Ước mơ của cô bé 2 lần chịu tang, 3 lần chuyển từ nhà này sang khác, chưa từng có 1 gia đình đúng nghĩa

Chưa học hết lớp 3 mà cô bé Phạm Hồng Phúc đã gánh chịu hết mất mát này đến nỗi đau khác. Giờ đây, Phúc chỉ ước mơ sẽ 1 sinh nhật thật vui, ở đó có bố mẹ và các bạn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

2 lần chịu tang, 3 lần chuyển nhà của Phúc

Theo nguồn tin từ VnExpress, 9 năm trước, vào một sáng nọ, chị Phạm Thị Chênh (thôn Hạ Tập, xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy) phát hiện trước cửa nhà có một đứa bé bị bỏ rơi. Người phụ nữ lấy chồng 8 năm nhưng chưa có con đã xin phép chính quyền ẵm bé gái này về nuôi, đặt tên Hồng Phúc. Chị ước con lớn lên sẽ có nhiều phước lành.

Đứa trẻ được đón về không bao lâu thì vợ chồng chị Chênh ly hôn. Người phụ nữ hiếm muộn dành tất cả tình yêu thương vào đứa trẻ nhặt được. Nhưng Hồng Phúc vừa lên ba, bập bẹ gọi mẹ thì chị Chênh qua đời vì bạo bệnh.

"Lúc dì ấy mất, chúng tôi tìm thấy một lá thư dặn gia đình cố nuôi bé Phúc, đừng cho con đi", bà Nguyễn Thị Chếch (60 tuổi) - chị gái người phụ nữ hiếm muộn xấu số kể lại. 

Trong đám tang chị Chênh, đứa trẻ mới lên 3 đầu chít khăn trắng, ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Tất cả những người đến viếng đám tang, ai cũng xót xa cho số phận của cô bé. 

Ngày ấy, mẹ của chị Chênh đã 84 tuổi nhưng vẫn ôm đứa cháu "chẳng máu mủ ruột già" về nuôi. Bởi bà vẫn nhớ như in di nguyện trước lúc lìa trần thế của con gái. 

Hoan-canh-dang-thuong-cua-co-be-2-lan-chiu-tang-3-lan-chuyen-nha-8
Bà Chếch hướng dẫn cháu tưới cây, ươm mầm

Thế nhưng, chia ly tang thương lại lần nữa đổ xuống đầu cô bé Hồng Phúc. Đó là một buổi trưa hè vào năm 2018, khi đang chơi ngoài sân nhà bác Chếnh, Phúc nhận được tin bà ngoại qua đời. Hai chân nó run bần bật, nước mắt giàn hàng. "Lúc đó cháu buồn vì mất bà và sợ không ai nuôi cháu", Phúc nhớ lại.

Sau đám tang đó, bà Chếch lại gói ghém đồ đạc cho Phúc, đón cháu về nuôi. "Nhà tôi cháu chắt đầy đàn, kinh tế chẳng dư dả gì, nhưng chồng tôi cũng mồ côi từ năm hai tuổi nên thương con bé lắm. Thôi thì có rau ăn rau, cháo ăn cháo".

Và đó là lần thứ 3 Hồng Phúc chuyển nhà. Thời điểm đó, Phúc cũng biết sơ sơ về hoàn cảnh của mình nên luôn tỏ ra là một cô bé hiểu chuyện, sống rất lễ phép.

Lên 9 tuổi, Phúc đã biết phụ bác quét sân, tưới cây trong vườn nhưng không thể hình dung nếu có mẹ sẽ như thế nào. Có một lần, bà Chếch kiểm tra vở làm văn thì thấy  cháu tà mình mà không cầm nổi nước mắt...  

Nói về việc này, Hồng Phúc hồn nhiên trả lời: "Cô giáo bảo cháu làm bài văn miêu tả bố hoặc mẹ. Nhưng cháu xin cô cho cháu tả bác".

Từ ngày đón cháu về nuôi, vợ chồng bà Chếch và các con cháu luôn vỗ về, chăm sóc Hồng Phúc vì ai cũng thương cháu thiệt thòi. Mua cái áo cho cháu nội, cháu ngoại, bà Chếch không bao giờ để thiếu phần của Hồng Phúc. Nhưng hơn ai hết, bà hiểu rõ, dẫu săn sóc có chu toàn đến đâu thì khoảng trống trong lòng đứa trẻ mồ côi cũng chẳng thể lấp đầy được. 

Bình thường, Hồng Phúc nô đùa vô tư lắm nhưng hễ thấy đứa trẻ nào có bố hoặc mẹ gọi là mặt lại xịu xuống, ngồi thừ ra. Từ ngày bà Chếch đón Phúc về, mấy đứa trẻ trong xóm chưa hiểu chuyện toàn trêu "mày là đồ bị bỏ rơi". 

Nghe vậy, Hồng Phúc ấm ức lắm. Có bữa nó khóc như mưa vì bị tổn thương. Thấy cháu khóc, bà Chếch dặn: "Bạn nói thế thì con bảo 'tao ở với bác tao, sao lại nói bị bỏ rơi'". Bà đến từng nhà dặn bố mẹ đám trẻ "các anh chị về đe nẹt con đi, đừng làm tổn thương con bé".

Ước mơ của Phúc

Từ ngày chuyển nhà lần thứ 3, ngoài giờ lên lớp, Phúc thường quẩn quanh bên bác Chếch. Tối tối, bác mở sách dạy Phúc học bài. Đêm xuống, hai bác cháu lại ôm nhau ngủ.

Khi dịch bệnh bùng phát, trường học đóng cửa, Phúc phải học online,. Vì không điện thoại thông minh nên cô bé phải cắp cặp sang nhà chị họ học quâ TV có kết nối internet. 

Nhà chị có 2 con nhỏ phải học nên chẳng thể chia sẻ điện thoại được với Phúc,. Nhiều hôm đứa trẻ về kể với bác "cháu vẫn làm được bài tập, nghe cô giảng bài, nhưng cô gọi thì không thể phát biểu trả lời được". 

Thương Phúc, bà Chếch hứa: "Để bác lo tiền mua cho con cái điện thoại". May mắn đỉnh dịch qua, đứa trẻ được cắp sách đến trường.

Là người đứng đầu thôn Hạ Tập, nắm rõ hoàn cảnh của từng gia đình, ông Phạm Trung Thung cho biết: Tình cảnh của cháu Hồng Phúc là "độc nhất vô nhị" ở thôn này. Những năm qua, thôn luôn ưu tiên bé, có đợt hỗ trợ từ các tổ chức, đơn vị nào cũng dành phần cho Hồng Phúc.

Hoan-canh-dang-thuong-cua-co-be-2-lan-chiu-tang-3-lan-chuyen-nha
Bức tranh vẽ ước mơ của Hồng Phúc

Cũng theo ông Thung, trước gia đình bà Chếch cũng không đến mức quá khó khăn. Nhưng hai năm nay chồng bà Chếch ốm đau triền miên, có trận thập tử nhất sinh. Hiện tại, ông bị thiếu máu lên não, tắc nghẽn tim mạch phải mua bình oxy về nhà thở. Các con bà Chếch đã trưởng thành nhưng cuộc sống cũng không mấy khấm khá nên không phụ giúp nhiều được cho bố mẹ. 

Năm nay, khi chương trình  "Mặt trời hy vọng" (tiền thân là "Ông mặt trời", quỹ Hy vọng - báo VnExpress và trường ĐH Ngoại thương) phát động cuộc thi vẽ tranh dành cho trẻ yếu thế, Hồng Phúc đã vế một bức tranh gửi đi.

Bức tranh của cô bé mang tựa đề: "Mong ước sinh nhật sum vầy". Trong tranh, Phúc vẽ một gia đình nhỏ có bố mẹ và những đứa con cùng bạn bè đang đứng vòng quanh chiếc bánh sinh nhật.

"Ước mơ của con là có một sinh nhật thật đông vui. Ở đó con có bố mẹ và bạn bè", Phúc giải thích với cô giáo dạy vẽ Phan Thị Kim Thùy, chủ nhiệm CLB Mỹ thuật ở Thái Bình. "Khi nghe con nói về ý nghĩa của bức vẽ, tôi vừa thấy đau, vừa thương con. Một đứa bé còn quá nhỏ nhưng mất mát trải qua bằng cả đời người", cô Kim Thùy nói.

Cũng theo cô giáo, thế giới của trẻ thơ rất sinh động. Khi cô ra đề vẽ về ước mơ, có bạn mong chiến tranh kết thúc với hình ảnh chim bồ câu, có bạn muốn chấm dứt thảm họa môi trường... Còn Phúc, em mong ước có một gia đình - thứ mà với các bạn cùng trang lứa là hiển nhiên, nhưng em không có được.

Xem thêm: Không thể xoay nổi tiền phẫu thuật tim, người đàn ông bất hạnh gạt nước mắt xin bác sĩ về nhà chờ chết

Đọc thêm

Sau khi khâm liệm cho vợ, anh T. nghĩ quẩn ra sau vườn quyên sinh theo bỏ lại hai đứa con thơ dại, khóc nấc từng cơn vì nhớ cha mẹ. Không biết trong những tháng ngày tới hai đứa trẻ sẽ phải sống thế nào?

Mẹ vừa mất bố quyên sinh theo, 2 đứa trẻ thơ khóc nấc từng cơn vì nhớ đấng sinh thành
0 Bình luận

Dành cả nửa đời làm lụng nuôi con cái, tưởng đến khi về già sẽ được nghỉ ngơi, nhưng ai ngờ tai ương ập xuống, bà Thịnh phải cưa 1 chân, bị liệt nửa người.

Bất hạnh của người đàn bà nghèo: Nửa đời gắng gượng nuôi con, đến khi về già gặp bạo bệnh phải cưa chân
0 Bình luận

Vân ước mơ sau này sẽ sẽ trở thành cô giáo. Tuy nhiên, ước mơ ấy liệu có cơ hội được hiện thực khóa không khi bệnh tình đang diễn biến nặng, cơ hội sống là ghép tế bào gốc nhưng gia đình đã khánh kiệt...

Ước mơ của cô bé 10 năm đi 'xin máu': Muốn khỏi bệnh, muốn trở thành cô giáo nhưng nhà nghèo quá!
0 Bình luận


Bài mới

Thương em: 14 tuổi oằn lưng gồng gánh bố khuyết tật, tương lai mịt mù

Mẹ bỏ đi khi Lâm vừa tròn 3 tháng tuổi, em sống với ông bà nội già yếu và người bố khuyết tật. Nay ông bà cũng lần lượt qua đời, một mình em gồng gánh bố và đối diện với tương lai mịt mù.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Mẹ nghèo khóc nghẹn vì không kiếm đâu ra tiền tỷ ghép tủy cho con gái

Chị Tuyên khóc nghẹn khi không biết kiếm đâu ra tiền cho con gái ghép tủy để tiếp tục ước mơ giảng đường đại học...

Giới thiệu cuốn sách Hành trình vì hòa bình của cố Thượng tướng, GS-TS Nguyễn Chí Vịnh

Trong dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử Việt Nam, hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng. Khái niệm hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của chiến tranh, mà còn là sự hiện diện của độc lập và tự do.

Bố ung thư lo lắng cho con gái 8 tuổi mắc chứng thận hư

Trong lúc lo lắng chạy chữa chứng bệnh thận hư cho con gái, kinh tế kiệt quệ vì đàn bò bị dịch phải tiêu hủy hết thì người bố lại phát hiện mình mắc bệnh ung thư.

Cha nghèo toàn thân bong tróc đến chảy máu, đau đớn, bất lực nhìn đàn con thơ

Hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật giày vò, đau đớn bất lực là vậy, nhưng người cha nghèo ấy không nghĩ mình sẽ chữa được bệnh, chỉ mong cho các con có bữa cơm no.

Cha mẹ nghèo bất lực nhìn con gái 3 tuổi quằn quại vì căn bệnh xơ gan

Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, tính mạng của bé gái 3 tuổi – Trần Lê Bảo Uyên ngày một mong manh, cha mẹ nghèo hết tiền chạy chữa chỉ biết bất lực cầu cứu.

Góa phụ ung thư khóc ròng khi nghĩ đến người con trai tàn tật

Trong căn trọ xập xệ, bà Bích cố nén cơn đau vì bệnh ung thư. Ở tuổi 58 bà không sợ chết, lòng chỉ lo nghĩ, thương xót cho các con, người thì góa chồng nuôi con thơ, người bị tật nguyền.

Cậu bé 7 tuổi rưng rưng nước mắt xin được ký tên cho chị làm phẫu thuật: Chị em cháu không có bố mẹ, ông bà cũng mất rồi

Câu chuyện nhân văn về hai chị em Triệu Văn Huệ và Triệu Văn An khiến nhiều người không khỏi xót xa xúc động, lớn lên trong nghịch cảnh, thiếu thốn tình yêu thương nhưng hai em vẫn không ngừng nỗ lực, tiến về phía trước.

Mẹ già 80 bất lực nhìn con trai suy thận và con gái bị ung thư

Ở tuổi 80, tóc bạc trắng nhưng bà Mai Thị Sáng vẫn ngày đêm cặm cụi chăm sóc hai người con mắc bệnh nan y, vừa lo chạy vạy tiền bạc cho con chữa bệnh.

Mẹ nghèo kêu cứu vì cạn tiền chữa bệnh ung thư cho con

Gần một năm rưỡi kể từ khi con trai phát bệnh ung thư, vợ chồng chị Vân đã hoàn toàn kiệt quệ tài chính, cả gia đình chỉ còn lại mỗi căn nhà lá đã mục nát.

Bố đơn thân tàn tật nuôi con thơ trong cảnh khốn cùng

Vợ mất vì bệnh tim để lại đứa con thơ cho người chồng câm điếc, khờ khạo, không có khả năng lao động. Tương lai đứa trẻ ngày một mịt mù.

Chàng trai không gia đình nỗ lực chạm tới giấc mơ đại học

Bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác, chàng trai Phú Yên – Quốc Huy vẫn quyết tâm thi đậu trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Mẹ khờ khạo bất lực cầu cứu vì không có tiền cho con chạy thận

Ở tuổi 70, cơ thể ốm yếu, thường xuyên đau nhức, bà Hồng vẫn phải ngày đêm tất tả lo cho cháu trai 14 tuổi đang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mồ côi cha, có mẹ khờ khạo.

Cha khiếm thính bất cực cầu cứu giúp đỡ con gái bị u não

Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.

Phan Lê Kim Ngọc - Người đẹp Tây Đô giàu lòng nhân ái

Hoa khôi Phan Lê Kim Ngọc là Đại sứ Dự án "Em nuôi của Đoàn" - hoạt động chăm lo cho các em thiếu nhi trên địa bàn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Gia đình 3 thế hệ bất cựu cầu cứu vì bị vây hãm trong bệnh tật

Một gia đình ở Nghệ An bị bệnh tật bủa bây, chìm trong bế tắc khi vợ bị teo não, chồng mắc ung thư vòng họng, con trai cùng hai cháu nhỏ đều bị thiểu năng trí tuệ.

Đề xuất