Nguyễn Hữu Dật - danh tướng văn võ song toàn có tài xem thiên văn như Gia Cát Lượng

Vị danh tướng này công sức to lớn trong công cuộc tạo lập xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn. Ông còn có tài mưu lược sáng suốt được ví như Gia Cát Lượng của nhà Thục thời Tam Quốc.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vị danh tướng con nhà nòi

Cha ông ta nói cấm có trật "con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh". Nếu chưa tin có thể đối chiếu với cuộc đời đầy hiển hách của cha con danh tướng dòng họ Nguyễn Hữu. Cụ thể, Chiêu Quận công Nguyễn Hữu Dật là con trai của Tham tướng Chưởng cơ Nguyễn Triều Văn nên có tố chất con nhà võ tướng phát lộ từ thuở tóc chỏm ba đào.

Trong sách Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Viện sử học phiên dịch, NXB Thuận Hóa 2006), tập 1, phần truyện các bề tôi, khen ngợi Nguyễn Hữu Dật là người "sáng suốt có tài tài lược", ví như Gia Cát Lượng của nhà Thục thời Tam Quốc.

Vậy Nguyễn Hữu Dật là ai? Nguyễn Hữu Dật (1603 – 1681),là đại công thần của chúa Nguyễn tại Đàng Trong (thời Trịnh - Nguyễn phân tranh). Ông là người có công phò tá nhiều đời chúa Nguyễn, đánh lui nhiều cuộc Nam tiến của chúa Trịnh, giữ vững lãnh thổ Đàng Trong. Ông được phong làm Chiêu Vũ hầu. 

Theo phả hệ họ Nguyễn là cháu 18 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh và là cháu 8 đời của công thần Nguyễn Trãi nhà Lê Sơ. Nguyễn Hữu Dật và chi chúa Nguyễn (Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng) đều là con cháu Nguyễn Trãi, nhưng chi của vị tướng này là chi trên. Do dòng họ Nguyễn Trãi bị tản mát sau Vụ án Lệ Chi Viên và loạn lạc thời Nam Bắc triều, nên tổ tiên Nguyễn Hữu Dật đã lưu trú ở nhiều nơi: Ninh Bình, Hải Dương, Hà Đông, Thanh Hóa...

danh-tuong-nguyen-huu-dat-tai-gioi-the-nao
Ông là vị danh tướng văn võ song toàn

Nguyễn Hữu Dật sinh ở Thăng Long, cha là Nguyễn Triều Văn, tước Triều Văn hầu, theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa từ năm 1609 và chính thức định cư tại huyện Phong Lộc tỉnh Quảng Bình. Từ nhỏ, ông đã được khen là người thông minh, lanh lợi. 

Đại Nam chính biên liệt truyện chép: "Lúc mới lên vài tuổi, cùng đàn trẻ chơi đùa, Dật thường bày trận, đặt quân kỳ và quân chính, tự nhận mình là đại tướng”. Đấy, cái chí hướng làm tướng xông pha nơi trận tiền, đâu có ngẫu nhiên tự dưng mà có. 

Thấy con như thế, ông Triều Văn lấy làm mừng lắm, liền tìm thầy cho con theo học. Trò giỏi mà gặp thầy hay khác nào cá gặp nước. Thế nên, cũng sách trên cho hay “gặp được dị nhân, dạy cho binh pháp, bởi thế Dật học càng tiến”.

Năm Kỷ Mùi (1619), khi mới 16 tuổi, nhờ có tài văn học mà Nguyễn Hữu Dật đã được làm văn chức. Tiếc thay do tuổi nhỏ còn non nớt, chí khí bốc đồng chưa biết kìm nén nên một lần lỡ lời nói trái ý chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, chúa cho Dật về. 

Sau lần ấy, Nguyễn Hữu Dật không thối chí, trái lại còn tập rèn rũa bản thân điềm đạm hơn, siêng năng học hành. Một thời gian sau, học thuật tăng tiến đáng kể.

Vào năm Bính Dần (1626), Dật ở tuổi 23 được quay lại chốn quan trường làm văn chức. Chẳng những thế, ông còn được tham dự việc cơ mật của chúa, được chúa Sãi yêu quý. 

Mặc dù rất giỏi văn chương thế nhưng sự nghiệp, công danh của vị Chiêu Quận công tương lai này lại không nằm ở nơi màn trướng mà thuộc về con đường binh nghiệp. Và nghiệp binh đến với Nguyễn Hữu Dật vào năm Đinh Mão (1627).

Từ văn chức chuyển sang làm tướng

Từ năm 1627, Nguyễn Hữu Dật được bổ nhiệm là Giám chiến đi theo Tiết chế Tôn Thất Vệ đánh nhau với quân Trịnh. Khi quân Trịnh Tráng rút về, ông cùng Đào Duy Từ coi việc đắp lũy Trường lệ (tức Lũy Thầy).

Năm 1668, Nguyễn Hữu Dật cùng cha là Nguyễn Triều Văn đã đánh 1 trận nổi tiếng thắng quân Trịnh. Vậy nên vào năm sau, ông được thăng làm Cai cơ, Ký lục doanh Bố Chính. Ở tuyến đối đầu với quân Trịnh, ông dùng nhiều mưu kế, khéo léo sử dụng nội ứng làm rối ren hàng ngũ của quân địch. 

danh-tuong-nguyen-huu-dat-tai-gioi-the-nao-7
Tranh minh họa

Khi Nguyễn Hữu Tiến làm Tiết chế, Nguyễn Hữu Dật cũng làm Đốc chiến, đã từng đánh ra Bắc, chiếm 7 huyện phía Nam Nghệ An, lấy sông Lam làm ranh giới Nam - Bắc một thời gian rồi mới rút về.

Khi nói về danh tướng Nguyễn Hữu Dật của chúa Nguyễn buổi ấy, Việt sử yếu cho rằng “Nam triều có hai danh tướng: 1. Nguyễn Hữu Dật là người Gia Miêu ngoại trang (thuộc phủ Hà Trung, là nơi phát tích của nhà Nguyễn); 2. Nguyễn Hữu Tiến là người làng Vân Trai (thuộc phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Nam triều lại còn có một người lương tướng ấy là Đào Duy Từ”.

Danh tướng có tài xem thiên văn đánh trận như Gia Cát Lượng

Nguyễn Hữu Dật giỏi xem thiên văn, việc này đã được sử sách ghi chép. Và tài năng này đã giúp ông rất nhiều trong việc đánh trận. Trong đó có 2 câu chuyện như sau:

Chuyện đầu tiên diễn ra vào mùa thu năm 1657, khi chúa Trịnh Căn cho rằng tướng Thắng Nham đóng quân ở luỹ Đồng Hồn, đất ấy thấp và ẩm ướt, sợ đến mùa thu lụt, sẽ bị quân Nam đánh úp, nên muốn dời đồn đến chân núi Thổ Sơn.

Người do thám đem việc ấy về báo, Hữu Dật bảo Hữu Tiến: "Tôi đã tính đến ngày 25 là ngày Quý Hợi, sao Chẩn gặp triều độ mặt trời, tất có gió dữ mưa to, lại có khí đen suốt đến phần sao Đẩu. Mây trắng che vào chấn cung, phương bắc tức có nước lụt. Ta nhân dịp này, đánh úp đồn của Thắng Nham, tất là phá được”.

Đến ngày ấy quả nhiên mưa to gió lớn, nước sông lên cao. Hữu Dật đem quân thẳng tiến đến Đồng Hôn, theo nước lụt, đánh phá đồn ấy.

danh-tuong-nguyen-huu-dat-tai-gioi-the-nao-9
Hữu Dật có tài xem thiên văn như Gia Cát Lượng

Thắng Nham lên Thổ Sơn chạy trốn, quân chúa Nguyễn thu được khí giới rất nhiều. Thắng to, Hữu Tiến mừng bảo Hữu Dật: "Ông tính giỏi như thần vậy”. Hữu Dật khiêm tốn nói: “Nhờ oai linh chúa thượng và sức các tướng, tôi có giỏi gì đâu”.

Chuyện thứ hai diễn ra vào mùa thu năm sau tức năm Mậu Tuất (1658) khi Nguyễn Hữu Tiến muốn quấy rối quân Trịnh, chia quân lần lượt ra các huyện Đông Thành, Hưng Nguyên và Nam Đàn (Nghệ An) đánh phá. Quân Trịnh phòng thủ nghiêm cẩn, nên quân chúa Nguyễn phải rút về.

Chợt có tên Phạm Phượng đến quân thứ Hữu Tiến nói: "Năm ngoái Thắng Nham giữ Đồng Hôn, bị Đốc chiến (Nguyễn Hữu Dật) đánh thua, Trịnh Căn sai Tham đốc là Vân Khả lĩnh quân thay giữ. Vân Khả là người tham bạo, có thể tìm cách đánh lấy được”.

Hữu Tiến sai người nói với Hữu Dật. Hữu Dật mừng nói: “Trước đây ta xem thiên văn thấy mây đen che vào sao Khôi, ngày 11, Mậu Thìn, là ngày lục long, tất có mưa lụt. Nhân lúc nước lên to mà đánh, tất là thắng hắn”.

Tướng Đật bè hẹn Hữu Tiến hội quân để đánh. Đến ngày đó, quả nhiên mưa to, Hữu Dật trước đó đã đem thuyền quân ập đến lũy Đồng Hôn, đánh gấp. Quân Trịnh kinh sợ tan vỡ, Vân Khả trốn về Yên Trường, Hữu Tiến dẫn quân chiến thắng trở về.

Danh tướng "lắm mưu nhiều kế"

Nguyễn Hữu Dật còn nổi danh sử Việt bởi nhiều sử dụng nhiều mưu kế mà quan nhà Nguyễn từng ghi lại, có ý so sánh với Gia Cát Lượng thời nhà Thục. Ví dụ như vào năm 1660, khi Nguyễn Hữu Tiến bất hòa với Nguyễn Hữu Dật, giả hẹn với Hữu Dật cùng xuất quân đánh quân Trịnh rồi âm thầm rút quân về châu Nam Bố Chính.

Đêm ấy, Dật mặc áo giáp ngồi đợi đến lúc Hữu Tiến lui quân, thì quân Trịnh đã đến gần ngoài doanh trại rồi. Hữu Dật bèn sai ca hát nhảy múa nhưng bí mật sai chư quân dần dần lui về. 

Trịnh Căn nghe trong doanh trại có tiếng đàn ca sáo nhị thì nghi ngờ nên không dám đến gần. Hữu Dật rút được quân trở về đến Hoành Sơn mới hợp binh cùng Hữu Tiến.

danh-tuong-nguyen-huu-dat-tai-gioi-the-nao-2
Trịnh - Nguyễn phân tranh 7 lần

Để quân Trịnh không truy đuổi, Nguyễn Hữu Dật lại sai người kéo cành cây, tung bụi ở trong rừng và treo cờ lên ngọn cây để làm nghi binh. Quân Trịnh sợ có mai phục nên rút lui. 

Đến mùa đông năm 1661, Trịnh Căn đem quân xâm lấn vào Nam, Hữu Dật làm kế "vườn không nhà trống" đưa dân châu Nam Bố Chính vào trong đại lũy để cố thủ. Quân Trịnh cũng vì thế mà không thể tấn công được.

Rồi đến năm 1664, Hữu Tiến bị ốm, xin về hưu. Lúc dày Hữu Dật được cử làm Chưởng doanh, Tiết độ đạo Lưu Đồn. Sau trận đánh mùa đông năm 1672, quân Trịnh phải rút quân về, hai bên Trịnh – Nguyễn lấy sông Gianh làm giới hạn Nam Bắc, kết thúc cuộc chiến.

Dân ngưỡng vọng, nước ghi danh

Đến năm 1681, Nguyễn Hữu Dật qua đời, thọ 78 tuổi, được chúa Nguyễn phong là Tán trị Tĩnh nạn công thần, Đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ Tả quân Đô đốc phủ Chưởng phủ sự, Chiêu quận công, thụy là Cẩn Tiết.

Đến khi vua Gia Long lên ngôi, phong Nguyễn Hữu Dật là Thượng đẳng công thần, cho thờ phụ vào Thái Miếu, ấm thụ cho một người trong dòng dõi làm Đội trưởng được thế tập để coi việc thờ cúng, cấp cho 15 mẫu tự điền và 6 người coi mộ.

danh-tuong-nguyen-huu-dat-tai-gioi-the-nao-4
Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật tại Xã Quảng Thọ, Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Năm Gia Long thứ 9 (1810) lại cho thờ vào miếu Khai quốc công thần, truy phong ông là Đặc tiến Tráng vũ tướng quân, Hữu quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự Thái phó, đổi thụy là Nghị Vũ, tước Tĩnh quốc công, vẫn thờ phụ vào Thái Miếu. Đến năm Gia Long thứ 16 (1835), vua lại cho ông được thờ vào Vũ Miếu.

Sau này, 3 người con của Nguyễn Hữu Dật là Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Hữu Cảnh đều là danh tướng của chúa Nguyễn. Trong đó, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là người có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi.

Xem thêm: Cuộc đời tận tâm với vua, với nước, lòng dạ sáng tựa sao băng của vị tướng tài Lê Văn An

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Với tài cầm quân thao lược của mình, Lý Ông Trọng đã khiến giặc Hung Nô kinh sợ, không dám xâm phạm biên ải nhà Tần khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng nể phục.

Danh tướng nước Việt khiến quân Hung Nô khiếp sợ, được Tần Thủy Hoàng đúc tượng, gả công chúa là ai?
0 Bình luận

Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã lật đổ 2 tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Tuy nhiên, vị vua này qua đời đột ngột ở tuổi 39 với nhiều giai thoại bí ẩn được lưu truyền trong dân gian.

Cái chết không rõ ràng của Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị tướng bách chiến bách thắng
0 Bình luận

Sử sách nhắc đến vị tướng này có cả khen lẫn chê. Ông là người có tài năng thiên bẩm, văn võ song toàn nhưng sống lãng mạn, phóng túng vì thế gây nhiều tranh cãi.

Giai thoại về vị tướng 'lắm tài nhiều tật': Sống phóng túng nhưng làm giàu giỏi bậc nhất Đại Việt
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất