Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt
Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.
Bùi Thị Thơm là 1 trong số hơn 100 trẻ mồ côi đang sống ở cô nhi viện Thánh An Bùi Chu (Xuân Trường, Nam Định). Thơm được đưa đến cô nhi viện từ lúc 2 tuổi với tình trạng bại liệt toàn thân, tay chân co quắp. Nhờ sự chăm sóc, kiên trì nắn bóp phục hồi chức năng của các sơ mà tay chân em mới duỗi ra được như bây giờ.
Ở tuổi 24, trông em chẳng khác gì một đứa trẻ khi chỉ nặng chưa đến 30kg, tay chân teo nhỏ, không thể cầm nắm, đi lại được. Vì không thể ngồi được nên em phải di chuyển bằng chiếc xe đẩy tự chế như ván trượt. Mọi sinh hoạt hằng ngày của Thơm đều dựa vào sự trợ giúp của người khác.
“Đôi lúc nhìn các bạn thoải mái chạy nhảy em cũng thấy tủi thân lắm. Trong đầu hiện ra hàng tá câu hỏi, nhưng đó cũng chỉ là cảm xúc thoáng qua. Em không để mình chìm trong những suy nghĩ tiêu cực ấy quá lâu. Dù sinh ra với cơ thể không bình thường nhưng em vẫn thấy mình may mắn khi được “bố”, các “chị” và những người anh chị em trong cô nhi viện yêu thương. Mỗi khi cảm xúc của em đi xuống, em luôn được mọi người động viên, khích lên”, Thơm bộc bạch.

Sơ Phạm Thị Tươi, phụ trách văn phòng Cô nhi viện Thánh An Bùi Chu cho biết, những đứa trẻ được cưu mang, nuôi dưỡng ở cô nhi viện Thánh An Bùi Chu gọi linh mục Giuse Phạm Ngọc Oanh là “bố”, gọi các sơ là “chị” để gần gũi và dễ chia sẻ hơn.
Nhắc đến Thơm, sơ Tươi không giấu được niềm tự hào: “Từ nhỏ, Thơm đã là một cô bé ngoan ngoãn và rất thông minh. Dù nằm một chỗ, em vẫn luôn quan sát mọi thứ xung quanh. Nhìn vào đôi mắt Thơm, tôi tin cô bé sẽ làm nên điều đặc biệt”.
Khi Thơm lên 6 tuổi, sơ Tươi bắt đầu dạy em tập viết chữ. Những ngày đầu, việc cầm bút là thử thách lớn với cô bé. Không thể dùng tay, em phải ngậm bút bằng miệng và bắt đầu tập viết bằng những nét thẳng.
Do phải nằm sấp xuống thảm, cúi đầu để tập viết nên khi ngẩng, phần cổ và vai của em đau đến mức không thể cử động được. Nhưng cô gái Nam Định ấy chưa bao giờ than vãn, vẫn kiên trì luyện tập từng ngày. Sau nhiều cố gắng và nỗ lực, em đã thành công viết chữ bằng miệng.

Theo sơ Tươi chia sẻ, Thơm học rất giỏi, nhất là môn Toán. Chỉ những bài khó Thơm mới cần sơ Tươi giảng thêm. Khi thành thạo dùng bút bằng miệng, ngoài viết chữ, Thơm còn bắt đầu tập vẽ tranh, tô màu.
Năm lên 10 tuổi, Thơm bộc lộ rõ niềm đam mê và năng khiếu đối với hội họa nên em đã dành nhiều thời gian hơn để tập vẽ. Ban đầu chỉ là những bông hoa, ngôi nhà đơn giản. Càng vẽ, em lại càng say mê. Có những lúc Thơm mải mê vẽ đến quên giờ giấc, khi buông cây cọ thì miệng đã tê cứng, cổ cũng mỏi nhừ.
Suốt 10 năm kiên trì tự mình tập vẽ, tự mày mò pha mực, từ những bức vẽ đơn giản, cô gái Nam Định đã có thể vẽ được những bức tranh phong cảnh có chiều sâu.
Với Thơm, vẽ tranh không chỉ là sở thích mà còn là cách để em thể hiện khát vọng và nghị lực sống của mình. Em luôn ao ước được ra bên ngoài, ngắm nhìn thế giới rộng lớn. Những lần được các "chị" trong cô nhi viện đưa đi dạo phố, chọn vài món đồ nhỏ, với em, đó đều là những khoảnh khắc quý giá, đáng trân trọng.
Năm 2021 là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Thơm.
Thơm nhớ lại: “Năm đó có 1 bác sĩ về cô nhi viện làm thiện nguyện. Bác xem tranh của em và rất thích nên đã mang đi dự một triển lãm. Những bức vẽ và câu chuyện của em đã chạm đến được trái tim của nhiều người. Từ đó, thỉnh thoảng lại có người động viên, khích lệ em bằng cách đặt mua những bức tranh do em vẽ. Lúc đó em vui sướng lắm vì cảm thấy bản thân mình cũng có ích cho cuộc đời này”.
Gần đây, số người biết đến tài năng của Thơm ngày càng nhiều hơn. Có vài họa sĩ tìm đến tận cô nhi viện để dạy thêm kỹ thuật vẽ, mở ra cho Thơm một chân trời mới về hội họa. Từ vẽ tranh phong cảnh, Thơm đang tập vẽ chân dung và mong muốn được học bài bản hơn nữa.
Thơm tâm sự: “Em muốn được học vẽ và học cả tiếng Anh nữa. Từ nhỏ em đã khao khát trở thành họa sĩ thực thụ. Không phải vì danh tiếng mà em muốn truyền cảm hứng tới cho mọi người, rằng dù cơ thể có khiếm khuyết nhưng nếu chúng ta cố gắng, nỗ lực sống và nghĩ tích cực, luôn tiến về phía trước thì bản thân vẫn có thể làm được tất cả”.
Với nghị lực phi thường, cô gái Nam Định ấy đã vẽ lên những bức tranh cuộc đời mình một cách tươi sáng và đầy rực rỡ rực rỡ. Dù cuộc đời nghiệt ngã lấy đi của Thơm đôi chân, đôi tay nhưng không thể dập tắt được ngọn lửa đam mê trong em.
Xem thêm: Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu
Tin liên quan
Cô gái 9X ấy là Nguyễn Thị Việt An (32 tuổi, Phú Yên), chị đã thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng để chăm sóc, hỗ trợ trẻ em miền núi khó khăn trong tỉnh.
Là 1 trong 38 tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt, chàng trai khiếm thị - Phùng Văn Minh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người.
Vượt nghịch cảnh, cặp vợ chồng ở TP.Đồng Hới, Quảng Bình đã gắn bó hơn 20 năm với nghề khảm trai, vẽ nên câu chuyện tình yêu đẹp và đầy nghị lực.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.