, nam sinh Hải Phòng này đã tự nhận trách nhiệm đưa bạn bị liệt nửa người đến trường.

Tình bạn đẹp của hai nam sinh Hải Phòng: Hơn 4 năm đẩy xe lăn đưa bạn đến trường
0 Bình luận

Văn khấn 1/6 âm là cầu nối để con cháu giao tiếp được với gia tiên, thần linh trong nhà. Chính vì thế, khi sắp lễ cúng 1/6 âm, các gia chủ đừng quên các bài văn khấn dưới đây.

Trọn bộ văn khấn Mùng 1/6 năm 2022 ngắn gọn, chính xác nhất: Cúng gia tiên, thần linh, Thần Tài
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất