Sử Việt có 1 ông vua được lên ngôi do thời cuộc đưa đẩy, sau lại bị ép trả ngai vàng cho cháu, đó là ai?

Vị vua bị thời cuộc đưa đẩy lên ngôi, rồi lại bị ép trả lại ngai vàng ấy chính là vua Lê Ý Tông - cháu ngoại của bà Vũ Thái phi họ Trịnh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lê Ý Tông (29 tháng 3 năm 1719 – 10 tháng 8 năm 1759), tên húy là Lê Duy Thận. Ông là hoàng đế thứ 14 của nhà Lê Trung hưng và thứ 25 của nhà Hậu Lê, đồng thời vua Lê Ý Tông cũng là Thái thượng hoàng cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Sử chép, Lê Ý Tông là con thứ 11 của Lê Dụ Tông, thân mẫu chưa rõ là ai. Có tư liệu khác nói rằng, ông là cháu ngoại của bà Vũ Thái phi họ Trịnh. 

Cuộc đời Lê Ý Tông đáng nhớ nhất có lẽ là chuyện được đưa lên ngôi rồi lại bị ép trả lại ngai vàng. Sự tình được sử sách chép như sau:

Ngày 15 tháng 4 năm Ất Mão (1735), vua Lê Thuần Tông (Lê Duy Tường) mất sau một thời gian lâm bệnh, thọ 36 tuổi, ở ngôi được 3 năm (1732-1735), chúa Trịnh Giang sai quần thần tìm xét xem vị hoàng thân nào nổi bật về tài đức để đón lập lên làm vua. Cuối cùng, chọn lấy hoàng thân Lê Duy Thần, em ruột Lê Thuần Tông đưa vào cung tôn làm vua vào ngày 27 tháng 4 năm Ất Mão (1735), đặt niên hiệu là Vĩnh Hựu.

Vĩnh Hựu đế (tức Lê Ý Tông) lên ngôi lấy ngày sinh nhật của mình gọi là “Xuân hòa thánh tiết”, xá cho thiên hạ 2 phần 10 thuế tô, dung cho cả nước. Tuy nhiên ít người biết rằng việc lên ngôi của Lê Ý Tông hoàn toàn do chủ ý của chúa Trịnh Giang.

Chuyen-vua-Le-Y-Tong-bi-ep-tra-lai-ngai-vang-cho-chau
Chúa Trịnh Giang

Sử sách cũng chép rằng, chúa Trịnh Giang còn có tên khác là Trịnh Khương, con của chúa Trịnh Cương, nối ngôi chúa tháng 10 năm Canh Tý (1720), đây là một người háo danh, ngang ngược, chuyên quyền, ham mê tửu sắc, thích làm oai làm phúc, không chịu nghe lời người hiền, tin dùng bọn xu nịnh.

Chính vì không nối theo chế độ cũ, bãi bỏ các phép tắc về tài chính, thuế khóa mà cha ông cùng triều đình cất công suy nghĩ, đặt ra để ổn định đất nước nên thời Trịnh Giang cầm quyền, xã tắc rối ren, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, kinh tế sa sút, chính trị suy đồi. Không những vậy, Trịnh Giang còn hống hách, luôn tìm cách áp chế, o ép vua Lê, không ý thức được tầm quan trọng của liên minh chính trị Lê - Trịnh khiến cho quan hệ giữa cung vua và phủ chúa ngày càng lỏng lẻo, dẫn tới việc con cháu họ Lê có người căm giận, bất mãn mà dấy binh nổi lên như trường hợp hoàng thân Lê Duy Mật...

Có thể thấy, Trịnh Giang ngang ngược vô cùng trong quan hệ với cung vua, tỏ rõ sự coi thường như chuyện vu oan cho Vĩnh Khánh đế (Lê Duy Phường) rồi lại phê ngôi vua đem giam cầm, sau đó giết hại. Liên quan đến việc lên ngôi của Lê Ý Tông, chính Trịnh Giang là người chủ định quyết việc này với mục đích đưa một người trẻ tuổi, dễ điều khiển hơn là một người trưởng thành, có chí khí. 

Đại Việt sử ký tục biên cho biết như sau: “Trước đó vua (tức Thuần Tông) bị ốm, chúa Trịnh Khương (Giang) sai trọng thần vào tẩm điện chăm sóc, nhân đó xét hoàng thân xem ai đáng lập làm vua. Lúc bấy giờ con trưởng của vua là Duy Diêu (sau này là Hiển Tông Vĩnh hoàng đế) tuổi đã 19. Em vua là Duy Thần, là cháu gọi Thái phi Vũ thị bằng cô, được nuôi ở trong phủ chúa, tuổi 17. Chúa ngại Duy Diêu đã trưởng thành, có trí khôn và nghĩ Duy Thần là chỗ thân quyến quen lờn, dễ chế ngự, bèn nói thác rằng Duy Thần có diện mạo giống tiên đế (Dụ Tông) nên quyết ý lập làm vua; quần thần cũng theo ý chúa, không ai bàn khác cả. Ngày Giáp Ngọ cáo ở Thái Miếu. Ngày Bính Thân, Duy Thần lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Vĩnh Hựu”.

Khâm định việt Sử thông giám cương mục chép: "Giang lập Duy Thận, em nhà vua (hoàng đệ), lên ngôi, đổi niên hiệu, đại xá. Duy Thận, con thứ mười một của Dụ Tông và là em Thuần Tông. Lúc ấy Duy Thận 17 tuổi, kém Duy Diêu, con cả nhà vua (hoàng trưởng tử) 2 tuổi. Nhưng Trịnh Giang e rằng Duy Diêu tuổi đã trưởng thành, và nhận thấy Duy Thận là cháu ngoại bà thái phi Vũ Thị (bà của Trịnh Giang), trước kia vẫn nuôi nấng ở trong phủ, thân cận yêu đương có phần dễ kiềm chế. Giang mới nói thác ra rằng diện mạo Duy Thận giống như tiên đế, nên quyết ý lập làm vua. Bầy tôi không ai dám nói gì cả”.

Chuyen-vua-Le-Y-Tong-bi-ep-tra-lai-ngai-vang-cho-chau-0
Triều đình thời Lê trung hưng

Trịnh Giang chuyên quyền, không e dè gì, đã thế lại ham mê sắc đẹp, dâm dục bừa bãi nên bị bệnh kinh quý (tâm thần hoảng hốt), phải ở ẩn trong hầm sâu dưới đất. Trước tình hình đó, vào tháng Giêng năm Canh Thân (1740), mẹ Trịnh Giang bàn với một số đại thần đưa em Trịnh Giang là Trịnh Doanh lên thay ngôi chúa, tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương.

Thay anh lên ngôi chúa, Trịnh Doanh đã thực hiện một loạt biện pháp khắc phục, một trong những việc làm đầu tiên và quan trọng nhất đó là "thay vua mới". Trịnh Doanh đã thể hiện quyền uy của mình bằng việc tự phong làm Nguyên soái, Tống quốc chính, Minh Đô vương. Khi đó Lê Ý Tông đã ở ngôi được gần 5 năm; “lúc bấy giờ trong nước nhiều biến cố, dân sinh hai lòng. Chúa Trịnh Doanh nghĩ rằng hoàng điệt Duy Diêu (cháu gọi vua bằng chú) là ngành trưởng đáng làm vua, nên theo đúng phép tắc để lấp đường kẻ phản trắc. Bèn xin vua trả ngôi cho cháu trưởng để trong nước yên ổn. Vua nghe theo, lấy ngày 21 Canh Thân truyền ngôi. Tờ chiếu truyền ngôi có câu rằng: Nghĩa chốn biên cương còn có đứa ngu xuẩn, ngang ngạnh, muốn cho kinh kỳ được yên mà bờ cõi được yên lặng, xét lẽ chính đáng nên duy tôn dòng đích, cốt để trọng tông thống mà thống nhất nhân tâm”. Tờ chiếu ban xuống, dân tình vui mừng lắm. Ngày ấy Duy Diêu lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Cảnh Hưng, tôn vua là Thái thượng hoàng” (Đại Việt sử ký tục biên).

Chuyen-vua-Le-Y-Tong-bi-ep-tra-lai-ngai-vang-cho-chau-4
Chúa Trịnh Doanh

Chuyện Lê Ý Tông bị ép trả ngôi báu cho cháu còn liên quan đến 1 câu chuyện lỳ lạ mà sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục có chép như sau: "Duy Diêu, râu rồng, mắt phượng, là con trưởng Thuần Tông và là cháu nhà vua (Ý Tông Duy Thận). Duy Diêu lấy địa vị người con trưởng, đáng được lập làm vua từ trước. Nhưng vì chú ruột là Duy Mật dấy quân, nên Trịnh Giang truất đi, đã lâu vẫn bị giam cấm. Trịnh Doanh mật sai người dời Duy Diêu đến ở nhà Bính quận công Vũ Tất Thận. Trước đây, Tất Thận chưa biết việc này. Một đêm, nằm mộng thấy một người "kẻ cả" đến nhà, cờ quạt âm nhạc, hệt như nghi trượng thái bình thiên tử. Sáng hôm sau, thấy Duy Diêu đến. Tất Thận bèn đem việc này nói với Doanh. Doanh muốn nhờ vào phúc đức Duy Diêu, mới cùng các đại thần bàn định tôn lập làm vua và xin nhà vua nhường ngôi cho Duy Diêu”.

Cũng theo sách này: "Lúc bấy giờ giặc cướp tràn lan, dân tình náo động. Doanh nghe nói mộng ấy, cho là điềm tốt, muốn nhờ phúc đức của vua để yên quốc gia, bèn lấy cớ chuộng dòng đích, tâu xin Ý Tông nhường ngôi cho vua. Lúc bấy giờ quyền ban tước, khen thưởng, cho hay lấy, tha hay giết và việc chinh phạt đều do nhà chúa quyết cả”. Tiếp đó còn có lời bình về Lê Ý Tông như sau: “Vua lúc lên ngôi là em nối anh. Lúc nhường ngôi lại là chú trả cháu, việc người mà ý trời, chứ chả có lòng nào. Rút cục lại được tôn xưng, hưởng mỹ thụy, há chẳng là ngẫu nhiên đó sao”.

Sau khi bị ép trả ngôi báu, Lê Ý Tông sống âm thầm trong cung cấm với vai trò Thái thượng hoàng. Vào tháng 6 nhuận năm Kỷ Mão (1759) Lê Ý Tông mất ở điện Kiền Thọ, hưởng thọ 41 tuổi. Triều đình dâng tôn thụy cho ông là Ôn gia Trang túc Khải túy Minh mẫn, khoan hồng, Uyên duệ Huy hoàng đế.

Xem thêm: Vua Lê Hy Tông và chuyện đăng cơ "bất đắc dĩ"

Đọc thêm

Trong mắt người đời, chúa Trịnh Tùng là người tài giỏi, là thiên tài quân sự gây dựng cơ đồ nhà chúa. Song ông cũng là người có giã tâm... Và khi nhắc đến Trịnh Tùng không thể không nhắc tới giai thoại 2 lần bị con làm phản.

Khiếp đảm với cách trừng trị đứa con phản phúc của chúa Trịnh Tùng
0 Bình luận

Lê Thần Tông là vị vua có nhiều kỷ lục trong sử Việt. Sinh thời ông đã 2 lần lên ngôi, có đến 4 người con làm hoàng đế và lấy người vợ ngoại quốc.

Vua Lê Thần Tông: 2 lần lên ngôi, có 4 con làm hoàng đế, lấy vợ ngoại quốc
0 Bình luận

Theo ghi chép của sử cũ, cha con Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tôn đều là con cầu tự. Và đến khi khuất núi cũng có nét tương đồng nhau dù công nghiệp, thời gian trị vì dài ngắn dị biệt.

Huyền tích ly kỳ xung quanh chuyện sinh - tử của cha con vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất