Bi kịch của dũng tướng trong "Gia Định tam hùng": Lập đại công cứu chúa đời trước rồi lại bị chúa đời sau đem giết

Nói về việc vị dũng tướng trong "Gia Định tam hùng" bị chúa giết, sử của người Âu Châu nói rằng, cái tội của họ Đỗ chỉ là làm được nhiều công lớn, uy danh lẫy lừng làm lu mờ địa vị của ông chúa nhỏ...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia Định tam hùng là cụm từ cùng để chỉ 3 dũng tướng của vua Gia Long đó là Đỗ Thanh Nhơn, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh. Họ đều có những chiến công hiển hách nhưng lại chịu cái chết đầy bi kịch. Trong số đó, có lẽ buồn nhất là cái chết của Đỗ Thanh Nhơn.

Đại công cứu chúa

Đỗ Thanh Nhơn (hay Đỗ Thanh Nhân, Đỗ Thành Nhơn) là người gốc huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, sau dời vào trấn Phiên An, tức Gia Định sau này. Có tài liệu chép rằng, ông tinh thông võ nghệ, thông làu binh pháp, có tài cầm quân đánh trận. Thế nên không ngạc nhiên  khi xông pha xa trường, tướng họ Đỗ thường “ca khúc khải hoàn”.

Đỗ Thanh Nhơn trưởng thành giữa thời loạn lạc đất Đàng Trong. Thấy cảnh loạn thần Trương Phúc Loan một tay khuynh đảo triều chính khiến chúa Nguyễn lép vế, lại thêm Tây Sơn nổi dậy làm cho chúa một phen lưu lạc, vốn sẵn tính anh hùng, ông liền chiêu binh mãi mã, tổ chức nghĩa binh, mưu làm việc lớn.

Ông chọn đất Ba Giồng (tỉnh Định Tường xưa) làm căn cứ. Danh tiếng của họ Đỗ từ ấy vang xa, được nhiều người kính nể. 

Cai-chet-tham-cua-dung-tuong-Do-Thanh-Nhon-5
Đỗ Thanh Sơn là 1 danh tướng trong Gia Định tam hùng

Đỗ Thanh Nhơn cho rằng, chúa Nguyễn là chính danh nên ngay từ đầu ông đã muốn phò giúp. Ông đặt tên đạo quân của mình là Đông Sơn để tỏ rõ sự đối địch với quân Tây Sơn. 

Sau khi phất cờ khởi nghĩa năm 1771, lực lượng quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh, đánh chiếm và kiểm soát nhiều nơi thuộc quyền kiểm soát của chúa Nguyễn. Năm 1775, bị quân Tây Sơn rượt đuổi, chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy đến Trấn Biên, rồi lệnh triệu tướng Tống Phước Hiệp đến phò trợ nhưng quân cứu viện không đến kịp.

Nhân cơ hội này, Đỗ Thanh Nhơn cùng một tóp thuộc hạ họp binh ở Ba Giồng được hơn 300 người xưng là "Đông Sơn thượng tướng quân" đi cứu giá. Từ Ba Giồng, tướng họ Đỗ đưa quân đánh úp quân Lam Sơn do Nguyễn Lữ chỉ huy, thắng mấy trận liền. Nguyễn Lữ không địch nổi nên lấy thóc trong kho chở hai trăm thuyền chạy về Quy Nhơn.

Lúc này, Đỗ Thanh Nhơn lấy được Gia Định (lần 1) bèn đón chúa Nguyễn Phúc Thuần trở lại. Do lập đại công nên ông được chúa thưởng dinh, phong tước Phương quận công. Tướng sĩ của ông cũng được ban thưởng theo thứ bậc.

Kết oán và trả thù Lý Tài

Sau khi về dưới trướng của chúa Nguyễn, Đỗ Thanh Nhơn kết oán với một viên tướng dưới quyền tướng Tống Phước Hiệp là Lý Tài. Lý Tìa vốn người gốc Hoa, chỉ huy đạo Hòa Nghĩa quân. 

Trước khi từng kiếm sống bằng nghề buôn bán rau rồi sau thời gian tham gia phong trào Tây Sơn. Lúc theo quân Tây Sơn, Lý Tài do nhiều phen bại trận nên tỏ ra bất mãn, sau đầu hàng và về với chúa Nguyễn.

