Chuyện buồn của Tú: 12 tuổi trở thành trụ cột gia đình, ngày đi học, tối lang thang bán vé số nuôi đàn em thơ

Mỗi ngày của Tú không phải là những trang sách trong trường mà là những tờ vé số lề đường. Bố bỏ đi, mẹ thần trí bất ổn, Tú trở thành trụ cột gia đình, tối tối lang thang bán vé số nuôi đàn em thơ dại.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày đi học, tối bán vé số nuôi đàn em thơ

Cậu bé Lê Thành Tú (ngụ xã Đức Chinh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) sinh ra trong một gia đình nghèo. Bốn anh em Tú lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà ngoại. 

Năm Tú học lớp 3 thì bố bỏ đi biệt tích. Đó cũng là lúc mẹ Tú (chị Tô Thị Mỹ Hạnh) sinh con gái. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Hạnh nghe người ta rủ rê, để lại 3 anh em Tú cho bà ngoại chăm sóc rồi sang xứ người xuất khẩu lao động. 

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho
Câu chuyện đầy nghị lực của cậu bé Lê Thành Tú khiến nhiều người cảm phục

Vì lao động trái phép nên không lâu sau đó chị Hạnh bị bắt, đánh đập và giam giữ ở nơi đất khách quê người hơn 1 năm. Vào hè năm đó, Tú bắt đầu theo anh và bà ngoại đi bán vé số dạo. Đây cũng là công việc Tú duy trì cho đến bây giờ.

Ngày nào Tú cũng cùng anh trai là Tô Văn Nhân (15 tuổi) theo bà ngoại đạp xe lên trung tâm cách nhà khoảng 4km bán vé số mưu sinh. Hôm nào "tốt ngày" thì bà cháu bán được đến 150 tờ vé số, được về nhà sớm, có tiền mua đồ ăn để no bụng và anh em Tú cũng có thời gian để học bài. Thế nhưng cũng có buổi "xấu ngày", vé số "ế" dữ lắm. Đêm trời lạnh, mưa gió, không bán được nhiều, hai anh em Tú phải nhường phần ăn cho bà ngoại và hai đứa em thơ.

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-0
Anh em Tú không có bàn để ngồi học
chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-9

Về phần chị Hạnh, sau vài năm trở về nước thì cố "đi thêm bước nữa" và sinh ra thêm 1 người con gái (là em cùng mẹ khác cha với Tú). Cả 4 anh em Tú đều theo họ mẹ vì bố mẹ các em không có hôn thú với nhau. Từ khi về quê, chị Hạnh thần trí bất ổn, có lẽ do di chứng bị đánh đập ở xứ người. Cũng vì thế mà gánh nặng đè lên bà ngoại và hai anh em Tú.

Kể về hoàn cảnh gia đình, bà Thịnh (bà ngoại Tú) cho biết: "Từ lúc con Hạnh về, tôi bị thoát vị đĩa đệm nên không đi bán được nữa, để hai đứa cháu đêm nào cũng đạp xe mấy cây số đi bán. Mẹ tụi nhỏ có bán nhưng tâm trí không bình thường, chẳng bán được bao nhiêu, mấy vé ế của con Hạnh đều phải đưa thằng Tú đi bán. Có hôm về trễ quá nên vừa về là thằng nhỏ ngủ ngay, không còn sức để học bài nữa”.

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-3
Cả đời vất vả vì con cháu nhưng bà Thịnh vẫn rất lạc quan, mong các cháu được học hành tử tế

Vì hoàn cảnh như thế nên Tú buộc phải "trưởng thành sớm". Sau giờ học, Tú trở về nhà ăn trưa rồi tranh thủ đi bán cho kịp trước giờ xổ số, đến tối lại cùng anh trai đạp xe lên trung tâm xã bán tới tận khuya mới về. 

Nhưng phần lớn vé số đều do Tú bán vì "người ta thấy em nhỏ, thương tình mua giúp nên bán được hơn" - Tú giải thích thi được hỏi vì sao hai anh em cùng bán mà Tú "đắt khách" hơn.

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-2
Đây là hình ảnh quá đỗi quen thuộc của Tú sau mỗi buổi tan trường
chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-7
chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-6

Cũng theo Tú, thỉnh thoảng có khách tốt bụng còn cho bịch bánh, ly nước. Có người bảo em ngồi vào bàn cho ăn chung. Mỗi lần khách cho đồ ăn, Tú không ích kỷ dành riêng cho mình mà cẩn thận gói lại mang về chia cho em thơ ở nhà.

Tú có ước mơ gì?

Mấy anh em Tú lớn lên trong tình yêu thương của bà ngoại. Quanh năm suốt tháng, anh em Tú chỉ bộn bề trong chuyện bán vé số kiếm tiền gồng gánh gia đình, đâu có thời gian để vui chơi như bọn trẻ trong xóm. Có lẽ cái nghèo đói đeo bám đã khiến nét hồn nhiên chẳng còn trên gương mặt của cậu bé 12 tuổi. 

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-1
Cuộc sống mưu sinh quá đỗi vất vả khiến nét hồn nhiên trên gương mặt của Tú gần như không còn

Ít ai biết được, có những đêm khuya không bán được vé số, hôm sau đi học Tú thường mặc hai áo lồng vào nhau để đến khi trống tan trường vang lên sẽ nhanh chóng cởi áo đồng phục, đạp xe đi bán vé số phụ bà. Tuổi còn nhỏ nhưng Tú suy nghĩ trưởng thành lắm. Có lần nghe bà ngoại nửa đùa nửa thật rằng sẽ bán em gái út cho người ta vì chẳng nuôi nổi nữa nhưng Tú một mực không đồng ý.

"Em muốn vừa đi học vừa bán vé số để phụ bà ngoại, phụ mẹ nuôi mấy đứa em. Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi".

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-00
Vì các em, Tú vẫn miệt mài bán vé số mỗi đêm

Trở thành trụ cột gia đình khi mới 12 tuổi nên Tú đã quen với cuộc sống vất vả. Chưa bao giờ trống tan trường vang lên mà Tú nghĩ đến chuyện la cà quán xá, cùng bạn bè lê la chơi bi một chút rồi mới về nhà. Lúc nào cậu nhóc cũng tất bật chạy bán sống bán chết kịp lên đại lý lấy vé số đi bán.

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-99

Em chẳng có điện thoại di động, chiếc smartphone đời cũ của mẹ được người dì cho, Tú "xài ké" lên Youtube xem hoạt hình, nghe nhạc và học, chứ tuyệt đối không chơi game.

Mỗi ngày của Tú không phải là những trang sách trong trường mà lá những tờ vé số lề đường. Thế nhưng dù cuộc sống khó khăn đến mấy thì cậu vẫn cố gắng học. Bởi Tú biết, chỉ có học mới giúp em và cả gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó này. 

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-77

Khi được hỏi về ước mơ, Tú nói chẳng biết ước mơ sau này của mình là gì. Nhưng ước mơ hiện tại là gia đình có những bữa cơm no đều đặn, không còn cảnh đói khát nữa... 

Xem thêm: Những mảnh đời cùng cực đằng sau hình ảnh bé gái 2 tuổi bị buộc dây dắt đi bán vé số ở Sài Gòn

Đọc thêm

Vụ tai nạn nghề nghiệp khiến anh Phạm Ngọc Thịnh (Gia Lai) không may người tàn tật, phải đi bán vé số. Sau này, anh quyết định làm lại cuộc đời, khởi nghiệp trồng nấm.

Người đàn ông tàn tật bỏ bán vé số về khởi nghiệp trồng nấm, tháng thu hoạch cả tấn không đủ bán
0 Bình luận

Số phận con cháu vua Thành Thái đã phần đều chua xót, người chạy xe ôm, người bán vé số, người làm bảo vệ. Riêng hoàng tử con vua chưa từng được 1 ngày sống trong nhung lụa; cháu nội chết trong nghèo khổ.

Số phận chua chát của hậu duệ vua Thành Thái: Hoàng tử bơm xe, hoàng thân chạy xe ôm, bán vé số
0 Bình luận

Trở về sau cuộc chiến, nữ thương binh hạng 1/4 Đặng Thị Bảy ngày ngày đi bán vé số cóp tiền trùng tu Nghĩa trang Liệt sĩ, thực hiện trọn vẹn lời hứa với đồng đội đã khuất.

Nữ thương binh hạng 1/4 'trọn tình non sông, vẹn nghĩa đồng đội': Bán vé số lấy tiền trùng tu Nghĩa trang Liệt sĩ
0 Bình luận


Bài mới

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Đề xuất