Gợi ý một số cách mở bài hay, áp dụng đâu trúng đó

Người ta nói "đầu xuôi đuôi lọt", mở đầu có sâu sắc, hấp dẫn thì mới giúp giám khảo đi sâu vào tìm hiểu nội dung. Vì thế để có mở bài hay, bài đừng quên vài tip này nhé!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

CÁCH 1 - ĐI TỪ TÁC GIÁC

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, những người yêu văn chương vẫn không thể quên được một dáng hình khiêm nhường, từ tốn "bước những bước thật nhẹ nhàng" vào làng văn học hiện đại Việt Nam, mang theo những trang văn nồng nàn chất thơ, đó là nhà văn Thạch Lam. Là một trong những cây bút chính của nhóm Tự lực văn đoàn, song văn phong của Thạch Lam vẫn "chảy riêng" biệt một dòng. [Tác phẩm] là minh chứng rõ nét cho bút lực và tài hoa của ông [Vấn đề nghị luận].

CÁCH 2 - ĐI TỪ NHỮNG TRÍCH DẪN

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Nhật Ánh từng có những dòng thơ: "Trang sách không nói được/ Sao em nghe điều gì/ Dạt dào như sóng vỗ/ Một chân trời đang đi". Có phải văn thơ cổ kim vẫn luôn "mở ra trước mắt tôi những chân trời mới", vẫn luôn vượt qua sự băng hoại tàn khốc của thời gian? Và nếu không nhờ tiếng lòng của người cầm bút thì còn điều gì làm nên sức sống bất diệt ấy? Như cái cách mà [Tác giả] đã trầm cả hồn mình trong những cung bậc tình cảm, những suy tư về [...] để viết nên [Tác phẩm].

goi-y-mot-so-cach-mo-bai-hay-ap-dung-dau-trung-do-9

CÁCH 3 - ĐI TỪ ĐỀ TÀI

Không biết từ bao giờ, mùa xuân đã bước vào thi ca nghệ thuật như một mạch nguồn cảm hứng dạt dào, vô tận. Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ XVI đã có những vần thơ xuân trong sự tận hưởng cuộc sống theo lẽ tự nhiên: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" (Nhàn). Hàn Mặc Tử thì viết bài lục bát "Sầu xuân", có đến 14 chữ xuân mà chữ nào cũng buồn bã, lạnh lùng, hoang vắng đến trống trải. Thế nhưng, cũng có một khúc ca xuân mang tên "Mùa xuân nho nhỏ" nơi hồn thơ Thanh Hải giãi tỏ bao nhiêu trung cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, hòa trong đó là khát vọng cống hiến cho đời đầy thiêng liêng của tác giả.

(Nguồn: Ký họa văn chương)

Xem thêm: Những tác phẩm văn học xuất hiện nhiều lần trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia

Đọc thêm

Dẫn dắt nhận định văn học là điểm cộng cho các bài văn. Tuy nhiên, dắt dắt sao cho mới mẻ, độc đáo thì không phải ai cũng biết.

3 cách dẫn dắt nhận định văn học mới mẻ và độc đáo
0 Bình luận

Xin thêm một chút lý luận để làm "thắm" và "thấm" bài viết, tạo ra một bầu "khí quyển văn chương" trong chính mạch câu, mạch chữ, mạch ý của 2k6.

Bàn về một 'khí quyển văn chương' trong văn học
0 Bình luận

Văn học sau 1975 chẳng cần đi đến những vùng đất xa xôi bạt ngàn vị phong sương, chẳng cần chạm đến miền không gian vô tận của vũ trụ trời xanh, cũng chẳng cần trốn tránh sự thật, “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao).

Văn học sau 1975 - lắng nghe tiếng nói trong mỗi bản thể
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất