Văn học sau 1975 - lắng nghe tiếng nói trong mỗi bản thể

Văn học sau 1975 chẳng cần đi đến những vùng đất xa xôi bạt ngàn vị phong sương, chẳng cần chạm đến miền không gian vô tận của vũ trụ trời xanh, cũng chẳng cần trốn tránh sự thật, “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao).

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã thắng nhưng cái ác, sự chết chóc và bạo lực phi nhân cũng đã thắng. Cứ nhìn mà xem, cứ ngẫm nghĩ mà xem sự thực là như thế đấy. Những tổn thất, những mất mát có thể bù đắp, các vết thương sẽ lành đau khổ sẽ hóa thạch nhưng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì sẽ càng ngày càng thấm thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi”.

(“Nỗi buồn chiến tranh” - Bảo Ninh)

Văn chương, một nét thanh sạch của chén trà buổi sớm, giúp con người có những phút lắng mình trong tĩnh lặng để thể nghiệm âm ba cuộc đời. Văn chương đi ra từ thời cuộc và trưởng thành từ ”bầu trời chữ nghĩa”, được dệt nên biết bao “đám mây ngũ sắc” của tâm hồn nhà nghệ sĩ. Nó kết tinh từ hành trình vạn dặm trên chuyến tàu trần thế để thu về những giọt mật ngọt lành. Để rồi cuối cùng cái đích đến của văn chương là giữ sự toàn vẹn của “tính người”, tạo nên những hạt vàng linh diệu đi sâu vào sự chữa lành những vết thương. 

Nhưng dần những áng văn “bền như trăng sao” ấy bị đổi ngôi bởi sự phát triển của quy luật thị trường. Có kẻ làm thơ chỉ để phục vụ thị hiếu, đặt lời lãi vật chất lên cả trách nhiệm muôn đời của nghiệp cầm bút. Họ tạo nên những trang văn lấp đầy con chữ, nói bao thứ vặt vãnh ngoài đời, nhưng cái họ mang đến chỉ là hình thức, chỉ là một món ăn vật chất cho những kẻ thích sự “tạm bợ” và văn chương họ kết lại cũng chỉ là sự trống rỗng như ”một trò chơi vô tăm tích”. Như Nguyễn Minh Châu từng nói đó là thời kì “văn nghệ minh họa”: “nhà văn đánh mất cái đầu và tác phẩm đánh mất tính tư tưởng”. Đó là thời kỳ mang cái nhìn hạn hẹp về bề sâu, bề xa của hiện thực; chỉ tạo nên những áng văn thỏa mãn tâm lý ưa nâng niu, vuốt ve, trấn an bản ngã; chứ không đủ sức mang sứ mệnh thanh lọc hóa và thức tỉnh những hồn người. Với Nam Cao, đó là thứ sản phẩm “rất nhẹ”, “rất nông”, ”vô vị”, “nhạt phèo”. Song, nếu lãng mạn đến mức gieo vào đầu người ta “đầm đìa thuốc phiện” giữa lúc cuộc sống còn chất chứa bao “lầm than” đói khổ của ”cái đói ghì sát đất” thì đó là sự lừa mị, dối trá của văn chương. 

van-hoc-sau-1975-lang-nghe-tieng-noi-trong-moi-ban-the-0

Bước vào chặng đường văn học sau 1975, bằng sự trăn trở và suy tư, nhà nghệ sĩ đã tìm thấy cho mình một lý do để cất cao tiếng nói thời cuộc. Họ nỗ lực để tôn tạo cho mình một lối đi riêng, thoát khỏi những khuôn thước của thế hệ trước. Độc giả được tìm thấy chính mình, nhưng lại là cái chính mình trong nỗi day dứt bản thể…

“Trong mỗi con người đang sống, có lẫn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ. Chúng ta là con người, không thể tránh khỏi sai lầm, để phần con lấn át phần người”

(“Bức tranh” - Nguyễn Minh Châu)

Với sự chi phối của mỹ học thời chiến đã tạo nên một thời mỹ học ca ngợi hiện thực, phi thường lên ngôi cùng những gương mặt của chủ nghĩa anh hùng. Nhưng đã đến lúc “văn nghệ minh họa” cần phải lùi xa để nhường chỗ cho văn học thời hậu chiến. Nơi đó, cuộc sống con người được quan tâm, được đặt hàng trăm câu hỏi đi cùng sự nhức nhối, trăn trở. Bởi cũng như Nguyễn Trọng Tạo từng nói: “Tôi sống thời không thể đứng quay lưng/ Bao biến động dễ đâu nhìn thấy được”. Dù có bước vào thời kì hòa bình, đất nước có dứt tiếng súng từ lâu, mảnh đất này đã vơi đi mùi thuốc súng đạn nổ, nhưng những niềm họa hoằn trong trái tim con người vẫn ở đấy, vẫn phải chịu những “biến động” trong tâm hồn lẫn thời cuộc. Ta vẫn còn nhớ anh Kiên đã phải bước vào “thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp của dòng giống con người” và khi trở về thời bình anh đã phải trải qua những “giấc mơ lay thức tâm hồn” - giấc mơ “đẫm máu” trong “Nỗi buồn chiến tranh”. Hay những bài thơ phản tỉnh giữa cuộc chiến của Lưu Quang Vũ, khi nhận ra đống tro tàn đổ nát của cuộc đời và lòng người, cái mộng lý tưởng mà người ta phụng thờ nhưng hiện thực lại đối nghịch đầy sự trơ tráo: “tuổi trẻ chúng tôi tìm gặp nhau/ đặt lại những câu hỏi/ về cuộc chiến tranh này/ về mọi giá trị trên đời/ nguồn gốc những nguyên nhân/ của chém giết và thù hằn/ bất công và đói rét/ cần phải làm gì/ để có lý do mà hy vọng?” trong “Hồ sơ mùa hạ”.

Văn học sau 1975 chẳng cần đi đến những vùng đất xa xôi bạt ngàn vị phong sương, chẳng cần chạm đến miền không gian vô tận của vũ trụ trời xanh, cũng chẳng cần trốn tránh sự thật, “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao). Văn học giờ đây đặt con người vào trung tâm, “nghiền ngẫm” hiện thực bằng cách len lỏi vào mỗi bản thể, khám phá chiều sâu những “ẩn ức”, nỗi cô đơn thân phận con người. Văn chương cần phải chạm vào cõi nhân sinh, để thấu hiểu những nỗi đau nhân thế. Cần chữa lành bằng những liều thuốc “cứu rỗi”, bởi văn chương đâu phải “trang giấy hồng hay trang giấy trắng” (Chế Lan Viên), nó là một thế giới kết tinh từ tâm thức trăn trở ngang dọc của cuộc đời thi nhân trước sự “đa đoan” của thời cuộc. Con người không còn mang phẩm chất đơn diện, trong họ là tính lưỡng diện với những phức cảm không thể giãi bày, những vết thương xâu chuỗi chằng chịt, những chiếc mặt nạ đang che lấp sự thật… Người nghệ sĩ cần thức tỉnh, cần “ngụp lặn” để nhìn thấy những nội tâm đang giằng xé gay gắt của con người thời hậu chiến, những mất mát đớn đau, mối quan hệ phức tạp đang tung hoành và tìm lấy một ngọn đuốc sáng để “dẫn đường” những thân phận đi đến sự giải thoát. Bởi như Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ, nhà văn là “kẻ nâng giấc cho kẻ cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người có tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đầy đọa đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”.

Nhưng làm sao để ta có thể chạm được cái bóng của mình khi trên đầu vẫn còn treo lơ lửng những câu hỏi về cõi nhân gian, sự hiện hữu của bóng tối và ánh sáng? Rồi nhân loại cũng sẽ đối mặt trước những cơn khủng hoảng, trước thế thời trở dạ, lịch sử xoay vần nhưng văn chương bao giờ cũng mang sứ mệnh “vẫy gọi tâm thức”, nó đánh thức lòng trắc ẩn để khiến chúng ta tiến gần “tính người”, chạm đến “tình người”. Xin mượn những vần thơ của Lưu Quang Vũ để cất cao sứ mệnh ấy mãi miên viễn hóa cùng thời gian:

“Những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thật

Tin yêu cuộc đời theo cách của tôi

Những chữ đẹp xưa giờ tôi đuổi đi rồi

Bao chữ mới đang ầm ầm đạp cửa

Thơ rộng dài cánh lớn hãy bay đi”...

(Theo Mochi's garret - Gác xép văn chương)

Xem thêm: Đời sống văn học chính là đối thoại

Đọc thêm

"Mọi thứ nghệ thuật, cái đích đến của nó phải là phục vụ nhân sinh, nhưng muốn phục vụ nhân sinh cho tốt cũng phải có cái say sưa vì nghệ thuật" - Hoài Thanh.

Lý luận văn học: Quan niệm về người nghệ sĩ, văn chương và cuộc đời
0 Bình luận

Tuy thích chơi game, nhưng Ngô Quý Dương biết cách cân bằng thời gian, đạt nhiều thành tích trong học tập, mới trở thành thủ khoa trường chuyên.

Ngô Quý Dương: Nam sinh xuất sắc trở thành thủ khoa trường chuyên, mê game vẫn học cực giỏi
0 Bình luận

Trong một bài văn, việc biến tấu ngôn từ là điều cần thiết để tạo sự phong phú, đa dạng, hạn chế lặp từ. Nếu bạn chưa biết biến tấu ngôn từ thế nào thì hãy xem bài viết này nhé!

Những câu văn thay thế đặc sắc trong văn học
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 19 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất