Thầy giáo kiêm bảo mẫu tại điểm trường vùng cao Quảng Nam
100% học sinh tại điểm trường thôn 5 Ông Thái xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam đều thuộc hộ nghèo, điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

Lớp học ghép cấp tiểu học tại điểm trường thôn 5 Ông Thái có khoảng 20 em học sinh. Các em nhỏ ở đây đều là người đồng bào Ca Dong, thuộc hộ nghèo và cận nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào việc đi nương đi rẫy. Điểm trường chỉ có một thầy giáo giảng dạy, nên bên cạnh công tác chuyên môn, thầy còn là “bảo mẫu” kiêm thêm nhiều công việc khác như nấu nướng, trông trẻ, dỗ dành, lo cho các em từng giấc ngủ ngon. Điểm trường nơi rẻo cao này có thể thiếu thốn trăm bề nhưng chưa từng thiếu đi tình yêu thương của những nhà giáo.

Thôn 5 vốn chỉ có điểm trường cấp tiểu học, hàng ngày phụ huynh phải đi nương rẫy để kiếm cái ăn, thầy Xuân thương nên nhận trông thêm các bé mầm non. Thế là giờ tự học các bạn nhỏ lớp ghép cấp tiểu học, chốc chốc lại vang lên tiếng khóc của những em nhỏ chỉ mới 2-3 tuổi. Thầy giáo Hồ Văn Xuân chia sẻ: “Chuyên môn bên mầm non thì chưa kỹ lắm. Nhưng vì yêu trẻ nên dần dà cũng hiểu trẻ, biết trẻ muốn gì cần gì. Nếu khóc thì lấy cái kẹo, bịch sữa dỗ dành là bọn nhỏ nín ngay!”.
Rời trang giáo án, đôi tay của người thầy giáo ấy lại thoăn thoắt thái thịt, cắt rau nấu cơm cho bọn trẻ. Mỗi bữa sẽ có thêm 1 phụ huynh tới giúp thầy việc bếp núc. Vì điểm trường không có điện nên không có tủ lạnh để dự trữ đồ ăn tươi cho học sinh. Thế nên thường các bữa trưa đầu tuần các em sẽ ăn thịt, còn các buổi cuối tuần thì ăn trứng hoặc đồ ăn đóng hộp.

Gian phòng của thầy Xuân cũng là nơi dành cho các con ngủ trưa. Nhìn các con ngủ ngon, người thầy giáo tận tụy lại không ngừng trăn trở bởi cột, phên, lai phong đều đã mục, mát lợp, đòn tay cũng đã cong vênh nhiều. Ngoài những góc tường bị mối mọt, xuống cấp thì phòng ngủ tạm được đặt cạnh gian bếp nên cũng bị khói tràn vào. Thiếu thốn trăm bề là vậy, nhưng nơi núi cao ấy, lớp học nhỏ vẫn ngày ngày nuôi mầm ước mơ cho con trẻ.
Xem thêm: Thầy giáo IELTS 9.0 tiếp tục mô hình thiện nguyện bền vững hướng tới bệnh nhân ung bướu
Đọc thêm
Thầy giáo Nguyễn Hoàng Huy đã tiếp tục kêu gọi từ thiện bằng những buổi livestream dạy IELTS miễn phí và đối tượng thầy hướng đến lần này là các bệnh nhân ung thư bướu.
Không chỉ tận tâm với nghề, thầy giáo Nguyễn Chí Dũng còn là người có tấm lòng nhân ái, thường xuyên làm thiện nguyện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.
20 năm công tác ở miền núi, thầy giáo Ngô Duy Hưng là cầu nối giúp học sinh nghèo ở những bản làng xa xôi, cách trở có thêm điều kiện, động lực để đến trường.
Tin liên quan
Không những vượt qua nghịch cảnh của bản thân, bà Nguyễn Thị Đông (48 tuổi, Quảng Ngãi) còn ra sức quyên góp, ủng hộ giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.
42 bác sĩ chuyên khoa I trong Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” sẽ về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền Trung.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.