Chân dung lão nông hơn 40 năm tặng áo quan, làm mai táng miễn phí cho người quá cố

Vì món nợ 50 đồng mà suốt 43 năm qua, ông Oanh miệt mài với công việc tặng áo quan, làm đám tang miễn phí cho người quá cố nghèo khổ, không nơi nương tựa.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Món nợ đặc biệt

Trời trưa nóng bức, ông Bùi Văn Oanh (SN 1948, quận 4, TP.HCM) ngồi buồn cùng 2 con chó trong căn phòng trọ chất đầy áo quan. Ông chia những cỗ áo quan thành từng loại khác nhau.

Phía sau điện thờ Phật, ông đặt áo quan dành cho người đã khuất theo đạo Phật, Công giáo. Phần còn lại, có kích thước nhỏ hơn là những chiếc quan tài dành trẻ em, thai nhi vắn số.

Tất cả những cỗ áo quan này đều được ông chuẩn bị để tặng miễn phí cho người mất có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Ông Oanh bắt đầu công việc kỳ lạ này từ những năm 1977, 1978 và theo đuổi nó đến tận bây giờ.

Những năm tháng còn trẻ, ông Oanh sinh sống trong căn nhà lá nát bươm bên cạnh miếu Bà Cố (phường 16, quận 4, TP.HCM). Thời gian này, gia đình ông nghèo khó đến cùng cực. Nghèo đến nỗi ngày cha ông mất, nhà không có nổi chiếc giường làm nơi đặt thi thể người quá cố.

lao-nong-tang-ao-quan-lam-mai-tang-mien-phi-cho-nguoi-ngheo-0
Áo quan dành cho người lớn và trẻ em (bên phải) được ông Oanh cất giữ riêng biệt

Không thể để thi thể cha dưới nền đất, ông dỡ cánh cửa, đặt lên 4 viên gạch làm nơi cho cha nằm. Cha mất đã 2 ngày, ông Oanh vẫn chưa chạy đủ tiền mua chiếc áo quan để tẩm liệm.

Ông Oanh chia sẻ: “Tôi còn nhớ mãi, lúc đó dù đã gom hết tài sản trong nhà và cả tiền phúng điếu, tôi chỉ có 150 đồng. Trong khi đó, chiếc áo quan có giá 200 đồng. Xin mãi, người ta mới cho tôi thiếu 50 đồng còn lại.

Tôi sợ cha chết rồi mà vẫn mắc nợ nên cố gắng làm lụng để trả số tiền 50 đồng còn thiếu. Ngày đó, tôi chạy xe ba gác. Ai kêu gì tôi cũng chở. Tôi chở mà không cần hỏi giá vì miễn có chạy là có tiền. Sau 3 năm vất vả, tôi mới trả được món nợ 50 đồng”.

Trong lúc chạy xe ba gác mưu sinh, ông tranh thủ nhặt ve chai kiếm thêm. Một lần, khi đang ngồi nhặt ve chai trước cổng bệnh viện, ông nhìn thấy cảnh người ta đưa thi thể bệnh nhi tử vong ra ngoài.

Bất chợt hình ảnh cha mình nằm đó, không có áo quan ngày nào hiện về khiến ông xót xa, đau đớn. Trong nỗi xót xa, ông ngồi thụp xuống, chấp tay khấn nguyện: “Nếu sau này cuộc sống khá hơn, tôi sẽ chia sẻ với những mảnh đời khó khăn, khổ cực như mình ngày trước”.

Nhưng cái nghèo vẫn mãi đeo đẳng ông. Rồi ông nhận ra, nếu cứ đợi đến lúc khá hơn mới giúp người thì sẽ không biết phải chờ đến bao giờ.

lao-nong-tang-ao-quan-lam-mai-tang-mien-phi-cho-nguoi-ngheo-78
Ông Oanh trong một lần đưa áo quan, làm lễ tang miễn phí cho người quá cố nghèo khổ

Cuối cùng, ông quyết định sẽ hỗ trợ áo quan, làm lễ tang, mai táng miễn phí cho người quá cố có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Để thực hiện ý định trên, ông quyết tâm tự học các nghi thức phải có trong tang lễ.

Ông đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa để học lỏm cách hạ huyệt. Mỗi ngày, trong lúc chạy xe ba gác, hễ thấy đám tang, ông dừng lại, ghé vào xem người ta khâm liệm, cúng, thực hiện các nghi thức.

Tối về nhà, ông dùng đôi đũa ăn cơm để tập lễ bái quan, di quan… Những năm đó, thấy ông đêm đêm cầm đũa đứng lên quỳ xuống, huơ tay huơ chân giữa nhà lá, người xung quanh nói ông nghèo quá hóa điên.

Dẫu vậy, ông chỉ cười trừ, không giải thích. Sau 5 năm học lỏm, ông thành thạo các nghi thức cần có trong lễ tang. Mỗi tháng, ngoài việc nuôi vợ con, ông bí mật trích ra một số tiền nhỏ để mua một quần áo đạo tỳ.

Chuẩn bị xong mọi thứ cần thiết, ông mới chia sẻ tâm nguyện thành lập nhóm mai táng từ thiện với những người quen biết. Sau đó, ông vận động, mời gọi người cùng tâm huyết chung tay hiện thực hóa ước nguyện của mình.

Ông kể: “Khi biết tâm nguyện của tôi, anh em đều rất quý. Nhiều người ở thuê, chạy xe ôm, xích lô kiếm ăn ngày 3 bữa nhưng cũng quyết định chung sức với tôi.

Từ đó, nhóm mai táng phước thiện ra đời. Sau khi thành lập, mỗi cuối tuần, tôi đưa cả nhóm ra công viên để dạy cho họ cách thức làm lễ bái quan, di quan.

Sau 1 năm, các thành viên nắm vững các nghi thức của tang lễ, chúng tôi bắt đầu thực hiện việc tặng áo quan, mai táng miễn phí cho người nghèo. Tết sắp tới đây là tròn 44 năm chúng tôi làm công việc thiện nguyện này”.

Hơn 43 năm chịu tổn thương

Những ngày đầu, ông Oanh và những thành viên trong nhóm trích tiền túi ra mua áo quan. Dù là áo quan dành cho người lớn, trẻ nhỏ hay thai nhi, ông đều sơn phết, trang trí thật đẹp.

Sau đó, mỗi khi nghe có người khó khăn, nghèo khổ qua đời, ông Oanh lại tự nguyện đến tặng áo quan. Ông cũng thực hiện đầy đủ, đúng quy cách cần có của một đám tang cho họ.

lao-nong-tang-ao-quan-lam-mai-tang-mien-phi-cho-nguoi-ngheo-4

Ông tâm niệm, người mất đã nghèo khổ cả đời thì khi chết đi phải được chăm lo chu đáo. Thế nên, khi đến hỗ trợ gia đình có người mất, ông đều cố gắng chu toàn mọi thứ, thực hiện đầy đủ các nghi thức như một tang lễ được trả tiền.

Sau này, việc hỗ trợ áo quan, mai táng miễn phí cho người đã khuất có hoàn cảnh khó khăn của ông Oanh không bó hẹp trong phạm vi TP.HCM nữa. Ông tặng áo quan, đưa nhiều người đã khuất tại TP.HCM về quê hương, đoàn tụ với gia đình của họ.

Tiếng lành đồn xa, sau này, nhiều người biết đến công việc thiện nguyện thầm lặng của ông. Họ giới thiệu, chia sẻ cho nhau những câu chuyện về ông. Khi phát hiện có người mất nhưng không đủ tiền mua áo quan, mai táng, đưa thi thể về quê, thậm chí không có nhân thân, họ đều nhờ ông giúp đỡ.

Trong cuộc trò chuyện của mình, ông Oanh nhắc đi nhắc lại câu: "Thà thiếu ăn chứ không thể để thiếu áo quan". Tâm nguyện ấy đeo đẳng ông suốt gần 44 năm qua và khiến ông chịu nhiều tổn thương sâu sắc.

Nhìn lên di ảnh của vợ và người con quá cố, mắt ông rơm rớm lệ rơi. Ông nói rằng, vì muốn toàn tâm toàn ý lo cho công việc thiện nguyện của mình, bản thân đã không làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha.

Suốt chừng ấy năm, ông không sống cùng gia đình. Việc chăm lo, nuôi dạy con ông gần như phó thác cho vợ. Mãi cho đến khi bà khuất bóng, đứng trước di ảnh, ông mới nói được câu xin lỗi và mong bà thấu hiểu, thông cảm cho mình.

lao-nong-tang-ao-quan-lam-mai-tang-mien-phi-cho-nguoi-ngheo-2

Ngoài xã hội, dẫu một lòng giúp đời, ông cũng không ít lần hứng chịu những tổn thương không thể giãi bày cùng ai. Đó là những lần ông đến mua nợ áo quan, chậm thanh toán số tiền còn thiếu.

Những lần như thế, ông thường bị chủ nợ khinh thường, thậm chí nhục mạ. Ông kể: “Họ chửi tôi ngu dốt, già rồi không biết lo thân mà thích đi làm chuyện bao đồng, thích nổi tiếng.

Nhiều lúc bị chửi, tôi cũng rơi nước mắt. Nhưng rồi tôi lại cười cho qua để có quan tài đem về lo cho người đã mất. Tôi nghĩ rằng, mình chịu đau mà giúp được xã hội thì dẫu có đau thêm một chút cũng chẳng sao”.

Hiện nay, dù đã ngoài 70, ông Oanh vẫn tất tả cùng những chuyến thiện nguyện đặc biệt của mình tại các tỉnh thành trên cả nước. Sau những lần đưa người đã khuất về quê, tổ chức đám tang kéo dài, ông đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi.

Thế nhưng, ông chưa bao giờ có ý định sẽ dừng công việc thiện nguyện của mình. Bởi với ông, một khi ai đó đã nhờ đến mình thì người đó đã không còn sự lựa chọn nào tốt hơn nữa. Vì vậy, ông không cho phép mình ngừng nghỉ.

Ông tâm sự: “Suốt hơn 40 năm nay, tôi chỉ có một mong ước duy nhất là có ai đó đồng hành, giúp tôi có một nơi làm chỗ chứa áo quan để có thể tiếp tục giúp người mất nghèo khổ. Được như vậy, tôi không còn gì hối tiếc trong cuộc đời này nữa”.

(Theo VietNamNet)

Xem thêm: 12 năm gom "yêu thương" vá mái nhà cho người nghèo của thầy giáo Quảng Ngãi

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Việt Hương và ông xã Hoài Phương vừa trao tặng một chiếc xe chở linh cữu người quá cố cho nhóm thiện nguyện sau khi bàn giao xe cứu thương cho ông Đoàn Ngọc Hải.

Tặng xe mai táng sau khi tặng xe cấp cứu, nghĩa cử cao đẹp của Việt Hương nhận được 'cơn mưa' lời khen
0 Bình luận

Loạt ảnh em bé 4 tuổi diện áo dài, dạo quanh Hà Nội đón thu đang được các mẹ bỉm sữa rần rần chia sẻ về đáng yêu hết mức.

Em bé diện áo dài dạo quanh Hà Nội đón thu, xinh xắn vô cùng làm mẹ bỉm sữa khen hết lời
0 Bình luận

Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Uỷ viên HĐTS - Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký PGVN tỉnh Quảng Ninh đã lên tiếng về thông tin  “50 chùa không báo cáo thu chi công đức” và “băn khoăn cách tính tiền công đức ở Yên Tử”.

Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh nói gì về vụ kiểm tra tiền công đức?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 7 giờ trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất