Lớp dạy đàn của thầy giáo Trương Lương Hy: Học sinh là những "vầng trăng khuyết"

Mấy tháng nay, các buổi chiều cuối tuần, Trung tâm Hỗ trợ giáo dục phát triển hòa nhập cộng đồng Đà Nẵng luôn rộn vang tiếng đàn của em khiếm thị. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở nơi đó, từng nốt nhạc đang được một thầy giáo trẻ gieo sâu vào trong tâm trí của các em nhỏ. Tiếng đàn thắp lên nụ cười, hi vọng về tương lai của các em.

Nhân duyên

Thầy giáo đứng lớp dáng người mảnh dẻ, da ngăm đen, tóc xoăn xõa mặt là Trương Lương Hy. Hy được 15 em nhỏ khiếm thị, mù lòa sinh hoạt tại trung tâm gọi bằng cái tên rất trìu mến: “ông giáo thắp đèn”. “Tôi chỉ là người giữ những cây diêm để thắp lên ước mơ cho các em nhỏ sinh ra đã sớm chịu nhiều thiệt thòi. Chỉ mong ánh lửa mình thắp lên sẽ đủ soi sáng những giấc mơ đẹp trong bầu trời không trăng sao, có ngày sẽ bừng lên vạn tinh tú.” Lương Hy cười nói.

Tốt nghiệp Học viện âm nhạc Huế từ năm 2011, quay về quê nhà Đà Nẵng, anh lựa chọn con đường riêng của mình là mở lớp dạy đàn ghi ta, piano, organ cho các học viên, đặc biệt là các em nhỏ. Trải qua nhiều thử thách, trung tâm dạy nhạc của Hy đứng vững, phát triển và trở thành địa chỉ của nhiều phụ huynh gửi con em đến học, luyện đàn.

Hy kể, nhân duyên với tâm nguyện mở lớp dạy đàn miễn phí cho trẻ em mù, khiếm thị của mình cũng thật tình cờ. Đó là, hơn 6 năm trước, một lần đi tẩm quất, giác hơi ở một cơ sở của Hội người mù quận Thanh Khê, thấy trong phòng tẩm quất của người thợ già có cây đàn ghi ta được treo ở vị trí trang trọng nhất. Tò mò, hỏi chuyện người thợ già mù đem câu chuyện cuộc đời và cây đàn ra kể khiến Hy rất xúc động. Chính cây đàn cùng công việc tẩm quất là niềm vui, là ánh sáng cuộc đời giúp ông vượt qua tất cả để vươn lên. Cuối buổi, Lương Hy ôm đàn cùng đàn, hát giao lưu với người thợ già. Anh không ngờ những ngón đàn khá điêu luyện của ông là do tự học.

lop-day-dan-dac-biet-cua-thay-giao-truong-luong-hy-0

“Trong đời chưa bao giờ mình đàn hát với cảm xúc dâng trào như vậy. Trong đêm khuya vắng khách, hai người đàn ông hát cho nhau nghe bằng cả tấm lòng. Chú ấy dường như nín thở để lắng nghe, cảm nhận từng nốt đàn mình đánh. Giây phút đó, mình chợt nhận ra, với những người mù âm thanh đẹp nhất trên cuộc đời này chính là âm nhạc!”, Hy tâm sự.

Ý tưởng về dạy đàn cho các em nhỏ khiếm thị xuất phát từ cuộc gặp gỡ đó. Để rồi, cơ duyên lại đến, khi đầu tháng 10/2023, “sư phụ” của Hy ở TP. Hồ Chí Minh tổ chức dự án trao 100 cây đàn Ukulele cho trẻ em khuyết tật tại các cơ sở bảo trợ trên khắp cả nước. Hay tin, Hy liên hệ xin 15 cây đàn làm quà tặng và mở lớp dạy đàn cho các em nhỏ khiếm thị đang sinh hoạt tại đây.

Lương Hy kể, ngày anh và bạn bè lên trao đàn, các em nhỏ reo hò vui sướng khi biết tin sẽ có thầy giáo dạy đàn miễn phí cho mình. Chứng kiến cảnh các em nhỏ mân mê, sờ nắn và lắng nghe thanh âm của đàn khiến Hy không cầm được nước mắt và lòng thêm quyết tâm để theo đuổi tâm nguyện của mình.

“Lớp học đều đặn 2 ngày cuối tuần. Mỗi lần đứng lớp, những câu chuyện cuộc đời, ước mơ của các em luôn cho mình những cảm xúc rất khó tả. Dạy đàn cho người sáng đã khó, dạy cho các em nhỏ khiếm thị, mù lòa khó gấp ngàn lần. Bù lại các em cảm nhận thanh âm, nốt nhạc bằng cả trái tim, khối óc. Qua hơn 2 tháng, các em nhỏ đã biết các nốt nhạc trên phím đàn, biết cách gảy đàn đúng cách, đúng nhịp, đúng phách. Lương Hy chia sẻ, nhiều em có năng khiếu, tiến bộ bất ngờ.

Chắp cánh những ước mơ

Hôm lên thăm lớp học, vừa bước chân vào, đã có em nhỏ reo lên: “Thầy ơi! Có khách”. “Ông trời không lấy đi hết của ai cái gì. Mắt không nhìn thấy, nhưng bù lại các em có đôi tai rất tốt, chỉ cần nghe tiếng bước chân đã nhận ra người quen hay người lạ. Khả năng lắng nghe thanh âm cuộc sống tốt, mình tin khả năng cảm thụ âm nhạc của các em sẽ hơn người bình thường. Việc còn lại là khơi dậy trong các em những niềm đam mê và ước mơ cháy bỏng!”, Hy cho biết.

“Trong lớp học, mình đã thấy được những nhân tố tiềm năng. Khi các em đó thành thục, mình sẽ truyền kỹ năng, phương pháp sư phạm cho các em, để sau này với giáo trình âm nhạc chữ nổi, chính các em đó sẽ là những người truyền lửa đam mê đến với các bạn nhỏ cùng cảnh ngộ khác. Trong cùng một thế giới, sự đồng cảm sẽ giúp các em thấu hiểu và diễn đạt với nhau dễ dàng hơn”, anh Trương Lương Hy chia sẻ.

Để các em nhỏ không chỉ biết chơi đàn, mà xa hơn là biết viết nhạc, Lương Hy đang nhờ người dạy anh cách soạn thảo và chuyển thể một số ca khúc bằng chữ viết thông thường sang chữ nổi Braille để phục vụ việc học của lớp. Mục tiêu của anh là sẽ đào tạo các em có năng khiếu vượt trội chuyên sâu về âm nhạc, để các em không chỉ biết đàn hát mà còn biết sáng tác nhạc, viết lên những bản nhạc, ca khúc của riêng mình. Và chính các em đó, sau này sẽ là những người cùng truyền lửa đam mê.

lop-day-dan-dac-biet-cua-thay-giao-truong-luong-hy-8
Nguyễn Tú Anh tìm thấy đam mê, niềm vui với tiếng đàn

Cẩn thận nắn nót những ngón tay cho em Trần Hoàng Minh Khang (11 tuổi) bấm những nốt nhạc mới trên cung đàn, Hy vừa kể chuyện vui về tuyệt chiêu luyện công để thành “thiên hạ đệ nhất đàn” cho các bạn nhỏ nghe. Chuyện vui, Khang ôm đàn, miệng cười nắc nẻ, hồn nhiên.

Mắt bị tật bẩm sinh từ lúc chào đời, từ Nghi Lộc (Nghệ An) Khang được bố mẹ gửi vào trung tâm ăn học đã được 2 năm nay. Ước mơ đơn giản của Khang và các bạn trong lớp học là một lần được nhìn thấy ánh sáng và thấy mặt bố mẹ, người thân. Mê âm nhạc, Khang đã tự học thổi sáo trúc khá điêu luyện. Nay được thầy Hy “thắp lửa” dạy thêm những ngón đàn, Khang rất say mê.

“Có sự phụ Hy truyền bí kíp, em sẽ luyện công để sớm trở thành nhạc công đàn hát và sáng tác nhạc tặng bố mẹ và mọi người”, Khang cười nói. Xoa đầu cậu học trò lém lỉnh, anh Hy tiếp lời: “Khang ngoan, lễ phép, hiếu học lắm. Xong giờ mấy bạn vẫn hay níu tay thầy ở lại dạy thêm. Các em đâu biết trời sớm tối, thấy các em mê, quyến luyến không nỡ lòng, có hôm tối mịt mới về đến nhà”.

Mấy tháng nay, cuối tuần anh Nguyễn Văn Quảng (32 tuổi) lặn lội gần 10km từ quận Cẩm Lệ chở con gái Nguyễn Tú Anh (7 tuổi) lên lớp học đàn. Ngồi sau lớp học, ánh mắt anh Quảng thỉnh thoảng lại ánh lên rạng rỡ theo tiếng đàn của con. Tú Anh chào đời đã bị khiếm thị, dù là lao động phổ thông, cuộc sống đắp đổi qua ngày nhưng anh Quảng vẫn dành nhiều công sức, tiền bạc để chữa chạy, giúp con đi tìm ánh sáng của cuộc đời. Nhưng mọi hy vọng đều dập tắt khi bác sĩ kết luận, đôi mắt con gái bé bỏng mãi không thể thấy mặt người. Thương con, anh dành nhiều thời gian để đưa đón con tham gia các lớp học, hoạt động hòa nhập cộng đồng.

(Theo Tiền Phong)

Xem thêm: Nghị lực phi thường của nữ sinh khiếm thị đoạt nhiều giải judo: "Tôi bất tiện chứ không bất hạnh"

Đọc thêm

Vũ Thị Hải Anh không may khiếm thị bẩm sinh, đã vượt qua khó khăn và dị nghị để thi đỗ đại học top đầu mình mơ ước.

Nữ sinh khiếm thị thi đỗ đại học top đầu, vượt qua dị nghị 'mù sao học được truyền thông'
0 Bình luận

"Mình vẫn nói với mẹ rằng thấy bản thân may mắn khi từng sống khép kín, ngại giao tiếp, hay "phòng thủ" nhưng khi ra Hà Nội học đã tự tin tìm đến các hoạt động, nhờ đó nhận được nhiều học bổng, nắm bắt thêm cơ hội làm việc", Tạ Bình An.

Tỏa sáng Nghị lực Việt 2023: Cậu sinh viên khiếm thị phá bỏ sự e ngại để đóng góp cho cộng đồng
0 Bình luận

Nguyễn Thị Hảo sinh ra trong gia đình nghèo bị khiếm thị từ lúc lọt lòng mẹ. Nhưng cô gái ấy vượt nghịch cảnh trở thành một kình ngư trên đường đua xanh.

Nguyễn Thị Hảo: Từ cô gái khiếm thị đến kỳ ngư trên đường đua xanh vào sách kỷ lục với hàng trăm huy chương
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 15 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất