Lặn lội lên núi khởi nghiệp trồng nho với 200 triệu, 7x Bắc Kạn mỗi năm thu về 1 tỷ đồng
Ở độ tuổi 45, sau khi đã trải qua đủ thứ nghề, chị Triệu Thị Nga (SN 1973, Bắc Kạn) đã quyết định đem tiền lên núi khởi nghiệp.

Với chị Triệu Thị Nga (SN 1973, trú thôn Nà Diếu, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn), quyết tâm khởi nghiệp với cây nho hạ đen là một "cú liều" lớn trong đời. Chị kể: "Ở tuổi 45, khi trải qua đủ thứ nghề, tôi quyết định cải tạo ngọn đồi hoang gần nhà để thử sức với loại cây này. May quá, trời không phụ lòng người". Từ một khu đồi hoang đầy cỏ dại, chị đã biến nó thành vườn nho trĩu quả, mỗi năm thu về cả tỷ đồng.
Chị Nga tâm sự, trước kia chị đã làm thử đủ nghề để làm giàu, thế nhưng mãi vẫn không hiệu quả. Mong muốn đổi đời, chị bỏ thời gian đi nhiều nơi và thăm quan các mô hình kinh tế nông thôn. Chị nhớ lại: "Năm 2017, tôi được đi thăm quan mô hình trồng nho hạ đen ở Lạng Sơn thấy khá hay và hiệu quả. Sau khoảng thời gian đi tìm hiểu, nghiên cứu, tôi nhận thấy nho hạ đen là cây trồng chịu được hạn và giá rét, phù hợp với khí hậu của Bắc Kạn. Vì vậy, đầu năm 2018, tôi quyết định trồng nho hạ đen".

Nghĩ là làm, ở độ tuôi U50, chị đem số tiền vốn 200 triệu lên núi, cải tạo lại ngọn đồi hoang rộng khoảng 1 ha dựa trên những kinh nghiệm đã học được. Kế đó, chị mua 1000 cây nho hạ đen về trồng thử nghiệm, xung quanh trồng thêm khoảng 50 cây táo đỏ và sim.
Vườn nho của người phụ nữ 7x Bắc Kạn này được căng giàn hình chữ Y dọc luống, bên trên có mái vòm nilon để hạn chế mưa lớn và sâu bọ. Với phần gốc, chị trồng kín cỏ lạc để giữ ẩm, thường xuyên nhổ cỏ dại để tránh hại cây. Chưa hết, chị còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt bán tự động, sử dụng phân bón hữu cơ để chăm sóc cây. Nhờ trồng nho trên địa hình đất đồi, vườn nho được hưởng trọn vẹn khí hậu nắng gió, không lo bị ngập úng nếu trời có mưa to.

Để có thể thành công như hiện nay, chị từng nếm trải nhiều lần thất bại đau đớn. Chị nhớ lại: "Trước khi có ý tưởng trồng nho thì ban đầu khu đất này toàn cây dại như cây sim, cây mua và cỏ dại, gia đình đã bỏ rất nhiều công sức, dựng ngôi nhà tạm vừa để ở, để trông cây và cũng xác định gây dựng kinh tế tại đây. Những cây nho giống đầu tiên cao chừng 20cm với chồi non con yếu ớt, tôi tự tay đào từng hố nhỏ, hun từng đống cỏ để làm phân bón cây, chặt từng cây tre để dựng giàn...".
Vụ đầu tiên dù đầu tư 1.000 cây nho, chị chỉ thu hoạch được chưa đến 1 tạ quả. Biết mình thiếu kinh nghiệm, chị lại khăn gói sang Lạng Sơn tìm hiểu lại từ đầu, rút kinh nghiệm chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Nhờ đó, ở mùa vụ tiếp theo, vườn nho của chị Nga thu hoạch được 3 tấn quả. Chị cho biết thêm, hiện tại chị còn tiến hành ươm giống và cung cấp cho bà con địa phương.

Để có thể thành công như hiện nay, chị từng nếm trải nhiều lần thất bại đau đớn. Vụ đầu tiên dù đầu tư 1.000 cây nho, chị chỉ thu hoạch được chưa đến 1 tạ quả. Biết mình thiếu kinh nghiệm, chị lại khăn gói sang Lạng Sơn tìm hiểu lại từ đầu, rút kinh nghiệm chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Nhờ đó, ở mùa vụ tiếp theo, vườn nho của chị Nga thu hoạch được 3 tấn quả. Chị cho biết thêm, hiện tại chị còn tiến hành ươm giống và cung cấp cho bà con địa phương.
Chia sẻ về bí quyết trồng nho có chùm đẹp, ngọt lành, chị cho biết mỗi năm mình tiến hành bón 2 lần phân hữu cơ, tỉa lá và quả đúng giai đoạn chứ không làm tùy hứng. Bên cạnh đó, khi sắp tới vụ thu hoạch, chị lại cất công bọc ni lông để hạn chế ong và sâu chích quả. Tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn, nhưng cây nho hạ đen có chu kỳ sinh trưởng dài tới 15 năm nên chị không quá lo lắng. Mỗi năm cây thu hoạch 2 vụ vào tháng 6 và tháng 11, ước tính thu được khoản 3 tấn nho, doanh thu 450 triệu đồng/vụ.

