Mẹ đơn thân tạm gác chuyện khởi nghiệp, rút vốn hỗ trợ người nghèo mùa dịch
Năm ngoái, chuẩn bị khởi nghiệp thì Hà Nội có lệnh giãn cách, mẹ đơn thân 32 tuổi tạm gác chuyện kinh doanh, rút vốn hỗ trợ người nghèo.

Chị Phùng Thị Bích Liên (32 tuổi, nhà ở Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tâm sự, trước mùa dịch, chị có một quán cà phê nhỏ ở trung tâm thành phố. Thế nhưng, sau 2 năm bị dịch COVID-19 "quần thảo", quán cà phê của chị đành đóng cửa.
Tuy vậy, mẹ đơn thân không nản lòng mà lại quyết tâm học làm bánh, định mở tiệm bánh nhỏ. Chị vừa chăm con vừa học online, đến khi tay nghề thành thạo thì gửi con về quê để khởi nghiệp. Chị dốc tiền mua xe bánh mì di động mới, phấn khởi chuẩn bị khai trương. Nào ngờ, chỉ còn 1 ngày nữa là mở hàng, dịch bùng phát ở Hà Nội, thành phố giãn cách xã hội. Thế là bao nhiêu công sức chuẩn bị, mong đợi bỗng đổ sông sổ bể.

Không nản lòng, chị Liên tự nhủ "thua keo này, bày keo khác", chuyển sang bán hàng online. Chị giảm bánh kẹp, tăng các loại bánh mì, hoa cúc... và kèm thêm vào thực đơn các loại nước uống bổ dưỡng đơn giản để khách hàng có nhiều lựa chọn. Mỗi ngày của chị cứ đều đều như thế, lên mạng đăng bài, nhận đơn, làm bánh rồi đạp xe đi giao.
Đặc biệt, với số tiền ít ỏi thu về, chị lại trích một phần để làm thiện nguyện. Chị làm bánh gửi tới người nghèo, người vô gia cư ở Hà Nội, lại chuẩn bị thêm cà phê, sữa chua... gửi tặng tuyến đầu phòng dịch.
Chị kể: "Em làm mẹ đơn thân. Để có tiền dành dụm khi sinh nở, bầu 8 tháng em vẫn tranh thủ bán bánh giò ở vỉa hè. Dịch là điều không ai mong muốn. Em quyết định làm bánh, vừa bán túc tắc, vừa hỗ trợ thêm cho các hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch. Đơn bánh đầu tiên, em nhờ một người người tốt bụng, là bác sĩ Hoà, mang đi tặng giùm".

Cũng chính nhờ cặm cụi làm bánh tặng người nghèo, chị cảm thấy đỡ cô đơn hơn khi xa con. Cứ đều đặn mỗi hôm một tí, suốt từ đầu mùa dịch, số vốn nhờ vay hộ cũng mòn đi kha khá. Dù thế, chị chẳng ngại, vẫn cứ miệt mài làm việc tử tế. Bánh trái làm xong, chị Liên lại gửi tặng người nghèo thông qua các nhóm thiện nguyện, sơ sơ cũng phải vài trăm phần quá. Đó là chưa kể những lần làm các phần bánh ăn lẻ, trực tiếp đem tặng hoặc gửi ủng hộ những người khó khăn gần nơi Liên ở.
Mẹ đơn thân bộc bạch: "Hơn trăm cái bánh đem đi tặng là đã có hơn trăm người đỡ đói lòng khi nhận quà, suy nghĩ đó khiến em rất vui. Phúc đức tại mẫu và em cũng rất tin vào nhân quả, nếu em chăm chỉ giúp người khác thì sẽ có nhiều người giúp con em".
Anh Tiên Lâm, thành viên Nhóm thiện nguyện Giảm đau cho Hà Nội cho biết, chính chị Liên là người chủ động liên lạc với anh. Chị kể không thể tự đi tặng bánh trực tiếp, muốn nhờ nhóm kết hợp tặng giùm. Anh nói: "Mình biết Liên và biết cô ấy đang cũng khó khăn, nên cứ băn khoăn. Tuy nhiên, thấy sự dứt khoát của Liên, mình biết nếu không nhận lời cô ấy sẽ khó ngồi yên". Cảm động với tấm lòng của chị, anh Lâm giới thiệu tiệm bánh của Liên tới bạn bè, còn nhận vận chuyển miễn phí.

Chị Liên nói: "Biết được việc thiện của em, nhiều khách hàng mỗi khi mua lại gửi dư tiền, ít thì vài chục, nhiều thì vài trăm ngàn đồng. Em không nhận tiền mặt. Em chỉ nhận chút tiền dư ở việc bán bánh, cùng với số tiền chiết tặng theo dự tính và bánh làm đem tặng thôi. Thật vui khi từ đầu các đợt giãn cách tới giờ, dù khó khăn, thuận lợi, em vẫn duy trì được việc này".
Theo Thu Nguyệt/Thanh Niên
Xem thêm: Vị bác sĩ tận tâm sẵn sàng trèo đèo lội suối chữa bệnh cho người dân vùng sâu, vùng xa
Đọc thêm
Hơn 4 năm qua, nữ sinh Nguyễn Thị Thúy Duy (24 tuổi, Vĩnh Long) miệt mài tham gia thiện nguyện giúp đỡ người nghèo như một cách giúp đời.
Suốt hơn 20 năm qua, mặc cho vật giá leo thang, bà chủ trọ Phan Thị Thanh (52 tuổi, TP.HCM) vẫn luôn "bình ổn giá" phòng trọ.
Hiếm ai có tấm lòng quảng đại như vợ chồng "U" Tuyến, chẳng phân biệt giàu nghèo, miễn là khách đến ăn đều được người trong quán cơm chay 0 đồng thiết đãi chu đáo...
Tin liên quan
Thuật ngữ “Shinrin Yoku” bắt nguồn từ Nhật Bản mang ý nghĩa “đắm mình vào không gian rừng bằng mọi giác quan” hay còn gọi là “tắm rừng”.
Biết cúi đầu, hạ mình để giữ tròn đạo nghĩa, giúp bản thân có thể nhìn nhận vấn đề một cách sâu rộng hơn mới thực sự là người thông minh, tài đức.
Bree Rody Mantha là một nhà báo tự do thường viết về tái chính cá nhân, đã chỉ ra 5 thứ cần cắt giảm ngay để tiết kiệm hiệu quả.