Bắt con tằm tự nhả tơ, dệt vải - Bí quyết độc nhất vô nhị của làng nghề Phùng Xá

Nghề dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Ðức (Hà Nội) hình thành từ năm 1929, được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Đi khắp thôn làng, đâu đâu cũng vang lên tiếng máy dệt, một thứ âm thanh đặc trưng tạo nên hồn cốt của làng.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 24/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phương pháp làm lụa bí truyền : Để cho con tằm tự dệt vải

Làng Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội 40km là một nơi có cảnh vật phong thủy hữu tình với sự uốn lượn duyên dáng của dòng sông Đáy tạo nên một bức tranh thơ mộng. Nơi đây gắn liền với nghề dệt từ năm 1929 và được gìn giữ, duy trì phát triển cho đến ngày nay. Theo thuyết xưa truyền lại thì cụ tổ làng nghề là cụ Hoàng Tiến Gan, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Hơn nữa lại là người con của làng quê có nghề chăn tằm ươm tơ nhưng vẫn chịu cảnh khổ cực, không đủ quần áo để mặc. Vì vậy cụ đã nung nấu nghề dệt.

lang nghe det lua 8

Năm 1928, cụ Gan rời làng đi Bắc Ninh, Hà Đông để học hỏi về nghề dệt vải. Đến năm 1929, cụ mang nghề dệt về làng. Cụ tổ chức một nhóm thợ, vừa làm vừa truyền nghề, vừa đóng máy vừa dựng giá thành khung. Để ghi nhớ công đức cụ, dân làng đã lấy ngày mồng 2 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ ông tổ làng nghề.

lang nghe det lua 6

Hiện nay ở xã Phùng Xá có nghệ nhân tiêu biểu là bà Phan Thị Thuận, người đã mở lối đi mới cho nghề dệt tằm truyền thống. Bà Thuận đã có công phục dựng lại một quy trình sản xuất khép kín sáng tạo: Để tằm tự dệt tơ thành các sản phẩm có một không hai. Bà đem đặt các con tằm sát với nhau trên một mặt phẳng và chúng tự nhả tơ, quấn vào nhau, đan thành tấm thảm bông phẳng, mịn, gắn kết bền chắc tự nhiên mà không kỹ thuật dệt nào của con người có thể sánh kịp.

lang nghe det lua 7

Không chỉ có tính thẩm mỹ cao, chất lượng tuyệt hảo, phương thức này còn tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ giảm bớt các công đoạn phức tạp như kéo kén, ươm tơ, cào bông… Có thể nói, đây là một sáng tạo đầy bất ngờ, đồng thời cũng là một kỹ thuật quan trọng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nghề dệt thủ công truyền thống.

lang nghe det lua 2

Giữ gìn và phát huy nghề dệt truyền thống của địa phương

Với lòng yêu nghề và muốn giữ nghề truyền lại cho con cháu, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhằm hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm của quê hương. Bà cho biết:

lang nghe det lua 3

“Gắn bó với lá dâu, con tằm từ thuở nhỏ, hiểu rõ vẻ đẹp của nghề nên khi thấy các hộ gia đình lần lượt bỏ nghề, tôi rất buồn. Quyết giữ nghề truyền thống, tôi đi xin lá của những vạt dâu còn sót lại để nuôi tằm. Sau này, tôi tìm được nguồn cung cấp lá dâu ở huyện Kim Bôi (Hòa Bình) cách nhà 20km, từ đó, ngày nào cũng đi lấy lá về chăn tằm. Dần dần, một số hộ gia đình tâm huyết cũng giữ nghề nuôi tằm, ươm tơ và được chính quyền tạo điều kiện. Nghề dệt lụa truyền thống quê tôi cứ thế hồi phục…”.

lang nghe det lua 1

Hiện nay, làng nghề dệt Phùng Xá có hơn 83 thành viên, trong đó có 15 công ty, hơn 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, có 7 nghệ nhân, số lao động thường xuyên tại địa phương từ 5.500 lao động trở lên.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Phùng Xá Nguyễn Văn Kiên, các hộ dân ở xã Phùng Xá đã bước đầu thành công với những sản phẩm lụa tơ tằm chất lượng cao, vừa làm giàu cho cá nhân, vừa góp phần giữ nét đẹp đặc trưng của quê hương.

lang nghe det lua 4

Sản phẩm khăn tơ tằm, chăn tơ tằm tự dệt và khăn tơ sen của xã Phùng Xá đã được huyện Mỹ Đức và thành phố Hà Nội đánh giá là sản phẩm tiềm năng 5 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Từ kết quả này, thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ trình lên Trung ương tiếp tục đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao – thứ hạng cao nhất trong thang bậc đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

lang nghe det lua 5

Làng nghề dệt Phùng Xá đã trở thành làng nghề dệt lụa truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hoá riêng độc đáo của vùng, mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc, là một đặc trưng kinh tế của đất nước.

Xem thêm: 4 bảo vật "đỉnh của chóp" xuất hiện trong lễ đăng quang của vua Khải Định, hiện nay như thế nào

Đọc thêm

Những hình ảnh mới rò rỉ được cho là Hồ Văn Cường thả diều ở quê cùng các em nhỏ đang thu hút sự chú ý của dân tình.

Rò rỉ hình ảnh mới được cho là Hồ Văn Cường thả diều ở quê sau ồn ào cát-xê
0 Bình luận

Chú cá sấu này có tên Babiya, được cho là đang sống ở ngôi đền Sri Ananthapura, quận quận Kasaragod, phía bắc bang Kerala, Ấn Độ.

Kỳ lạ chú cá sấu sống ở ngôi đền thiêng: Hơn 70 năm chỉ ăn chay
0 Bình luận

Lê Tần là danh tướng có công đầu trong việc giúp vua Trần giữ ngai vàng, chống giặc ngoại xâm. Cứ nhắc đến Lê Tần là quân Mông Cổ run bần bật.

Danh tướng Lê Tần - khắc tinh của quân Mông Cổ
0 Bình luận

Tin liên quan

Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt chính là 3 anh em họ Đinh đã giúp Lê Lợi từ khi khởi nghĩa tới khi toàn thắng. Họ chính là khai quốc công thần, tướng giỏi của nhà Hậu Lê (hay Lê sơ) trong lịch sử Việt Nam.

Ba anh em họ Đinh phò tá Lê Lợi từ ngày dựng cờ khởi nghĩa đến khi toàn thắng là ai?
0 Bình luận

Google Maps không chỉ giúp con người khám phá nhiều điều thú vị mà còn mang tới nhiều hình ảnh bí ẩn khiến các nhà khoa học khó mà giải thích được.

10 vật thể lạ được Google Maps chụp lại: Tất cả đều là bí ẩn
0 Bình luận

Một thời được coi là biệt phủ bởi độ nguy nga, tráng lệ của gia tộc giàu nhất biên ải, khu nhà ở của dòng họ Vi ngày nay chỉ còn là những tàn tích…

Ghé thăm biệt phủ dòng họ giàu nhất miền biên ải với 14 đời trấn giữ biên cương
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất