Chuyện về người thầy luôn sát cánh với những mảnh đời bất hạnh

Thầy giáo Phan Văn Tính (giáo viên mầm non, Trường chuyên biệt Tương lai Đà Nẵng) đã không quản khó khăn, vất vả để sát cánh, tận tình chăm sóc trẻ khuyết tật suốt nhiều năm qua.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều trẻ không may sinh ra phải gánh chịu nỗi đau khi mắc phải một khiếm khuyết, dị tật,... để hòa nhập với cuộc sống gia đình, cộng đồng là một điều không hề dễ dàng.

Để góp phần giúp đỡ bản thân nhiều đứa trẻ bất hạnh, xoa dịu nỗi đau cho biết bao gia đình, 25 năm về trước, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) đã quyết định thành lập trường Dạy trẻ khuyết tật Tương Lai, nay là Trường Chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng với nhiệm vụ cao cả chăm sóc, nuôi dạy trẻ khuyết tật.

Qua ngần ấy năm, những đứa trẻ bất hạnh luôn được sống trong vòng tay yêu thương, chăm sóc tận tình của thầy cô giáo, nhân viên Trường chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng.

chuyen-ve-nguoi-thay-luon-sat-canh-voi-nhung-manh-doi-bat-hanh-0
Vì “cái duyên”thời sinh viên mà thầy Tính lại chuyển sang học chuyên ngành giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật, theo đuổi ước mơ được dạy dỗ, chăm sóc cho trẻ em sinh ra đã mang trên mình những dị tật

Trong số các thầy, cô giáo tại trường Chuyên biệt tương lai Đà Nẵng, có một người thầy đã tận tình gắn bó, chăm sóc những trẻ em khuyết tật suốt 10 năm qua. Dù gặp không ít khó khăn bởi dạy học cho trẻ em bình thường đã khó, dạy trẻ khuyết tật còn khó gấp nhiều lần, nhưng thầy giáo Phan Văn Tính luôn coi sự tiến bộ từng ngày của các trò nhỏ là niềm vui, hạnh phúc của chính mình.

Thầy Phan Văn Tính (SN 1984, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), từng học chuyên ngành kinh tế. Với tính cách hòa đồng, nhiệt tình, cậu sinh viên năm nhất, thường xuyên tham gia nhiều hoạt động tình nguyện và nhiều lần Tính được tiếp xúc với các em học sinh khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc da cam.

Vì “cái duyên” thời sinh viên mà thầy Tính lại chuyển sang học chuyên ngành giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật, theo đuổi ước mơ được dạy dỗ, chăm sóc cho trẻ em sinh ra đã mang trên mình những dị tật.

Tốt nghiệp Khoa giáo dục đặc biệt, trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Nha Trang từ năm 2009, thầy Tính đã tình nguyện về công tác tại Trường chuyên biệt Tương lai.

chuyen-ve-nguoi-thay-luon-sat-canh-voi-nhung-manh-doi-bat-hanh-8

“Buổi đầu lên lớp của kỳ kiến tập sư phạm với tiết dạy chính tả cho học sinh khiếm thính đối với mình chắc không bao giờ quên. Dù được đào tạo qua trường lớp nhưng bởi lý thuyết khác hẳn với khi tiếp cận thực tế và không khỏi tránh khỏi những lúng túng, lo lắng, khi không biết gỡ rối theo hướng nào.  Sau đó cứ tranh thủ thời gian rảnh, mình đọc lại lý thuyết, để hỗ trợ việc lên lớp”, thầy Tính nhớ lại.

 Lớp học của thầy Phan Văn Tính và 10 học trò đặc biệt với nhiều lứa tuổi khác nhau, những dị tật khác nhau như: chứng tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động… và cách tiếp thu cũng khác nhau. Do vậy, không thể nào áp dụng phương pháp dạy học bình thường được. Thầy Tính phải cất công chỉ dạy từng em một, dạy đi dạy lại chúng nó mới nhớ được. Còn chưa kể đến phần lớn, những trẻ bị khuyết tật thường nổi giận, đập phá đồ đạc. Những lúc như vậy, thầy Tính luôn vỗ về, an ủi giúp các em trở lại bình thường.

“Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ khuyết tật càng khó hơn. Có những kiến thức đối với học sinh bình thường thì không học cũng biết nhưng với học sinh khuyết tật lại vô cùng cần thiết. Chẳng hạn, ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo, chào hỏi ba mẹ, thầy cô, nói cảm ơn - xin lỗi…

Nhiều hôm đang cho các con ăn còn tát, phun hết đồ ăn lên mặt. Nhưng rồi khi nhìn các con trở về với con người thật, nét khờ khạo, ngây ngô lại hiện rõ. Nhìn các con tiến bộ rõ rệt, biết quét nhà, lặt rau, rửa bát… Lúc đó mình lại tiếp thêm sức lực, đặt tất cả niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn cho trẻ khuyết tật.”– Thầy Tính tâm sự.

chuyen-ve-nguoi-thay-luon-sat-canh-voi-nhung-manh-doi-bat-hanh-4

Thầy Tính cũng cho hay khó khăn lớn nhất không phải chỉ đến từ các em mà có nhiều phụ huynh hiểm lầm về việc uốn nắn, hướng dẫn trẻ trong các tình huống, không hợp tác.

Mong mỏi duy nhất của thầy Phan Văn Tính là phụ huynh gần gũi, chịu khó trao đổi thông tin về học sinh để hỗ trợ cho giáo viên trong chăm sóc và can thiệp tật cho trẻ. Thầy Tính cũng luôn trăn trở phải làm sao để các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui mà không thấy áp lực, nặng nề. Để có được điều đó, phải khắc phục những điểm hạn chế của chương trình... 

Với những đứa trẻ đặc biệt như thế này thì mình càng phải kiên nhẫn bởi chỉ cần thiếu đi chút nhẫn nại thôi, thì có thể số phận các em sẽ khác đi. Trẻ em, lại là trẻ khuyết tật thì rất tinh ý, ai yêu thương, quan tâm các em thật lòng, các em đều biết cả. Và khi bé biết mình được thầy cô giáo dành trọn sự yêu thương, chăm chút thì giáo viên dễ kích thích được sự phát triển của trẻ.” – Thầy Tính cho hay.

Không chỉ là một người dạy dỗ, uốn nắn từng nét chữ cho các em mà thầy Tính còn là một người cha tô vẽ cuộc sống, chắp cánh ước mơ cho các em.

Em Huỳnh Bá Nhất- Trường Chuyên biệt Tương lai TP Đà Nẵng. Nhất được gửi đến trường từ hai năm, khi nói còn chưa rõ. Sau thời gian được thầy Tính dìu dắt giờ Nhất tuy nói còn chậm nhưng Nhất thể nói rõ câu “Con học ở trường này đã hai năm rồi, con rất thích học ở đây, học đây rất vui.”

Em không ngần ngại khi vẽ lên trang giấy trắng khoe về ước mơ trở thành một giáo viên như thầy Tính cho mọi người.

Đối với các giáo viên trường chuyên biệt, có không ít giáo viên trẻ khi về trường không thể trụ lại, vì áp lực công việc và cả áp lực gia đình.  ngoài giáo trình dạy học bình thường, còn có một giáo trình khác rất quan trọng đó là tấm lòng bao dung, khen nhiều hơn chê, thưởng nhiều hơn phạt, sự kiên trì, yêu thương học trò, hòa đồng với đồng nghiệp…

“Với tôi, thầy Phan Văn Tính là một đồng nghiệp rất là chăm chỉ và rất tâm huyết với tất cả các em. Thầy có một tình thương vô bờ bến đối với học sinh. Thầy có tầm nhìn rất tốt. Thầy Tính là một người thầy tâm huyết với tất cả các em học sinh trong trường khuyết tật này.” - Cô giáo Trần Thị Minh Yến, giáo viên trường Chuyên biệt tương lai Đà Nẵng chia sẻ.

Thầy Nguyễn Duy Tuyên - Phó hiệu trưởng trường Chuyên biệt tương lai thành phố Đà Nẵng cho biết, thầy Tính luôn tận tâm, thương yêu học trò, chịu khó tìm kiếm những phương pháp dạy phù hợp nhất giúp các em sớm hòa nhập với cộng đồng.

Thầy Nguyễn Duy Tuyên khẳng định, nhiều năm liền, thầy Tính là giáo viên giỏi cấp trường, cấp thành phố.

Từ năm 2010, nhà trường xây dựng khung chương trình cho học sinh khuyết tật trí tuệ. Trong số đội ngũ giáo viên của trường, thầy Tính là giáo viên trẻ, có kỹ năng sử dụng máy tính, thầy không chỉ giúp đồng nghiệp mà còn tiên phong trong xây dựng khung chương trình này.

Với  10 năm tận tụy giúp những đứa trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, thầy Phan Văn Tính đã được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 7 năm liền, danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” năm học 2017-2018.  Viện khoa học giáo dục Việt Nam đã cấp chứng nhận về những đóng góp tích cực của thầy Tính trong hợp tác nghiên cứu giáo dục đặc biệt Việt Nam vào năm 2016. Song, hơn hết, phần thưởng lớn nhất mà thầy Tính có được, đó chính là sự tiến bộ từng ngày của các trò nơi đây.

Cái không khí se se lạnh của mùa đông đang gõ cửa từng phòng học ở trường Chuyên biệt tương lai thành phố Đà Nẵng nhưng trong lớp học nhỏ của thầy Tính cũng như những thầy cô khác vẫn luôn ấm áp bởi những tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ, vì tình thương yêu của “người lái đò” dành cho học trò của mình…

(Theo BVPL)

Xem thêm: Lớp học tiếng Anh miễn phí của thầy giáo đặc biệt: Dù bị tàn tật, mình vẫn muốn làm điều ý nghĩa

Đọc thêm

Với tâm niệm, mang sự tử tế để làm đẹp cho đời, anh Lâm Thắng sáng đi làm công nhân, tối về mở lớp học tình thương xóa mù chữ cho trẻ em nghèo.

13 năm 'gieo chữ' ở lớp học 0 đồng của 'thầy giáo công nhân' Lâm Thắng
0 Bình luận

Lớp học 0 đồng giữa lòng thành phố Đà Nẵng đã hoạt động được hơn 1 năm. Đây là nơi bồi dưỡng kiến thức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Lớp học 0 đồng giữa lòng thành phố Đà Nẵng
0 Bình luận

15 năm qua, "thầy giáo" Huỳnh Quang Khải đã gieo con chữ cho hơn 1000 em học sinh không có điều kiện đến trường...

Việc tử tế của 'thầy giáo' ở lớp học tình thương Ngọc Việt
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 24 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất