Anh "giáo làng" biến khuôn viên miếu Bà thành lớp học chữ cho trẻ em nghèo
Trong khuôn viên miếu Bà (ấp Thương, khu phố Châu Thới, phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương) có một lớp học chữ luôn sáng đèn mỗi tối...

Trong khuôn viên miếu Bà, từ tối thứ Hai đến tối thứ Sáu hàng tuần, người dân xung quanh lại nghe tiếng thầy và trò cất cao giọng đọc, thỉnh thoảng lại có tiếng cười, nói vui vẻ. Đó là lớp học tình thương dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được anh Đỗ Thiện Thành (31 tuổi, ngụ Bình Dương, hiện đang là Phó chủ tịch Hội đồng Đội phường Bình An) đảm nhận suốt 11 năm qua.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Thành nói rằng, ở thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương, người lao động từ nhiều tỉnh, thành phố khác đến mưu sinh, trong đó không ít trường hợp vì nhiều nguyên nhân, con em của họ không được đến trường.
Tận mắt chứng kiến nhiều hoàn cảnh công nhân khó khăn, không cho con đến trường, trẻ em phải đi bán vé số… anh Thành không thể ngó lơ, muốn làm điều gì đó vì tương lai của các bé.

Từ đây, lớp học tình thương của anh Đỗ Thiện Thành ra đời. Lớp học bắt đầu lúc 17h và thường kết thúc lúc 19h dạy từng con chữ, phép tính cho các em không được đến trường. Mỗi em ở lớp học là mỗi hoàn cảnh éo le khác nhau. Theo anh Thành, lớp học hiện nay có khoảng 80 em nhiều lứa tuổi nhưng có điểm chung là đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
“Trong lớp, có bé mới 6 tuổi, cũng có bé tới 15 tuổi nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ cho nghỉ học sớm hoặc không được đến trường ngày nào. Khi lớp học tình thương ra đời, các bé ngày đi phụ quán cơm, bán vé số, tối lại đến lớp. Mới đầu, các bé ít tập trung chú ý bài giảng nhưng dần dần thích thú và ham học”, anh Thành chia sẻ.
Hạnh phúc vì được làm ông bố trẻ
Anh Thành cho biết, đến với lớp học tình thương, các bé được dạy hai môn chính là tiếng Việt và Toán theo chương trình từ lớp 1 đến lớp 5. Bên cạnh việc dạy con chữ, anh Thành truyền đạt kỹ năng sống cho các bé.
“Có thể sau này các em không làm được việc lớn lao song ít nhất phải thành thạo tiếng Việt và sống có đạo đức. Các em rất ham học, mỗi lần đến lớp đều học hành chăm chỉ, phụ huynh nhìn thấy cũng yên tâm” - anh Thành tâm sự.
Khi được hỏi, điều gì khiến anh thấy hạnh phúc nhất trong lớp học tình thương, chàng trai trẻ Đỗ Thiện Thành nói rằng: “Tôi luôn xúc động mỗi khi tới lớp. Các em học sinh chạy đến, vây quanh và chào bố. Tuổi còn trẻ, bỗng dưng có một đàn con, còn gì tuyệt vời hơn ở đời này. Có nhiều hôm, các bé đến lớp từ rất sớm, khi thấy tôi đến, các bé hô to “bố ơi, bố ơi”… Bao nhiêu mệt mỏi đều xua tan hết”.
Dõi theo những bước chân của “đàn con” rời lớp học về nhà, anh Thành nghẹn ngào kể với chúng tôi rằng, suốt 11 năm qua, anh chứng kiến không ít trường hợp có em phải trốn cha mẹ để đi học.
“Có nhiều em, cha mẹ làm công nhân theo từng ca, nên buộc phải ở nhà chăm em. Cũng có những em mồ côi cha. Mẹ không cho đi học. Tôi phải đến tận nơi ở để vận động. Khi nghe tôi nói, đừng để đời con sau này cũng khổ như mình, phụ huynh mới đồng ý để con đến lớp”.

“Tuổi đời còn khá trẻ, anh lại chọn làm ông giáo làng, thấy thương lắm. Các bé đến đây ngoài được học miễn phí, thỉnh thoảng còn nhận được nhiều quà. Các ngày lễ, Tết… đều được địa phương trao quà nên tụi nhỏ vui lắm” - chị Trần Thị Tuyết (công nhân ở trọ tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương) nói và cho biết con trai của chị đã được thầy Thành dạy suốt hơn hai năm qua.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Thành nói rằng, mong muốn của anh không chỉ giúp các em biết con chữ mà phải làm sao để khi lớn lên ổn định cuộc sống. Sau khi hoàn tất việc học theo chương trình của lớp học tình thương, đối với những bé lớn tuổi sẽ được anh Thành giới thiệu đến nơi đào tạo học nghề và giới thiệu việc làm.
Chị Lâm Hoàng Thùy Trang - Bí thư Thành Đoàn Dĩ An cho biết: “Đỗ Thiện Thành là người sống tình cảm, nhiệt tình với công việc. Xuất phát từ tình thương, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, không ngại khó khăn, Thành hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Thành Đoàn Dĩ An, thường xuyên tổ chức các hoạt động, tặng quà cho các bé ở lớp học tình thương này”.
(Theo Tiền Phong)
Xem thêm: Chuyện thầy giáo Phú Yên "giữ chân" học trò nghèo với xe đạp cũ
Đọc thêm
Gia cảnh khốn khó, cuộc sống đầy vất vả, nhưng chàng trai Kiên Giang năm nào vẫn nỗ lực học hành, quyết tâm làm thầy giáo.
Sam Mittal (37 tuổi, quốc tịch Anh) đã đến vùng cao Việt Nam dạy tiếng Anh cho đồng bào với mong ước giúp họ thay đổi cuộc sống.
Suốt 9 năm qua, thầy Sơn Hoàng Huy (35 tuổi, giáo viên Trường THCS - THPT Mỹ Thuận, Mỹ Tú, Sóc Trăng) đều đặn trích tiền lương và vận động nhà hảo tâm giúp đỡ các em.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.