Ấm lòng tiệm bánh mì “treo” cho những lao động nghèo tại Đà Nẵng
Nhiều tháng qua, tiệm bánh mì của chị Võ Thị Thu Thảo (30 tuổi, trú tại quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đã trở thành điểm đến quen thuộc với những người khó khăn.

Giữa trưa nắng, bà Bùi Thị Chín (59 tuổi) đạp chiếc xe ve chai cũ kỹ đến tiệm bánh mì chay trên đường Trần Tống. Nhìn thấy bóng bà Chín, chị Thảo mỉm cười đứng dậy, lấy ổ bánh mì xẻ đôi, bỏ từng thìa pate, chả chay, rau dưa vào, rồi đem đi nướng trong lòng vi sóng. Trong lúc chờ bánh mì nóng, chị Thảo quay ra hỏi han, trò chuyện với bà Chín.
Bánh mì nướng xong nóng giòn, chị Thảo bỏ vào túi rồi đưa tận tay cho bà Chín và không quên kèm câu chúc ngon miệng.
Nhận bánh mì từ tay chị thảo, khuôn mặt mệt nhoài của bà Chín trở nên rạng rỡ hơn. Nỗi vất vả sau một buổi sáng miệt mài đạp xe quanh các con đường để nhặt ve chai cũng dần tan biến.

Bà Chín kể, ban đầu khi nghe mọi người nói trên đường Trần Tống có “bánh mì treo” bà ngại không dám hỏi. Đi ngang qua, thấy mọi người ghé nhiều, bà cũng mạnh dạn ghé vào xem. “Nhờ chiếc bánh mì của chị Thảo mà tôi đỡ được bữa sáng, lúc thì bữa trưa. Bánh mì ngon, nóng giòn làm tôi thấy rất ấm áp”, bà Chín nói.
Suốt 10 năm bán bánh mì, đây là khoảng thời gian khiến chị Thảo hạnh phúc nhất, bởi ngoài những ổ bánh mì bán đi, chị còn được trao tận tay những ổ bánh mì miễn phí cho người cần.
Chị Thảo kể, cách đây vài tháng, có một vị khách đến tiệm mua bánh mì. Lúc thanh toán người này ngỏ ý mua thêm 10 ổ bánh mì nữa để lại tiệm, dặn khi nào có người khó khăn cần thì nhờ chị Thảo chia sẻ giúp. Người khách này còn nhiệt tình làm tặng chị Thảo một chiếc bảng nhỏ, trên đó ghi dòng chữ “bánh mì treo” cùng hình vẽ chiếc bánh mì rất đáng yêu.

Vị khác này mong muốn rằng, từ tấm bảng treo trước tiệm bánh mình, sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm mua bánh và “treo” lại tiệm, để những người khó khăn được mua bánh mì với giá 0 đồng.
Thời gian đầu ít người biết đến, nhưng dần dần theo lời truyền tai, tiệm bánh mì của chị Thảo đã trở thành điểm trao nhận bánh mì ấm áp tình người.
Từ "treo" ở đây được nhiều người hiểu theo nghĩa dễ thương là mua và để lại, "treo" lại chứ không lấy. Ổ bánh mì miễn phí cũng được chị Thảo làm cẩn thận với đủ các loại nhân y hệt bánh mì chị bán ra.
Từ ngày biết đến tiệm bánh mì “treo”, nhiều cô chú bán hàng rong, vé số dạo, xe ôm… cũng tranh thủ giây phút nghỉ ngơi ít ỏi tạt qua nhận bánh mì nóng giòn bỏ bụng. Mỗi ngày, chị Thảo trao đi hơn chục ổ bánh.

Mua 1 ổ bánh mì, góp thêm 1 ổ cho người khó khăn, chị Ngô Thị Hương (21 tuổi) bày tỏ: "Góp một ổ bánh thôi, nhưng biết rằng ai đó sẽ có bữa ăn đủ đầy hơn, với tôi vậy là vui rồi".
Ngoài bánh mì, chị Thảo còn dành thêm các phần bánh lọc, sữa đậu nành, đậu xanh để những người lao động khó khăn, ai cần thì có thể dùng miễn phí.
Xem thêm: Xưởng bánh mì Pháp dạy nghề cho người trẻ khó khăn
Đọc thêm
Những quầy cơm 0 đồng được dọn ra bên lề đường để san sẻ với những người nghèo khó, phần cơm tuy nhỏ nhưng chan chứa tình yêu thương, sẻ chia trong những ngày cuối năm hối hả.
Tại Bệnh viện Đà Nẵng có một tiệm tóc rất đặc biệt, nơi đây mở ra để phục vụ miễn phí cho những khách hàng chống nạng, nẹp cổ, trên người đầy ắp vết thương.
""Điện ảnh mà là di sản á" là sự kiện mà nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp tổ chức nhằm đánh thức sự quan tâm của công chúng với di sản điện ảnh.
Tin liên quan
Tìm được ví đã đánh rơi, người đàn ông nghèo ở Quảng Ngãi xin nhường số tiền người dân quyên góp hỗ trợ mình cho những hoàn cảnh khó khăn hơn đón Tết.
Sáng 20/1/2025, chuyến xe sum vầy Tết 2025 đã chính thức khởi hành, đưa 2.000 sinh viên, người lao động khó khăn tại TP.HCM về quê đón Tết.
Chỉ với 1.000 đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn có thể vào tiệm mì tự phục vụ, thưởng thức cô mì gói kèm trứng chiên hoặc xúc xích.
Bài mới

Lao vào đám cháy cứu cháu bé 2 tuổi, chị Lê Thị Phương Thảo (SN 1982) bị bỏng 78%, gương mặt biến dạng. Dù đau đớn là vậy, nhưng người phụ nữ ấy vẫn gồng gánh, cưu mang cháu bé, xem như con ruột suốt 18 năm qua.