Chị Nga tâm sự, khu đồi của chị không chỉ là nơi để trồng nho, mà chị còn phát triển vườn theo mô hình sinh thái để khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm. Hiện tại, khu vườn nho của chị Triệu Thị Nga rất đông khách tới khám phá, nhất là khi đến mùa vụ thu hoạch thì càng đông hơn.
Khách du lịch bên cạnh việc tham quan vườn nho, chụp ảnh lưu niệm còn được thưởng thức nho ngon ngọt tại vườn, tự tay cắt nho đem về nhà. Chị Hạnh, một vị khách tham quan chia sẻ, chị biến đến vườn nho này do bạn bè giới thiệu. Chị Hạnh nói: "...Không khí ở đây mát lành, được ngắm nhìn vườn nho chín, tự tay cắt những chùm nho mình thích, ăn những quả nho không hạt ngon ngọt ngay tại gốc rất thú vị".

Chia sẻ về dự định tương lai, chị Nga cho biết mình muốn mở rộng quy mô trồng nho của gia đình lên tới 2 ha. Chị muốn kết hợp xây dựng trang trại trồng nho làm điểm du lịch sinh thái, tiếp tục thu hút khách tới tham quan, khám phá.
Nho Hạ Đen là gì?
Nho Hạ Đen là một loại cây trồng mới, là giống nho nhiệt đới thường được nhập từ Đài Loan hoặc Nhật Bản. Nho Hạ Đen có 2 mùa vụ/năm, khi thu hoạch có năng suất ước tính đạt 16 tấn/ha với cây 2 tuổi. Theo đánh giá của các chuyên gia cũng như người trồng, giống nho này khá "khó tính", muốn trồng tốt phải đáp ứng nhiều yêu cầu về thổ nhưỡng và tuân thủ kỹ thuật trồng nghiêm ngặt.
Tuy chi phí ban đầu khá cao, nhưng nho Hạ Đen có vòng đời từ 15-20 năm, hơn nữa năng suất cũng tăng dần theo độ tuổi của cây. Giống nho hạ đen có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau từ đất thịt nhẹ, đất đồi, đất pha cát, đất phù sa ven sông có độ pH từ 5,7 -7. Ở Việt Nam, giống nho này đang được trồng thử nghiệm ở 8 tỉnh khu vực phía Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn La, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang.
Theo Dân Việt
Đọc thêm
"Chàng trai vàng" Lê Yên Thanh nổi tiếng với hơn 100 giải thưởng, huy chương trong nước và quốc tế về tin học, đã từ chối mức lương 6000 USD/tháng ở Google để về Việt Nam khởi nghiệp.
Nhớ về thời thơ ấu cùng niềm vui thích mỗi lần nuôi heo đất, chị Ngô Thị Hương (SN 1992) đã rời thành phố về quê khởi nghiệp, sản xuất heo đất truyền thống.
Rời thành phố về quê khởi nghiệp với 22 con lợn, bị người đời giễu cợt, nhưng rồi Tần Anh Lâm vẫn thành công, trở thành "tỷ phú nông dân".
Tin liên quan
Tứ thánh đế gồm Khổ thánh đế, Khổ Tập Thánh đế, Khổ Diệt Thánh đế và Khổ Diệt Đạo Thánh đế. Đây là bốn Chân Lý Thánh giúp người tu theo đạo Phật, chứng quả vị A La Hán, quả Bất Lai, quả Nhất Lai, quả Dự Lưu ( thất lai).
Chúng ta không thể thiếu sự kết nối với mọi người xung quanh. Thế nhưng, không phải xã giao rộng, nhiều bạn bè là tốt. Hãy học theo người ưu tú cách xã giao đúng đắn để có những mối quan hệ chất lượng.
Gia đình bà Hường thuộc diện đặc biệt nghèo của địa phương. 5 miệng ăn cùng tiền chữa bệnh cho con, tiền học phí cho cháu đều trông vào vào đồng tiền bán ve chai.