Lão nông 35 năm góp tiền, góp sức làm từ thiện: Giúp người là tâm nguyện, không cầu nhận lại
Dẫu chỉ là lão nông dân thu nhập bấp bênh, nhưng mấy chục năm nay, ông Duân vẫn miệt mài làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo.

Giúp người là tâm nguyện, không cầu nhận lại
Giữa trưa, ông Nguyễn Duân (57 tuổi, ở thôn Thế Long, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn cần mẫn cắt cỏ cho 4 con bò, sau khi lo xong việc đồng áng, khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, ông nói với phóng viên: "Còn sức khỏe tôi còn làm từ thiện, chết thì thôi".
Trong ký ức ông Hương (58 tuổi) - Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Thế Long và nhiều người dân lớn tuổi nơi đây, hơn 35 năm qua, ông Duân luôn bỏ tiền, bỏ sức, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của địa phương và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Bà Võ Thị Hải vợ ông Duân tâm sự: "Làm nông vất vả, cả vụ được vài chục bao lúa, ổng xay thành gạo rồi hàng tháng, đong dần đi góp cho nồi cháo từ thiện trên xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh), cho Hội Chữ thập đỏ (CTĐ). Nhưng mình cũng ủng hộ việc làm của ông".

"Giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là tâm nguyện, không mong cầu nhận lại điều gì nên có tiền, mình góp tiền, không có tiền mình góp sức, miễn lòng mình vui là được", ông Duân bộc bạch.
Bốn năm qua, xót thương hoàn cảnh những người già, neo đơn, ông Duân tự nguyện bỏ tiền túi phụ cấp cho vợ chồng ông Nguyễn Yên (80 tuổi, ở xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh) số tiền 200 nghìn đồng/tháng.
Khi biết bà Phan Thị Khịa (75 tuổi), không ai chăm sóc, ông tự bỏ tiền ra ‘biếu’ 270 nghìn đồng/tháng với mong ước cụ vơi bớt khó khăn. Khi hay tin anh Nguyễn Văn Phúc (30 tuổi), ở xã Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa) bị liệt, nhà nghèo không có tiền mua xe lăn, lão nông đến Hội CTĐ ở huyện Sơn Tịnh xin xe rồi trực tiếp mang đến tận nhà trao. Ông còn cho thêm gần 1 triệu đồng để động viên anh vượt qua khó khăn.
Đến bây giờ ông Duân không nhớ rõ mình đã giúp đỡ bao nhiêu người, chỉ biết rằng mỗi lần giúp những mảnh đời bất hạnh, ông lại cảm thấy lòng mình vui hơn.
"Mình có ít tiền nhưng mình sống tiết kiệm cộng thêm tiền của con cái cho, tích góp lại để cho người nghèo, vậy là vui rồi", ông Duân trải lòng.
35 năm "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng"
Tham gia công tác từ thiện của Hội Chữ thập đỏ thôn Thế Long từ năm 1985, đến nay là đội phó đội tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ huyện Sơn Tịnh, ngần ấy thời gian, ông Duân chưa nhận bất kỳ một đồng lương nào từ Nhà nước, chỉ thuần làm nông.
Ông nói: "Làm việc thiện dễ lắm, không ai làm thì mình làm, có tiền mình góp tiền, có sức mình góp sức, miễn có tâm là được".

Ông Phạm Xuân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Sơn Tịnh cho biết: “Kinh tế gia đình không khá giả gì nhưng ông Duân tích cực tham gia công tác của Hội. Ông làm việc không lương mà không nản chí, lúc nào cũng hăng hái”.
Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, lão nông vận động con cháu trong gia đình ủng hộ tiền rồi cùng với Hội Chữ thập đỏ huyện ủng hộ công tác phòng chống dịch.
Ông Duân cũng luôn nhắc nhở con, cháu phải biết sống tiết kiệm, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Đến nay 5 người con của ông đều học hành đỗ đạt, sống có ích cho xã hội.
Vì những việc làm của mình, lão nông mê làm từ thiện đã được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp nhân đạo, Tỉnh ủy Quảng Ngãi biểu dương là Tấm gương bình dị mà cao quý trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
(Theo VietNamNet)
Xem thêm: Những bông hoa thiện nguyện: Cô giáo trẻ yêu thiện nguyện, trích tiền lương giúp người nghèo
Đọc thêm
Dẫu là người khuyết tật nhưng hơn 10 năm qua, chàng trai Hà Tĩnh vẫn miệt mài giúp đỡ những cuộc đời khó khăn. Anh còn dựng tủ sách để mọi người nâng cao kiến thức.
"Cuộc sống này giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ. Ngày nào làm được việc gì thiện, việc gì lành, dù nhỏ là tui thấy khỏe trong người", ông Hai Mum tâm sự.
Dù bản thân còn nhiều vất vả, nhưng cặp vợ chồng ở Hậu Giang này vẫn dốc lòng giúp người nghèo khó hơn mình.
Bài mới

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu là một trong những gia đình nho học tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Với tâm niệm “trí thức phải đi liền với đạo đức”, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu và gia đình đã âm thầm vun đắp nên những thế hệ sống tử tế, có ích cho cộng đồng và không ngừng gìn giữ cốt cách văn hóa Việt.

Trong hành trình phát triển của nền y học Việt Nam, có những cái tên không chỉ được nhớ đến bởi tài năng, mà còn bởi tầm ảnh hưởng đạo đức và giá trị sống mà họ để lại cho thế hệ mai sau. Gia đình bác sĩ Tôn Thất Tùng chính là một hình mẫu rạng rỡ của sự giao thoa giữa trí tuệ và nhân cách, giữa giáo dục gia đình và lý tưởng phụng sự xã hội, với những con người ghi danh mình vào lịch sử Y học không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.