Hành động đẹp của mẹ bỉm 9x: Lập cộng đồng "shop 50 đồng" để làm việc tử tế
Những lần hỗ trợ sản phụ mới sinh nuôi con bằng sữa mẹ, những cuộc trò chuyện bên hành lang bệnh viện phụ sản, một bà mẹ 9X nhận thấy nhu cầu tặng và cả người tìm kiếm đồ dùng em bé và mẹ bỉm sữa khá lớn. Tại sao không kết nối họ?

Câu hỏi này khiến Trần Thị Nga (quận Tân Phú, TP.HCM) suy nghĩ nhiều, bởi chị cũng là mẹ hai con nhỏ. Chị hiểu tâm lý ai có con cũng muốn mua sắm nhiều song những đồ dùng ấy nhanh chóng trở nên cũ, chất đống trong nhà, bỏ lại phí quá.
"Nhiều mẹ bỉm sữa có nhu cầu được trò chuyện, có một cộng đồng thuộc về họ, được làm những điều hữu ích. Khi người mẹ tự tin, thấy mình có giá trị, tôi tin mỗi đứa con cũng sẽ học được điều đó".
"Shop 50 đồng" cho mẹ bỉm sữa
Ban đầu chỉ là trò chuyện song chính nhu cầu tặng đồ của nhiều mẹ trẻ, Nga kết nối những mẹ bỉm sữa với nhau. Nhiều người biết, tìm đến với Nga nhiều hơn, có người xin, có người cho đồ. Vậy rồi bà mẹ 9X này rủ thêm nhiều mẹ bỉm đang ở nhà chăm con cùng nhau lập ra cộng đồng "Shop 50 đồng".
Thực ra ban đầu là "Shop 0 đồng" với suy nghĩ cho và nhận miễn phí. Nhưng khi làm mới phát sinh một số chi phí nên thay bằng "Shop 50 đồng". "50 đồng tượng trưng cho 50.000 đồng, là mức phí ai cũng có thể trả. Với số tiền đó, các mẹ có thể lấy bao nhiêu đồ tùy thích", Nga nói.
Từ cộng đồng cho mẹ bỉm sữa, Nga tiếp tục mở rộng sân chơi hiện không chỉ có các mẹ trẻ ở TP.HCM mà còn từ nhiều tỉnh khác.
Khi tham gia, các mẹ đều được hướng dẫn kỹ để hiểu tinh thần và ý nghĩa của nhóm, rồi luân phiên thiết kế hoạt động tại địa phương.
Từ đây đã ra đời các sân chơi như tủ sách 0 đồng ở Vũng Tàu, làm xâu hạt từ vật liệu tái chế ở Ninh Bình, tặng gấu bông cho thiếu nhi ở TP.HCM và Hà Nội.
Chị cùng các mẹ bỉm mua cà mèn tặng cơm cho trẻ em và người có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện, khu lao động. Thức ăn được đặt từ chính các thành viên trong nhóm nấu, góp phần tạo thêm thu nhập khi ở nhà chăm con. Có người kêu phần cơm sang quá, còn không đựng hộp nhựa để giảm rác thải ra môi trường.
"Mọi người ăn ngon miệng mới có sức làm việc. Như nhiều hội nhóm từ thiện, tụi mình cũng chỉ muốn đem lại niềm tin cho mọi người vào cuộc sống này", Nga chia sẻ.

Niềm vui từ việc tạo giá trị
Từng ở nhà chăm con nhỏ, Nga hiểu cảm giác đôi khi rất căng thẳng của người mẹ sau sinh. Có khi họ phải từ bỏ sở thích cá nhân, các mối quan hệ, cả việc làm để có thể tự chủ tài chính. Nhưng không phải người thân nào cũng cảm thông, chia sẻ nên Nga đặt mục tiêu cộng đồng do các mẹ bỉm sữa sáng lập cùng tìm cách giải quyết điều này.
Có bà mẹ trẻ tâm sự họ từng thấy cuộc sống rất nhàm chán, quanh quẩn trong nhà cho đến khi vào nhóm, tham gia các hoạt động. Họ muốn được kết nối, quay lại nhịp sống thường nhật và đi làm. Đã có những mẹ bỉm sữa đến với cộng đồng khi đang ở thời điểm mắc trầm cảm sau sinh, họ ngại cả giao tiếp.
Nỗi lo con còn nhỏ mà gửi đi học cũng không an tâm, rồi học phí trường tư khá cao, nghỉ sinh ở nhà dài ngày mang cảm giác sống lệ thuộc khiến nhiều mẹ trẻ thấy mình không có giá trị. Họ lưng chừng giữa việc đi làm hay ở nhà chăm con. Khi những người cùng trăn trở kết nối với nhau, họ được trải lòng và thấu hiểu.
Tham gia nhóm, các mẹ cũng có dịp ra ngoài nhiều hơn để thu gom, giao nhận đồ, thấy cuộc sống bắt đầu thay đổi. Chị Nguyễn Thị Cúc Hoa - thành viên "Shop 50 đồng" - chia sẻ chị luôn muốn làm gì đó bảo vệ môi trường nên nghe được ý tưởng của Nga đã đồng hành từ ngày đầu thành lập cộng đồng.
"Lúc đầu chồng mình kêu sao cứ tha rác về nhà nhưng sau thời gian quan sát, thấy mình trở nên thoải mái, tích cực hơn, anh đã chủ động giúp đỡ mình, còn mua xe đẩy hàng, đóng kệ giúp", chị Hoa kể. Quan trọng hơn, gia đình đã quan tâm nhau hơn trước. Chị Hoa không cho con học hè mà dẫn theo các hoạt động của nhóm, phụ mẹ đóng gói, soạn hàng nên thấy mùa hè của con ý nghĩa hơn.
Nhưng Nga và các mẹ bỉm sữa cũng gặp không ít khó khăn. Khi Nga mới thu gom đồ cũ về, người nhà cũng không ủng hộ. Họ kêu làm chi cực thân, để thời gian đó chăm con. Nhiều mẹ bỉm khác cũng bị nói như thế. Chưa kể tâm lý sợ dơ, lây bệnh, ngại ngùng lỡ ai đó biết mình dùng lại đồ cũ khá phổ biến với nhiều người.
Bà mẹ 9X ấy lên kế hoạch học tiếng Anh trong năm nay để có thể tiếp cận nhiều nhóm đối tượng hơn.
"Mình muốn "Shop 50 đồng" là công việc nghiêm túc cho các mẹ bỉm sữa vừa chăm con vừa có việc làm. Từ khởi điểm 0 đồng, đây sẽ là nơi tạo ra thu nhập cho họ", Nga nói.
Mẹ làm, con học
Mỗi hành trình, hoạt động của nhóm không chỉ giúp các mẹ bỉm sữa thấy cuộc sống ý nghĩa hơn mà còn gieo cho các bé hạt mầm yêu thương, tích cực, thành cơ hội rèn kỹ năng sống cho các con từ sớm. Không bài học nào bằng trải nghiệm thực tế.
Khi dẫn con theo cùng, các con biết thức sớm chuẩn bị hành lý, biết chọn mang theo những gì. Mẹ bận việc, con biết tự chơi một mình. Gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, con sẽ biết ơn vì những gì đang có.
"Mẹ là tấm gương cho con. Nhiều người mẹ muốn con phải thế này, thế kia nhưng bản thân họ chưa lăn xả, chưa dấn thân sao cứ bắt con làm được điều mình đang muốn", Nga trải lòng.
(Theo Tuổi trẻ)
Xem thêm: Sứ mệnh gieo yêu thương: Hành động đẹp của nhóm "Bình Dương xanh"
Đọc thêm
Khoảng 0h, ba chiếc xe máy của nhóm công nhân từ quận 12 (TP.HCM) chạy lòng vòng khắp các trục đường quanh Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chợ Bà Chiểu đến nhà thờ Tân Định.
Ngay khi biết tin VĐV TDDC Nguyễn Minh Triết (17 tuổi) bị chấn thương nặng trong lúc tập luyện, các em ở Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần (TP.Thủ Đức) xin "bố Hiệp" đập heo, gửi tặng 10 triệu đồng.
Bà Nguyễn Xuân Tú – Giám đốc Điều hành Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) bị ám ảnh bởi những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở. Vì thế, bà quyết tâm "bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay".
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.