Đoàn Lục Nghi: Chàng sinh viên trường Y Dược TP.HCM gần 10 năm "chia" học bổng cho bệnh nhân nghèo
Gần 10 năm qua, mỗi khi nhận được số tiền học bổng, 9x Đoàn Lục Nghi lại cảm thấy vui vì biết mình lại có thể sẻ chia cho bệnh nhân nghèo ở TP.HCM.

Đoàn Lục Nghi (24 tuổi) hiện đang là sinh viên năm thứ 6 ở trường đại học Y Dược TP.HCM. Suốt gần 10 năm qua, cậu sinh viên ấy đều miệt mài sẻ chia chút tiền học bổng của mình cho bệnh nhân nghèo ở BỆnh viện Chợ Rẫy.
Nhà hảo tâm đặc biệt
Chị Đỗ Thị Thanh Lan, nhân viên ở phòng công tác xã hội (CTXH) bệnh viện Chợ Rẫy tâm sự: "Tôi làm việc tại bệnh viện đến nay 10 năm, có đến 9 năm trực tiếp tiếp nhận tấm lòng của Nghi dành cho bệnh nhân nghèo".

Năm đầu tiên mà chị Lan gặp Nghi là khi cậu còn đang là học sinh lớp 10 ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Chị nhớ lại, cậu học trò người ốm nhom, mặc đồ thể dục đến "căn phòng nghĩa tình" để ủng hộ tiền, nhưng nhất quyết không nói tiền từ đâu mà có. Chỉ đến khi chị Lan một mực gặng hỏi, ghi mới nói số tiền ấy vừa nhận học bổng từ nhà trường.
Kể từ đó đến nay, mỗi năm 2 lần 9x lại mang theo quỹ học bổng của mình tới đây để ủng hộ bệnh nhân nghèo. Giờ đây, chị Lan và các nhân viên trong phòng đã quen tới sự xuất hiện của cậu, ai nấy đều vui mừng chào đón. Sự nồng nhiệt ấy không chỉ vì họ cảm thấy ấm lòng trước lòng hảo tâm của Nghi, mà còn bởi họ biết rằng học kỳ vừa rồi cậu đã rất nỗ lực và có kết quả xuất sắc.
Cho đi là còn mãi

Được biết, bố của Nghi là công nhân viên nhà nước, còn mẹ là thợ may. Gia đình cậu cũng chẳng khá giả gì, 3 người sống trong căn nhà khoảng 30m2 ở quận 2. Dù vậy, ngay từ khi còn nhỏ, Nghi đã được mẹ dẫn đi vào bệnh viện giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Cả hai mẹ con từng đến nhiều bệnh viện như Ung bướu, Nhân dân Gia Định, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2...
Những lần ghé thăm bệnh nhân ấy, 9x Sài Gòn hiểu được thế nào là việc cho đi - nhận lại. Đó là một trong nhiều lý do khiến cậu quyết định thi vào trường đại học Y Dược TP.HCM. Được biết, Nghi thi đỗ với số điểm 28,25, trong đó có môn Sinh được điểm 10. Từ đó đến nay đã 6 năm, lúc nào cậu học trò ấy cũng nỗ lực học tập, hi vọng có thể giúp đỡ bệnh nhân nghèo.

Nghi tâm sự: "Càng học, kiến thức sẽ càng khó hơn, đồng nghĩa với việc khó đạt được học bổng. Nhưng khi nghĩ đến những bệnh nhân khó khăn, thiếu kinh phí điều trị đã thôi thúc mình cố gắng học và học thật giỏi. Với mình, học giỏi không chỉ cho mình kiến thức mà còn góp sức giúp đỡ bệnh nhân nghèo".
9x nói thêm: "Có lần đi thực tập trong bệnh viện, mình về khuya, thấy một người cha trải chiếu nằm ôm con ngủ ở hành lang. Mình đứng lặng. Lần khác, có một bệnh nhi là trẻ mồ côi mắc bệnh tim nặng được những cha mẹ nuôi trong trại trẻ cưu mang rồi chạy Nam chạy Bắc để chữa trị cho bé. Mình nghẹn ngào, xúc động... Mình chỉ mong góp chút sức lực của mình giúp những hoàn cảnh khó khăn có thêm kinh phí điều trị".

Th.S Lê Minh Hiển, trưởng phòng CTXH Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Nghi là nhà hảo tâm nhỏ tuổi nhất và gắn bó với các hoạt động thiện nguyện của bệnh viện đã 9 năm nay. Chúng tôi xúc động và thán phục, bởi em có lòng nhân ái và giúp bệnh nhân bằng chính sức học của mình". Được biết, trong 9 năm qua, Nghi đã có hơn 20 lần mang học bổng tới ủng hộ, tổng số tiền là hơn 50 triệu đồng.
Dù liên tục làm việc tử tế suốt thời gian qua, nhưng 9x Sài Gòn chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã làm việc gì đó vĩ đại. Đoàn Lục Nghi bày tỏ: "Việc mình làm rất nhỏ, chỉ như hạt cát giữa nhiều tấm lòng nhân ái khác".
Xem thêm: Hành trình gieo chữ vùng cao lấm lem bùn đất của cô giáo "Ròm" Nguyễn Thị Trang
Đọc thêm
Chàng Phó Bí thư xã đoàn Lương Phi (An Giang) Tôn Long Vịnh nổi tiếng với bà con địa phương là một người năng nổ, nhiệt tình với các hoạt động thiện nguyện.
Dù bản thân đang chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, trong suốt mùa dịch vừa qua anh Nguyễn Xuân Hoàn (Hà Nội) vẫn hoạt động thiện nguyện hết mình.
Mới đây, Tỉnh Đoàn Hà Nam cùng Liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức phát tặng phiếu mua hàng 0 đồng cho công nhân gặp khó mùa dịch ở Hà Nam.
Tin liên quan
Gia đình hạnh phúc, bố mẹ giỏi giang không được đánh giá bởi việc để lại cho con bao nhiêu tiền, bao nhiêu nhà sang, xế xịn mà là có thể truyền thụ lại được những bài học làm người.
Mỗi khi thấy ai đó chạy loạn xạ, rối rít, người đời lại ví von bằng câu nói “chạy như cờ lông công”. Vậy nguồn gốc sâu xa của câu nói này là gì?
Ngay tại thời điểm này có hàng trăm người dân cùng Youtuber, streamer đã có mặt tại cổng Tịnh thất bồng lai. Theo những hình ảnh từ mạng xã hội, bố Diễm My đã đến nơi.