Chuyện thầy giáo Phú Yên "giữ chân" học trò nghèo với xe đạp cũ
Thương học trò nghèo phải bỏ học vì nhà xa, khó đi lại, nhiều năm qua thầy giáo Huỳnh Quang Sơn đã miệt mài tìm mua xe đạp cũ, sửa lại rồi tặng cho các em.

Ở xã EaChrang (huyện Sơn Hòa, Phú Yên), phần lớn các gia đình đồng bào đều có hoàn cảnh khó khăn, không trang bị nổi một chiếc xe đạp để con em mình đến lớp. Trường xa, nghèo đói khiến nhiều em từ bỏ việc học rất sớm.
Đã gần 2 năm qua, nghe ở đâu có người cho xe đạp cũ nhưng không có nhu cầu sử dụng nữa thì thầy Huỳnh Quang Sơn - giáo viên trường THCS Đinh Núp (xã EaChrang, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đều đến tận nơi để vận động xin về sửa chữa. Sau khi đem về nhà, đối với những chiếc xe còn mới thì thầy phun sơn, điều chỉnh các linh kiện để đảm bảo xe có thể sử dụng tốt. Còn đối với những chiếc xe đã quá cũ, thì thầy tháo rời, lựa chọn những bộ phận còn dùng được để lắp ráp thành một chiếc xe hoàn chỉnh.

Với cách làm của mình, từ đầu năm 2017 đến nay thầy Sơn đã tặng 29 xe đạp cho các em học sinh nghèo tại ngôi trường mình giảng dạy. Thầy giáo tâm sự: "Giảng dạy tại ngôi trường là vùng có đặc biệt khó khăn, nên mình thường xuyên chứng kiến việc các em bỏ học giữa chừng. Mà nguyên nhân chính của việc bỏ học này là do nhà các em xa, trong khi đó thì cha mẹ không có điều kiện để mua xe đạp. Trước những khó khăn của các em, cộng với việc mình cũng có tí nghề về sửa xe đạp nên mình quyết định xin xe đạp cũ về sửa chữa để tặng cho các em học sinh khó khăn làm phương tiện đi lại.
Nghe ở đâu có xe đạp cũ mà họ không có nhu cầu sử dụng nữa thì mình đến tận nơi để vận động họ quyên góp đem về sửa chữa. Nguồn kinh phí để sửa chữa cũng không có nhiều cho nên bản thân đã liên hệ với một cơ sở phế liệu để họ giúp mình đổi những thứ cũ không thể sử dụng thành cũ còn dùng tốt. Từ đó, mà mình 'biến' những chiếc xe bỏ đi thành những chiếc xe có thể sử dụng tốt để tặng cho các em học sinh nghèo…".

Chia sẻ thêm về việc làm của mình, thầy Sơn nói: "Hồi mình mới làm việc này, nhiều người cũng nói mình ngớ ngẩn, nhưng sau này làm được rồi, thấy hiệu quả, các em không bỏ học giữa chừng nữa, mình vui lắm. Trong những năm học tới mình sẽ cố gắng duy trì chương trình này, để tiếp tục tạo điều kiện cho các em đến trường, đến lớp…".
Đánh giá về chương trình của thầy Sơn, ông Phạm Văn Tuyên, phó hiệu trưởng Trường THCS Đinh Núp nói: “Tôi thấy việc làm của thầy Sơn rất là ý nghĩa và thiết thực. Ở trường đã từng triển khai rất nhiều mô hình nhằm mục đích “giữ chân” các em đến lớp nhưng không hiệu quả, còn mô hình của thầy Sơn thì đi sát với thực tế.Những năm trước đây, mỗi năm đều có học sinh bỏ học. Từ khi thầy Sơn thực hiện chương trình tặng xe thì trong năm học 2017-2018 và học kỳ I năm 2019 thi trường chưa ghi nhận trường hợp bỏ học nào. Lãnh đạo nhà trường và các thầy cô giáo trong trường rất hoan nghênh và biểu dương việc làm đầy ý nghĩa của thầy Sơn. Trong thời gian đến, nhà trường cũng sẽ phối hợp tạo điều kiện để thầy Sơn tiếp tục thực hiện chương trình tặng xe ý nghĩa này…”.
Theo Dân Trí
Xem thêm: Chuyện chàng trai nghèo Kiên Giang nỗ lực theo đuổi ước mơ thành thầy giáo
Đọc thêm
Sam Mittal (37 tuổi, quốc tịch Anh) đã đến vùng cao Việt Nam dạy tiếng Anh cho đồng bào với mong ước giúp họ thay đổi cuộc sống.
Suốt 9 năm qua, thầy Sơn Hoàng Huy (35 tuổi, giáo viên Trường THCS - THPT Mỹ Thuận, Mỹ Tú, Sóc Trăng) đều đặn trích tiền lương và vận động nhà hảo tâm giúp đỡ các em.
Tuy phải di chuyển xa xôi, lại bân rộn công việc chính, nhưng thầy giáo trẻ này vẫn đều đặn tới lớp học miễn phí gieo chữ cho trẻ em nghèo.
Tin liên quan
Gặp khó khăn khi tìm kiếm tài liệu học tập, nam sinh Văn Hữu Hoàng Dũng đã tạo ra trang web bổ ích, đạt giải nhất trong cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong đoàn viên, thanh niên" do Tỉnh đoàn Thừa Thiên – Huế tổ chức.
Khi mẹ tôi lấy cha tôi thì anh Thành 5 tuổi. Anh Thành là con riêng của cha tôi với người vợ trước. Cuộc sống hằng ngày tôi chả thấy có gì ngăn cách tình cảm gia đình có 4 thành viên của tôi cả...
Có một câu nói như sau: "Người hướng ngoại có thể kiểm soát thế giới, nhưng người hướng nội có thể sáng tạo ra thế giới". Vì sao lại thế?
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.