Sống đẹp mỗi ngày: Cảm phục người thương binh nhân hậu

Từ một thương binh nặng, tưởng như không thể cứu chữa, ông Đào Viết Thoàn đã vượt lên số phận, sáng tạo bài thuốc cứu người, trở thành Anh hùng lao động.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiến thắng bệnh tật

Nói chuyện với ông, có lúc tôi đã tự hỏi vị lương y có vóc dáng khiêm tốn này đã làm gì để có thể vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác để trở thành một tấm gương sáng? Ông là tấm gương sáng không chỉ bởi là thương binh 1/4, trải qua 10 lần mổ, vẫn làm thiện nguyện, mà còn bởi sự quyết tâm trong việc tìm ra bài thuốc cứu chữa người bỏng.

Ông Thoàn sinh năm 1958, tháng 7.1975 chàng thanh niên quê lúa lên đường nhập ngũ. Năm 1979, trong một trận chiến đấu ở biên giới phía bắc, ông Thoàn bị thương rất nặng. Đằng đẵng bốn năm nằm điều trị ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện 103, đau đớn liên miên hành hạ ông cả ngày lẫn đêm. Ông bị chấn thương sọ não, vỡ khoét bỏ bánh chè bên phải, gãy xương sườn, mất toàn bộ hai cơ dép và hai cơ mông, mất một mắt trái...; đó là những vết thương mà ông phải chịu đựng. Vị lương y chia sẻ: "Có bệnh tật, đau đớn mới thấy hết nỗi khổ của con người. Cùng một lúc, tôi bị thương ở nhiều chỗ, phải mổ 10 lần, đau đớn tưởng chừng không thể chịu đựng".

Ông Thoàn đã tự mày mò đọc sách cho quên đau. Thấy có ích, ông tiếp tục đọc nhiều hơn để học hỏi, tìm hiểu tài liệu để khi xuất viện có thể tiếp tục tự chữa vết thương cho mình. Cảm thông với người thương binh nặng, các bác sĩ đã cho biết loại thuốc sinh cơ nuôi thịt đang điều trị cho ông là của sư cụ Thích Đàm Lương ở chùa Trắng (xã Hữu Hòa, H.Thanh Trì, Hà Nội). Sau đó, ông Thoàn xin phép bệnh viện, được đến chùa Trắng để đắp thuốc. Một thời gian, sư cụ nhà chùa thấy ông Thoàn vững tâm, cần mẫn, có nghị lực, có tố chất, đã nhận làm đệ tử, chữa khỏi cho ông và truyền dạy bí quyết chế thuốc, cách chữa bỏng.

cam-phuc-nguoi-thuong-binh-nhan-hau-9

Tấm gương sống đẹp

Năm 1987, ông Thoàn trở về quê với đôi chân tập tễnh. Ở thể trạng như thế, người thương binh hoàn toàn có thể ở lại trại điều dưỡng để hưởng sự chăm sóc đặc biệt của nhà nước, nhưng ông nhớ đến lời Bác Hồ dạy: "Thương binh tàn nhưng không phế", nên đã nỗ lực để tự lập. Ông Thoàn nhớ lại: "Lúc đó gia đình tôi nghèo lắm, con còn nhỏ, nhưng tôi đã được nhà nước và địa phương quan tâm, xây dựng nhà tình nghĩa. Hai vợ chồng tôi an tâm lao động sản xuất, chữa bỏng, đưa con thuyền gia đình thoát khỏi khó khăn".

Kế thừa "thần dược" mà sư cụ đã truyền dạy, ông ngày đêm nghiên cứu, bào chế ra bài thuốc sinh cơ chữa bỏng và vết thương lâu liền. Nguyên liệu bào chế là dược liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, làm hạn chế cơn đau đớn cho bệnh nhân. Vùng quê Thái Bình có nhiều trường hợp bỏng nặng, thương binh Đào Viết Thoàn đã tận tình cứu chữa, làm theo tâm nguyện của mình là phải giúp đỡ những bệnh nhân nghèo. Tiếng lành đồn xa, ở xã, huyện và tỉnh Thái Bình, hễ ai bị bỏng đều được giới thiệu đến lương y Thoàn. Ông đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp tháo băng không bị dính, bôi thuốc mát không gây đau đớn cho bệnh nhân; vết thương, vết bỏng nhanh liền da, không để lại di chứng, tiết kiệm thời gian chữa trị, kinh phí cho người dân. Trong lòng người lương y - thương binh ấy luôn có tư tưởng "Lương y như từ mẫu, thương người như thể thương thân".

Ông Thoàn tâm sự: "Mỗi năm, tôi đón tiếp từ 1.000 - 1.500 bệnh nhân. Suốt khoảng 35 năm qua, tôi đã dành hết tình cảm, sức khỏe của một người thương tật cứu chữa cho hơn 33.000 bệnh nhân bị thương, bị bỏng trên cả nước, trong đó có hơn 10.000 cháu nhỏ dưới 6 tuổi. Đặc biệt, tôi đã miễn tiền thuốc, tiền công cho 11.587 bệnh nhân là đối tượng chính sách như: mẹ VN anh hùng, bố mẹ liệt sĩ, anh chị em thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, trẻ mồ côi, con em đồng đội, các cháu nhỏ dưới 6 tuổi với tổng số tiền là 8,65 tỉ đồng. Đồng thời, miễn toàn bộ giường nằm, điện nước cho hơn 18.500 bệnh nhân điều trị nội trú".

Cùng với hoạt động khám chữa bệnh, hằng năm, lương y Đào Viết Thoàn ủng hộ từ 20 - 25 triệu đồng để thăm hỏi các đối tượng chính sách tại địa phương và ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai. Hưởng ứng, tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, bản thân lương y Đào Viết Thoàn đã ủng hộ 250 triệu đồng.

Khu tư gia của ông rộng hơn 1.000 m2, có tiện nghi, có cây xanh, góc ao nhỏ, có gió đồng lồng lộng thổi. Hằng ngày, người thương binh tập tễnh sống và làm việc ở không gian ấy. Ông tự viết lên bài ca của mình, bài ca chiến sĩ, bài ca về lòng hảo tâm, tinh thần sống đẹp. Chị Nguyễn Minh Kiên (xã Hải Lộc, H.Hậu Lộc, Thanh Hóa) chia sẻ: "Tôi bị bỏng, đã điều trị nhưng không khỏi, bị hoại tử. Được sự giới thiệu của người thân, tôi ra gặp lương y Đào Viết Thoàn để điều trị. Sau 3 tuần, tôi đã có thể đi lại bình thường".

Ông Thoàn cho biết việc chữa trị cho bệnh nhân kết hợp cả tây y lẫn đông y, có sự giúp đỡ của Trung tâm y tế H.Quỳnh Phụ, với tỷ lệ khỏi bệnh hơn 95%.

Lương y Đào Viết Thoàn có thể làm giàu để mình được sống sung sướng, nhưng ông đã từ chối. Ông bảo: "Cái nghề này mà nghĩ đến chuyện làm giàu thì không làm được đâu!". Rồi ông cười sảng khoái, lại bước tập tễnh khám chữa cho người dân, lại coi cái đau của người bệnh là cái đau của mình. Thật cảm phục người anh hùng nhân hậu!

Với những cống hiến của mình, lương y Đào Viết Thoàn đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (2014), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương Lao động hạng nhì, hạng ba.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Thương binh Thanh Hóa chỉ còn 1 tay hơn 30 năm miệt mài làm công tác khuyến học

Đọc thêm

Tiền trợ cấp thương binh được vợ chồng ông Lê Hoàng Cảnh và bà Lê Thị Cẩm Vân dùng để hỗ trợ hàng trăm hộ khó khăn ở trong và ngoài huyện Tân Bình. Việc làm này đã được duy trì gần 1 thập kỷ.

Sống đẹp mỗi ngày: Người thương binh dùng tiền trợ cấp giúp các hộ nghèo
0 Bình luận

Gần 50 năm hưởng vị ngọt của hòa bình và phát triển nhưng chúng ta chưa bao giờ quên lãng công lao to lớn của những người đã khuất, đã hi sinh máu thịt, nước mắt, mồ hôi để vệ từng tấc đất của quê hương đất nước. Hôm nay, ngày 27/7 xin gửi những lời tri ân sâu sắc dành tặng tới các gia đình thương binh, liệt sĩ trên mọi miền của Tổ quốc.

20 lời tri ân ngắn gọn, ý nghĩa dành cho ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7
0 Bình luận

Người cựu binh 80 tuổi chẳng mong ước gì nhiều, chỉ mơ có chút kinh phí sửa chữa căn nhà cho cháu trai được nằm điều trị trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời...

Ước nguyện của người thương binh nuôi vợ bệnh tim, nuôi cháu mồ côi suy thận giai đoạn cuối
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất