Lòng thiện của Má Ba: 40 năm may áo, nhặt ve chai tặng người nghèo, đi viện vẫn làm việc nghĩa giúp đời

Má Ba tâm niệm, con người khi chết đi còn lại gì ngoài "nghiệp và phước", nên khi sống làm được gì cho đời thì cứ làm.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Mình khổ nhưng người ta còn khổ hơn”

Má Ba là tên thân thương người ta vẫn thường gọi, chứ ít ai biết tên thật của má là Nguyễn Thị Nga (SN 1939, ngụ phường 17, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh). Miệng bỏm bẻm miếng trầu, thấy khách lạ, má cười tươi vì “lâu lâu mới có người đến chơi, chứ cả ngày lủi thủi một mình”.

Má một mình thật, vừa nói, má lấy điện thoại khoe mấy tấm hình “teen teen”, nào là “chứng nhận độc thân”, nào là “chứng nhận nghèo bền vững”. Má người Sài Gòn gốc, sinh ra tại quận 5, đường Nguyễn Chí Thanh. Năm 7 tuổi, bom rơi đạn nổ, má chạy loạn về chợ Xóm Mới (Gò Vấp). Cha của má là nhân viên hỏa xa (xe lửa) mua nhà cho má ở từ năm 1962 đến nay.

Trong căn nhà cấp 4, ngoài bàn thờ nghiêm trang thì vật quý giá nhất, gắn bó với má nhất là chiếc máy may cũ. Trong nhà má, chỗ nào cũng quần áo, chất thành đống, má còn cặm cụi xâu hạt chuỗi vì thấy mấy nữ bệnh phong lấy nắp chai để làm vòng cổ, khuyên tai. Sau lưng má ngồi, là một chiếc tủ đựng nào kim, chỉ, kéo, thước, phấn… Má xem đó là gia tài của cả đời.

Giữa nhà, má nằm ngủ trên một manh chiếu cói vì má bảo “theo Phật, cần gì nệm ấm, chăn êm”. Trên người má, cũng chỉ đôi bộ bà ba cũ mèm, một chuỗi hạt. Nghèo tiền bạc nhưng giàu nhân nghĩa.

long-thien-tam-cua-ma-ba-di-vien-van-lam-viec-nghia-0
Má Ba trong chuyến thiện nguyện, tặng quần áo cho người bị bệnh phong mới đây tại Kon Tum

Má kể, những năm 80, có người rủ đi miền Trung từ thiện, má đi liền. Bước chân đầu tiên cho hành trình kéo dài hơn 40 năm làm việc thiện của má là ở Bình Định và Quảng Ngãi. “Lúc đó, họ quần áo rách rưới, má nhìn mà không cầm được nước mắt. Con có biết 19 Trà không? (là 19 xã có tên Trà đầu tiên của huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi hồi trước năm 2002). Má đi hết cả, người đồng bào thương lắm. Đoàn của má kết nghĩa với họ, cứ đến trung tâm huyện là có người đón, vượt núi, vượt sông vào từng bản làng để phân phát quà”.

Kể từ lần đầu đó, má Ba lượm, xin những vải vụn từ các tiệm may, mang về may thành những quần, những áo. Dắt tay khách vào nhà, má chỉ từng đống vải, lật từng tấm ni lông, “Con coi nè, gia tài quý giá của má đó, quần áo cả ngàn cái. Má may để sẵn đó, lâu lâu đi một chuyến cho người ta hết. Mình khổ nhưng người ta còn khổ hơn. Mấy người bị phong đó, có ai dám lại gần, người ta sợ lây bệnh. Nếu mà lây cũng được nhưng mấy chục năm qua, má có mệnh hệ gì đâu”, má Ba chia sẻ.

Má ở một mình nhưng má không muốn phiền đến ai. Người xung quanh giúp bữa ăn, má không nhận. Cứ mỗi sáng, mở cửa, má lại thấy bịch thức ăn treo ở cửa nhà. “Riết rồi, má phải treo bảng không nhận đồ ăn. Má cần gì đâu, mỗi bữa một ít rau luộc chấm nước tương, một chén cơm là đủ. Phiền hà gì đến người khác”, má cười.

Mỗi ngày, sáng sớm, má dạo quanh xóm nhặt ve chai bán kiếm mấy ngàn mua rau, mua gạo và bỏ vào heo đất tiết kiệm. Xong đâu đó, má ngồi vào bàn may, đạp máy khâu từng đường chỉ, cần mẫn. Tiền người khác cho, má nhận nhưng không xài, má cho vào hai con heo đất. “Vậy mà cứ mấy tháng lại được cả chục triệu. Má đập ra, mấy trại phong thiếu gì má mua”, má Ba kể.

Giáo lý nhà Phật là kim chỉ nam cho cách sống của má. Với má, “giúp một người bằng cúng dường mười phương chư Phật” nên không bao giờ má thôi làm việc thiện. “Má làm việc này không phải là bố thí, càng không phải giúp ai, má đang giúp chính má đó. Cứ hễ còn sống ngày nào, má đều muốn làm việc thiện. Có mệt, nhưng nghĩ đến người bệnh phong, quần áo rách nát, má lại ngồi vào bàn may, như một thói quen”.

Đi bệnh viện vẫn làm việc nghĩa giúp đời

Má lấy tấm hình người con gái tuổi đôi mươi cho khách xem. Người con gái môi đỏ, má hồng, mắt long lanh, tóc đen tuyền ấy chính là má năm 23 tuổi. Má cười: “Hồi ấy cũng đẹp gái lắm. Nhưng bộn bề em út, lo kiếm sống cho gia đình đến khi “lỡ thì”. Người con gái “lỡ thì” ở vậy cho đến bây giờ.

Ai cũng nghĩ má có sức khỏe tốt nhưng thật ra, đời má, 4 lần giáp mặt “tử thần”. Người phụ nữ 84 tuổi trải 3 căn bệnh ung thư và 2 lần mắc COVID-19.

Từ năm 1985 đến 2010, má bị ung thư tử cung, ung thư vú rồi đến ung thư bàng quang. Căn bệnh quái ác không có thuốc điều trị ấy không quật ngã được người phụ nữ với tinh thần lạc quan. “Ung thư là chết hoặc cùng lắm có tiền điều trị kéo dài được vài năm. Má nghèo, điều trị có được là bao. Một mình, đau quá, má bắt xe vào bệnh viện khám, xạ trị, hóa trị. Có những lần đau tưởng chết mất. Thế mà không chết, ông “tử thần” quay mặt, chắc sợ má xuống dưới kia mà vẫn còn tiếc việc thiện trên đời. Nói vui chứ thật ra do tinh thần má lạc quan lắm, má không sợ chết. Hồi đi giúp người ta trong bệnh viện ung bướu, nghĩ một ngày nào đó mình cũng bị y vậy thì làm sao. Thế nên má cứ mặc kệ, cứ sống ngày nào, mình làm việc thiện, sống nghĩ đến người khác ngày đó”, má Ba kể.

Năm 2021, trong đỉnh dịch COVID-19 ở TP HCM, má bị “dính”. Má lo một mình nên gọi cho bác sĩ quen. Bác cho xe đến tận nhà đưa má vào bệnh viện Gò Vấp để điều trị. “Má tưởng chuyến này đi luôn, già lại mang trong người bệnh nền, nào ung thư 3 lần, huyết áp... Bao nhiêu bác sĩ, tình nguyện viên lo lắng vì không nghĩ má sống được. Nhưng mà má khỏe re à. Ngày nào cũng được cấp 4 viên thuốc uống. Sáng sớm, má dậy tập thể dục, hít thở không khí. Thấy người chung phòng, chung tầng khó thở, cứ nằm, má chịu không được cái máu “giúp đời”, má đến từng giường, đi từng phòng gọi người bệnh dậy, khuyên răn tập thể dục, tập hít thở, vững tinh thần. Họ thấy mình già nhưng vẫn lạc quan nên làm theo”.

long-thien-tam-cua-ma-ba-di-vien-van-lam-viec-nghia-8

“Trong bệnh viện, thấy nhà vệ sinh bị nghẹt mà tình nguyện viên chưa xử lý được, má xoắn tay áo móc cho thông. Ôi, mình già rồi, sắp chết rồi còn không sợ, sợ gì mấy cái thứ đó. Cứ nghĩ là đồ ăn của con người thải ra thì có hôi thối gì đâu”, má Ba chia sẻ.

14 ngày điều trị, hết bệnh, má xin ở lại để giúp đỡ người khác nhưng “mấy ông bác sĩ đuổi vì sợ má bị lại, sợ má chết”. Về nhà, má lại tiếp tục nhặt ve chai kiếm sống, may quần áo cho người nghèo. Sau này, má bị mắc COVID-19 thêm lần nữa nhưng rồi vượt qua. Có lần, má bị té, chấn thương cột sống, đi lại không được phải bò nhưng không hiểu sao, ba tháng sau, má khỏe, đi lại được thậm chí còn chạy xe máy.

Từ đầu năm đến giờ, má đã hai chuyến đến trại phong ở Đắk Lắk và Kon Tum. Thấy bà cụ “gần đất xa trời” nhưng vẫn miệt mài vì người nghèo, nhiều bạn trẻ xin theo chung đoàn. Má vui lắm. Đồ má may, má chăm chút từng đường chỉ, từng nếp gấp. Chỗ nào lỗi, chỗ nào không đẹp, má tháo ra may lại. Má bảo: “Đồ má may cho người nghèo là đồ cúng cho Phật nên phải đẹp, phải đường hoàng, không qua loa được. Cái gì má cũng dễ nhưng đồ má tặng cho người nghèo rất khắt khe. Có mấy bạn đến đây phụ gấp quần áo để mang đi tặng nhưng má thấy không vừa lòng nên tự tay làm. 40 năm rồi chưa tìm được người gấp quần áo phụ má”.

Bây giờ, má không sợ chết, má sợ nhất là không còn được may quần áo cho người nghèo: “Con tìm ai nối nghiệp giúp má. Vải còn nhiều lắm, má mới mua”. Với má, sống ngày nào, làm việc thiện ngày đó vì khi chết đi con người chỉ còn lại “nghiệp và phước”…

Bà Đặng Hồ Trung Thu - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường 17, quận Gò Vấp cho biết: Má Ba là một tấm gương thiện nguyện đáng để cho những người trẻ noi theo. Các hoạt động thiện nguyện tại phường má Ba đều tham gia. Nhiều lần má chủ động gọi điện hoặc đến phường hỏi có hoạt động thiện nguyện hay không để tham gia nhưng nhiều lúc chúng tôi lo má Ba không đủ sức khỏe. Phường cũng quan tâm chăm lo đời sống, tặng quà cho má Ba trong các dịp lễ, Tết.

(Theo Pháp luật Việt Nam)

Xem thêm: Người trẻ nhân ái: Cô gái nghèo ngày ngày đi xin sữa, chắt chiu tiền làm từ thiện

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Bà Nguyễn Thị Đào (U Đào) sinh năm 1945, ở cái tuổi xưa nay hiếm có nhưng vẫn hăng say với công việc không lương mang tên từ thiện.

Những bông hoa thiện nguyện: Cụ bà 80 tuổi đam mê làm từ thiện khắp thôn bản
0 Bình luận

Ở tuổi 23, Nguyễn Phương Thảo quyết định "rời phố về rừng" để khám phá vùng đất mới. Sau đó lại gắn bó với việc tổ chức các chương trình thiện nguyện cho trẻ em nghèo.

Người trẻ nhân ái: Cô gái 'bỏ phố về rừng' làm từ thiện, đăng ký hiến tạng cho người cần sống
0 Bình luận

Nhiều năm qua, bà Trần Thị Mận (tổ 9, phường Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam) gom góp, dành dụm từng đồng tiền lẻ bán trà đá để làm từ thiện.

Bà lão ở nhờ trong lô cốt, bán trà đám ham mê làm từ thiện
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Phó giáo sư xung phong làm bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 3 giờ trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 6 giờ trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
Chân dung ông Hai Số 20 năm tình nguyện vá đường

Hơn 20 năm dành tâm huyết cho việc vá đường, ông Võ Văn Hai hay còn được gọi với cái tên “Hai Số” ở khu vực 1, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang được ví như “khắc tinh” của những ổ voi, ổ gà, giúp bà con đi lại an toàn.

Hải An
Hải An 23/06
Thầy giáo người Mông nuôi gà đen âm thầm thắp sáng ước mơ nơi non cao

Thầy Xồng Bá Cha (SN 1975) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An không chỉ tận tâm với sự nghiệp gieo con chữ cho học trò vùng cao mà còn là người tiên phong trong hành trình bảo tồn giống gà bản địa quý, giúp bà con thoát nghèo.

Hải An
Hải An 21/06
Xúc động dòng tâm sự của thầy giáo gửi học trò ngày biết điểm: Trượt lớp 10 không phải là dấu chấm hết!

Dòng tâm sự đầy xúc động và ý nghĩa của thầy giáo Lê Hoàng Tuấn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gửi đến những học sinh không may thi trượt lớp 10 đã khiến rất nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 21/06
Chủ tịch huyện khiến làng quê “đổi đời” nhờ dạy dân bán hàng online: Mang về doanh thu “khủng” 4000 tỷ trong vòng 6 tháng

Nhận thấy huyện Phú Xuyên sẽ khó lòng phát triển nếu chỉ trông chờ vào con đường nông nghiệp truyền thống, ngay từ khi mới nhận chức Chủ tịch huyện – ông Lê Văn Bính đã mạnh dạn đổi mới, tự dựng video, dạy người dân bán hàng online, mang về doanh thu 4000 tỷ trong vòng nửa năm.

Hải An
Hải An 20/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất