Nam sinh khuyết tay "đu trend" vẽ cờ Tổ quốc với giấy chứng nhận hiến máu
Nhận thấy có trend ý nghĩa, nam sinh khuyết tay Nguyễn Phúc Đức đã "đu trend" vẽ cờ Tổ quốc với giấy chứng nhận hiến máu.

Nguyễn Phúc Đức (SN 1997), sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Kha Sơn, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Năm lên lớp 6, một biến cố lớn đã cướp đi cánh tay phải của em, khi đang rửa chân tay tại nhà bác ruột em đã bị bể nước được xây bằng gạch đổ vào người. Tỉnh dậy trong bệnh viện, nhìn cánh tay phải không còn nguyên vẹn Phúc Đức đã vô cùng hốt hoảng, sợ hãi…quãng thời gian sau đó Đức đã sống trong sự tự ti, hẫng hụt, chán nản. Nỗi ám ảnh trở thành 1 người khuyết tật cứ luôn dày vò trong con người Đức, nhưng nhờ những lời động viên, khích lệ tới từ gia đình, thầy cô và bạn bè Đức đã dần lấy lại được động lực và ý chí muốn được sống.
Xuất phát từ suy nghĩ đó Đức đã cố gắng tập luyện thuần thục cánh tay còn lại để có thể thích nghi được với cuộc sống hàng ngày như tập viết, tập đi xe, tập làm các hoạt động cá nhân bằng cánh tay trái… Thời gian thấm thoát trôi, với ý chí và nghi lực chàng trai năm ấy bây giờ đã là chàng sinh viên của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, được hòa mình trong các hoạt động của Đoàn - Hội Phúc Đức như thấy mình được sinh ra thêm lần nữa. Có lẽ chỉ khi bản thân trải qua ranh giới sinh - tử người ta mới hiểu được ý nghĩa "Được sống là một đặc ân của mỗi người" vậy nên phải sống sao cho đáng sống, sống làm người có ích cho xã hội.

Với tuổi đời còn khá trẻ (27 tuổi) Đức đã có 30 lần tham gia hiến máu tình nguyện và dùng chính những giấy chứng nhận hiến máu của mình để xếp là cờ Tổ quốc thân yêu. Nguyễn Phúc Đức chia sẻ: "Bản thân em không đủ điều kiện thực hiện lời kêu gọi 'biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ Tổ quốc', nên em đã nghĩ ra ý tưởng sắp xếp những giấy chứng nhận hiến máu của mình thành lá cờ đỏ sao vàng.
Là một người khuyết tật, nhưng em thấy mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người. Điều đó khiến em cảm thấy yêu công việc mình đang làm và sẽ tiếp tục hoạt động hết mình với phong trào hiến máu tình nguyện. Em hy vọng hành động của mình sẽ lan tỏa đến các bạn trẻ làm những điều có ích cho xã hội."

Không dừng lại ở đó, Đức còn trực tiếp tham gia CLB máu để có thể lan tỏa tới các bạn cùng lớp, tuyên truyền tới gia đình và người thân những thông điệp hiến máu cứu người "Mỗi giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại" là nghĩa cử cao đẹp lan tỏa tinh thành tích cực trong phong trào hiến máu tình nguyện. Với những thành tích tiêu biểu này, Đức đã được là 1 trong 75 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của tỉnh Thái Nguyên năm 2023. Nam sinh cũng là 1 trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ gặp mặt biểu dương. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng khen Đức còn vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bằng khen của TW hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cùng với nhiều giấy khen trong quá trình học tập, rèn luyện.
Ngoài các thành tích đạt được trong phong trào hiến máu tình nguyện, Đức còn là một cán bộ Đoàn, Hội gương mẫu, năng nổ của lớp của trường, luôn tích cực hăng hái đi đầu trong các hoạt động phong trào như Chủ nhật xanh, mùa hè xanh, hỗ trợ người dân cài ứng dụng VNEID,… Tham gia các cuộc thi do Đoàn - Hội phát động như: Ánh sáng soi đường, thi tìm hiểu về biển đảo. Không chỉ vậy, Đức còn là người tổ chức và phối hợp tổ chức các chương trình thiện nguyện, nhân đạo khác như: Trung thu cho em, tặng quà cho các bé bị tan máu bẩm sinh, Mùa hè xanh áo đỏ,...

Chia sẻ cảm xúc trước những thành tích bản thân đạt được, Đức nói: "Mình cảm thấy rất tự hào với những nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, mình tham gia các phong trào Đoàn - Hội cùng công việc tình nguyện không phải vì những thành tích đó. Mình nghĩ rằng tuy bản thân khuyết tật nhưng thật ra còn may mắn hơn rất nhiều người. Thế nên, bản thân tham gia vì muốn cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Trong thời gian tới mình sẽ tiếp tục cố gắng trong học tập và tình nguyện. Không ngừng nâng cao tri thức của bản thân và làm được nhiều chương trình vì cộng đồng hơn nữa. Để là một người trẻ có ích cho xã hội thì không nhất thiết phải làm gì đó quá lớn lao. Hãy bắt đầu từ những việc bình thường như: Hiến máu tình nguyện, tham gia các hoạt động cộng đồng, hay đơn giản chỉ là cố gắng học tập thật tốt.
Là một thanh niên khuyết tật, mình muốn gửi đến các bạn trẻ không may bị khuyết tật giống mình: Đừng tự ti, đừng mặc cảm, chỉ cần sống có ích thì bản thân sẽ luôn có giá trị", chàng trai khuyết tay lan tỏa thông điệp trên tới các bạn trẻ.
Xem thêm: 9x Bắc Ninh vượt nghịch cảnh, tìm ra đam mê tái chế rác thải thành đồ chơi bắt mắt
Đọc thêm
Sinh ra với đôi chân không lành lặn, cô gái khuyết tật Hoàng Thị Phương (SN 2002, Thanh Hóa) đã nỗ lực không ngừng để trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng.
Hơn 24 năm qua, cô giáo Phạm Thị Huyền vẫn miệt mài bên lớp học tình thương, dạy chữ miễn phí cho trò nghèo ở Hà Nội.
Suốt 2 năm qua, dù việc học bận rộn, nữ sinh Vũ Anh Nguyên vẫn miệt mài làm việc tử tế, nấu cơm từ thiện giúp người khốn khó.
Bài mới

Với nam sinh Trần Xuân Đam, thành công không phải là đích đến mà là hành trình. Hoàn cảnh khó khăn đã tạo động lực, giúp em xuất sắc trở thành thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.