Chúa Nguyễn Phúc Thuần muốn thu dụng Lý Tài nhưng Đỗ Thanh Nhơn không đồng ý vì muốn tranh giành địa nên nói: Lý Tài chẳng qua cũng chỉ là loài chó, loài heo, có dùng cũng vô ích mà thôi. Bởi lời này mà hai bên kết oán với nhau.

Đến khi tướng Tống Phước Hiệp mất, Lý Tài lo Đỗ Thanh Nhơn làm hại mình, bèn đem thuộc hạ chiếm giữ núi Châu Thới chống lại Thanh Nhơn.

Cai-chet-tham-cua-dung-tuong-Do-Thanh-Nhon-9
Đỗ Thanh Nhơn đã tham gia hàng trăm trận đánh lớn nhỏ tại miền nam Việt Nam và Chân Lạp

Một lần nọ, Lý Tài đem quân đánh úp Đông Sơn. Đỗ Thanh Nhơn chống cự không nổi, phải đắp lũy từ sông Bến Nghé đến Bến Thanh đẻ cố thủ. Và tháng 11 năm Bính Thân (1776) do sức ép của Lý Tài, chúa Nguyễn Phúc Thuần làm lễ nhường ngôi cho cháu ruột mình là Nguyễn Phúc Dương (Tân Chính vương). Lý Tài được Nguyễn Phúc Dương phong là Bảo giá đại tướng quân.

Đến năm 1777, Nguyễn Huệ đánh chiếm Gia Định lần 2. Tân Chính vương sai Lý Tài đem quân Nghĩa Hòa ra Hóc Môn (Gia Định) để cự chiến, cầm chân quân Tây Sơn. 

Bấy giờ, vừa lúc Trương Phước Thận từ Cần Vọt đem quân đên cứu. Lý Tài thấy bóng cờ, ngờ là quân Đông Sơn đến đánh úp nên đã tự rút quân. Quân Tây Sơn thừa nước đuổi theo. Quân Lý Tài hoảng loạn chạy lên Ba Giồng (Tam Phụ) thì bị quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn đón đường giết chết toàn bộ.

Cũng năm đó, quân Tây Sơn nhiều lần đánh bại quân chúa Nguyễn. Vì bị truy lùng nên Thái Thượng vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương cùng một số quan lại bị bắt giết. 

Đến năm 1778, Nguyễn Ánh - cháu của Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó 17 tuổi đã được các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính. Kể từ đó, Đỗ Thanh Nhơn được kề cận để phò tá Nguyễn Ánh.

Bị chúa sát hại

Năm 1778, Đỗ Thanh Nhơn cùng Lê Văn Quân giết Tư Khấu Oai ở sông Bến Nghé. Sau đó lại cùng Hồ Văn Lân đi nước Chân Lạp. Ở đây lại giết Nặc Ninh, tôn Nặc Ấn làm vua Chân Lạp. Hồ Văn Lân sau đó ở lại bảo hộ còn Đỗ Thanh Nhơn kéo quân về Gia Định. 

Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng đế. Đỗ Thanh Nhơn có nhiều công trạng nên được phong làm Ngoại hữu phụ chính Thượng tướng quân, tước Quận công.

Là tướng tài và rất trung thành nhưng khi được phong làm Ngoại hữu phụ chính Thượng tướng quân, tước Quận công, thì đúng một năm sau (tháng giêng năm Tân Sửu (1781), Đỗ Thanh Nhơn bị Nguyễn Ánh giả bệnh gọi đến chầu rồi ngầm sai võ sĩ giết chết. 

Lúc biết mình không sống nổi, ông ngửa mặt lên trời than: "Tôi chết không nhắm mắt nhưng hậu thế sẽ không chê cười tôi”. Xoay quanh cái chết của ông các tài liệu sau đó ghi chép có nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều.

Đại Nam chính biên liệt truyện chép, tướng họ Đỗ là người có tài, làm chuyện ngang ngược và lộng hành, ỷ công lao phò tá mà sinh kiêu căng. Thậm chí cho rằng ông âm mưu đầu hàng Tây Sơn nhưng không thành. “Bấy giờ có quan Chưởng cơ là Tống Phúc Thiêm mật tâu với vua xin trừ bỏ hắn là tên giặc ở cạnh vua. Vua cho là phải bèn giả vờ bị bệnh, rồi sai triệu Đỗ Thanh Nhơn vào bàn việc. Nhân đó sai võ sĩ bắt và giết đi”, sách viết.

Cai-chet-tham-cua-dung-tuong-Do-Thanh-Nhon-8
Mộ của tướng Đỗ Thanh Nhơn ở Bình Dương

Việt sử tân biên thì chép rằng: "Trong khi Đỗ Thanh Nhơn lập nhiều công lớn, thì chúa Nguyễn Ánh đã nghe lời dèm pha đem giết đi...Rồi sử sách (Gia Định thông giám) của triều Nguyễn đã cố bào chữa cho họ Nguyễn về cái chết này: họ bảo Đỗ Thanh Nhơn đã quá cậy công, đã có ý thông đồng với Tây Sơn để làm phản, không tuân theo nghi lễ của triều đình, tự chuyên mọi việc v.v...

Sử của người Âu Châu cho rằng cái tội của họ Đỗ chỉ là do làm được nhiều công lớn, uy thế lừng lẫy hầu làm lu mờ cả địa vị ông chúa trẻ tuổi (lúc này Nguyễn Ánh mới 18 tuổi)…”.

Hai tâm phúc của Đỗ Thanh Nhơn sau khi an táng chủ tướng xong thì rút về Ba Giồng chống cả chúa Nguyễn và Tây Sơn. Nguyễn Ánh cho người đi khuyết dụ, nhưng hai vị tướng này không tin nữa. Về sau nhờ cho người trà trộn vào trong quân, bắt sống được Võ Nhàn và Đỗ Bảng đem chém, binh Đông Sơn sau đó tan rã.

Biết Đỗ Thanh Nhơn bị giết, Nguyễn Nhạc nói: Thanh Nhơn chết rồi, các tướng khác không đáng sợ nữa, rồi cùng em là Nguyễn Huệ cử đại binh vào đánh Gia Định. Quân Tây Sơn vào cửa Cần Giờ, đại thắng trận thủy chiến trên sông Ngã Bảy, khiến Nguyễn Ánh phải bỏ thành Sài Gòn chạy về Ba Giồng rồi lánh sang Phú Quốc…

Tác giả Nguyễn Liên Phong trong "Nam Kỳ Phong Tục Nhân Vật Diễn Ca” (1909), có thơ vịnh Đỗ Thanh Nhơn như sau: “Cờ nghĩa Đông Sơn nổi tợ phao. Tấm kình Nam hải sóng đang xao. Thời may gặp chúa trang trần thánh. Vận rủi xui tôi thói Mãng Tào. Mấy thứ công lao trôi bích thủy. Ba hùng danh tướng nhẹ hồng mao.Suối vàng như gặp Châu hùng võ. Hồn luống ăn năn biết tại sao”.

Xem thêm: "Gia Định tam hùng": Danh hiệu người đời gọi 3 dũng tướng dưới thời vua Gia Long

Đọc thêm

Nguyễn Cư Trinh là vị công thần gìn giữ cơ nghiệp 8 đời chúa Nguyễn và nổi tiếng thương dân. Từ việc doanh điền đến dẹp loạn biên cương, ông đều lấy việc thu phục nhân tâm làm đầu. 

Nguyễn Cư Trinh: Công thần mở cõi xứ Tây Nam Bộ, gìn giữ cơ nghiệp 8 đời chúa Nguyễn
0 Bình luận

Tống Thị quả là người phụ nữ nguy hiểm bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ả khiến triều đình chúa Nguyễn chao đảo, suýt dẫn đến sụp đổ.

Người đàn bà nguy hiểm bậc nhất sử Việt: 2 lần thông dâm với em chồng khiến triều đình chúa Nguyễn nghiêng ngả
0 Bình luận

Chùa Thiên Mụ là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, là chốn tâm linh linh thiêng và đầy bí ẩn. Thế nhưng ít ai biết được, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, ông không cho trùng tu lại chùa luôn mà đến tận 43 năm sau mới làm việc đó.

Chùa Thiên Mụ 'tụ linh khí, bền long mạch' - đó là thủ thuật chính trị của chúa Nguyễn Hoàng?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất