Ấm áp tình người qua những phần cơm treo giữa lòng Sài Gòn

Mô hình cơm treo tại quán chay Thập Phương của chị Nguyễn Thị Thúy (43 tuổi) không chỉ là sự san sẻ mà còn chứa đựng sự động viên to lớn dành cho những hoàn cảnh khó khăn.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quán chay Thập Phương nằm ở số 69B Hoàng Diệu 2, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM. Mỗi thực khách đến quán đền cảm nhận được không khí ấm áp, sự san sẻ yêu thương qua những phần cơm treo nóng hổi.

Bước vào đời với 2 bàn tay trắng, chị Thúy đã trải qua không ít gian truân, vất vả. Năm 1998, khi chỉ mới 16 tuổi, chị Thúy đã một thân một mình rời Hà Nội vào Sài Gòn để kiếm kế sinh nhai. Đến thành phố xa lạ, không người thân thích, chị Thúy phải bươn chải đủ mọi nghề để kiếm sống, từ giúp việc cho đến rửa chén bát, ai thuê gì chị làm đó.

am-ap-tinh-nguoi-qua-nhung-phan-com-treo-giua-long-sai-gon (2)

Những ngày tháng cơ cực ấy khiến chị hiểu sâu sắc nỗi khổ của những người lao động nghèo. Có những ngày bụng đói, chị chỉ dám nhìn vào quán cơm với sự thòm thèm vì không đủ tiền mua một suất cơm tử tế. Chính vì thế, từ tận sâu đáy lòng chị luôn muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn giống mình ngày trước.

Quán chay Thập Phương ra đời chính từ những khát vọng đó. Đầu năm 2024, mô hình cơm treo chính thức hoạt động. Bất kỳ thực khách nào đến quán cũng có thể trả thêm tiền cho 1 hoặc nhiều suất cơm để dành tặng cho những người khó khăn. Quán sẽ là cầu nối giữa người cho và người nhận, giúp những người lao động nghèo, những người vô gia cư có một bữa cơm no mà không phải mặc cảm hay tự ti.

am-ap-tinh-nguoi-qua-nhung-phan-com-treo-giua-long-sai-gon (1)

Ban đầu mô hình được tổ chức theo hình thức phát phiếu và có giờ nhận cơm cố định. Nhưng sau một thời gian chị Thúy thấy rằng mô hình này có sự bất cập nên đã quyết định thay đổi hình thức trao cơm. Quán sẽ mở cửa đón bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào cũng có cơm canh nóng hổi. Người đến nhận cơm dù có phiếu hay không cũng đều được tiếp đãi tử tế.

"Ai đến cũng có cơm. Nếu hôm nay không có ai treo cơm thì tôi tự treo. Chỉ cần các cô chú ăn no, thế là tôi vui rồi”, chị Thúy chia sẻ.

Mỗi ngày, tại quán cơm chay Thập Phương sẽ có khoảng 30 đến 40 phần cơm treo được trao đến tay những người lao động nghèo, giúp họ vượt qua khó khăn để tiếp tục cuộc sống mưu sinh.

Không chỉ chờ khách đến nhận cơm, chị Thúy còn chủ động tìm đến những hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. Mỗi tối, chị sẽ cùng nhân viên chuẩn bị hàng chục suất cơm chay mang đi tặng những người vô gia cư.

am-ap-tinh-nguoi-qua-nhung-phan-com-treo-giua-long-sai-gon (3)

Trước khi quyết định mở mô hình cơm treo, chị Thúy cũng thường xuyên gom góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Từ ngày quán chay Thập Phương ra đời vào năm 2019, chị đã mua những con heo đất để dành dụm tiền. Mỗi ngày, chị đều nhét vào đó 50 - 100.000 đồng. Sau khoảng một năm thì chị sẽ đập heo và dùng số tiền đó mua sữa, bánh cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở bảo trợ trẻ em.

Chị Thúy tâm sự rằng, động lực lớn nhất để chị duy trì thực hiện mô hình cơm treo là những vị khách đặc biệt đến ăn lúc nào cũng sẽ nở một nụ cười tươi khi ra về: “Tôi không đủ tiềm lực kinh tế để làm những việc thiện lớn. Tâm tôi luôn cố gắng mỗi ngày để giúp đỡ bà con, để mọi người được ăn ngon, vui vẻ ra về”.

Chị Thúy cũng ấp ủ ước mơ mở rộng mô hình quán chay Thập Phương. Chị mong muốn, ở đâu có Thập Phương, ở đó sẽ có những suất cơm treo để không ai phải chịu cảnh đói khát, bơ vơ như chị từng trải qua.

"Vì tôi từng là họ, từng khó khăn đến cùng cực, bữa đói còn nhiều hơn bữa no nên rất thấu hiểu sự vất vả mà họ đang đối mặt. Tôi tự nguyện với lòng, nếu còn sức khỏe, còn làm ăn được thì mô hình cơm treo sẽ còn tiếp tục duy trì và phát triển", chị Thúy xúc động nói.

Chị Thúy cũng luôn dặn dò nhân viên của mình phải trao đi sự tử tế bằng cả tấm lòng. Đối với người phụ nữ này, cho đi không chỉ là đưa một suất cơm mà còn là cách đối xử với những người khó khăn bằng sự trân trọng.

Tấm lòng nhân hậu của chị Thúy không chỉ mang đến bữa ăn ấm áp mà còn thắp lên hy vọng cho những người có hoàn cảnh khó khăn hay không may "sa cơ lỡ vận".

Xem thêm: Ấm lòng quán cơm 2.000 được vận hành bằng sự tử tế

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhờ những đêm nhạc thiện nguyện, nhóm thiện nguyện “Đô Lương chia sẻ yêu thương” tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã kêu gọi được hơn 6 tỷ đồng hỗ trợ những người khó khăn.

Mang đến hàng tỷ đồng giúp người nghèo nhờ những đêm nhạc thiện nguyện
0 Bình luận

Thiện nguyện là một lựa chọn, không phải nghĩa vụ và không nhằm mục đích kêu gọi sự chú ý. Tất cả nhân viên của công ty TNHH Truyền thông và Giải trí NEW88 đều mong muốn lan tỏa tình yêu thương, cung cấp sự hỗ trợ cho những người đang trải qua hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình thiện nguyện: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng
0 Bình luận

Trong ngôi nhà thiện nguyện Sao Xanh tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có rất nhiều vật dụng miễn phí dành cho bà con đồng bào như quần áo, thuốc chữa bệnh, nước sạch,...

Ấm lòng ngôi nhà thiện nguyện giữa đại ngàn biên giới
0 Bình luận

Tin liên quan

Tết là thời khắc người người nhà nhà sum vầy, đoàn tụ nhưng với những bệnh nhân nghèo, Tết lại là những ngày cô đơn nhất khi phải xe quê, xa hơi ấm gia đình.

Suất cơm “0 đồng” mang đến cái Tết ấm cho bệnh nhân nghèo
0 Bình luận

Chỉ với 1.000 đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn có thể vào tiệm mì tự phục vụ, thưởng thức cô mì gói kèm trứng chiên hoặc xúc xích.

Ấm lòng tô mì 1.000 đồng dành cho bà con khó khăn tại Cần Thơ
0 Bình luận

Trên đường Dương Tử Giang, TP Biên Hòa, Đồng Nai có một tiệm cơm mì nhỏ đều đặn trao tặng những suất cơm nóng hổi với giá 1.000 đồng cho những người lao động khó khăn.

Tiệm cơm mì 1.000 đồng ấm lòng người lao động tại Biên Hòa
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Phó giáo sư xung phong làm bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
Chân dung ông Hai Số 20 năm tình nguyện vá đường

Hơn 20 năm dành tâm huyết cho việc vá đường, ông Võ Văn Hai hay còn được gọi với cái tên “Hai Số” ở khu vực 1, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang được ví như “khắc tinh” của những ổ voi, ổ gà, giúp bà con đi lại an toàn.

Hải An
Hải An 23/06
Thầy giáo người Mông nuôi gà đen âm thầm thắp sáng ước mơ nơi non cao

Thầy Xồng Bá Cha (SN 1975) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An không chỉ tận tâm với sự nghiệp gieo con chữ cho học trò vùng cao mà còn là người tiên phong trong hành trình bảo tồn giống gà bản địa quý, giúp bà con thoát nghèo.

Hải An
Hải An 21/06
Xúc động dòng tâm sự của thầy giáo gửi học trò ngày biết điểm: Trượt lớp 10 không phải là dấu chấm hết!

Dòng tâm sự đầy xúc động và ý nghĩa của thầy giáo Lê Hoàng Tuấn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gửi đến những học sinh không may thi trượt lớp 10 đã khiến rất nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 21/06
Chủ tịch huyện khiến làng quê “đổi đời” nhờ dạy dân bán hàng online: Mang về doanh thu “khủng” 4000 tỷ trong vòng 6 tháng

Nhận thấy huyện Phú Xuyên sẽ khó lòng phát triển nếu chỉ trông chờ vào con đường nông nghiệp truyền thống, ngay từ khi mới nhận chức Chủ tịch huyện – ông Lê Văn Bính đã mạnh dạn đổi mới, tự dựng video, dạy người dân bán hàng online, mang về doanh thu 4000 tỷ trong vòng nửa năm.

Hải An
Hải An 20/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất