Người đàn ông 30 năm tận tụy cứu người ở Hải Dương
Suốt hơn 30 năm qua, ông Nguyễn Ngọc Tuy (73 tuổi,Hải Dương)đã âm thầm cứu giúp miễn phí cho những người bị tai nạn giao thông trên Quốc lộ 5.

Đến ga Phạm Xá (thôn Tân Hưng, xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, Hải Dương) chỉ cần hỏi về ông Nguyễn Ngọc Tuy, người dân sẽ nhắc ngay đến “ông Tuy cứu hộ”.
Theo lời ông Tuy kể lại, cuối những năm 1980, gia đình ông chuyển ra ven đường Quốc lộ 5 cạnh ga Phạm Xá để sinh sống. Khu vực này thường xuyên xảy ra tai nạn, được xem là điểm đen TNGT. Thấy những người bị tai nạn nằm dưới mặt đường, tính mạng ngàn cân treo sợi tóc nhưng không biết làm thế nào để sơ cứu cho họ trong lúc chờ xe cứu thương tới, ông Tuy cảm thấy rất xót xa.
Chính sự trăn trở ấy đã khiến ông Tuy quyết tâm mày mò học cách sơ cứu để hỗ trợ cho các nạn nhân bị tai nạn giao thông. Bất kể ngày đêm, chỉ cần có người cần giúp đỡ là ông Tuy sẵn sàng có mặt.

“Thời gian đầu tất cả dụng cụ y tế như nẹp, gạc, bông băng,... đều do tôi tự bỏ tiền ra mua. Lúc đó kinh tế khó khăn nhưng tôi vẫn chấp nhận bán đi từng tạ thóc để kiếm tiền mua dụng cụ sơ cứu cho người bị nạn. Thời gian đầu nhiều người cũng bàn ra tán vào, bảo tôi làm là để yêu cầu nạn nhân trả công. Nhưng tôi đều bỏ ngoài tai vì tâm nguyện của mình là làm sao để cứu người bị nạn một cách nhanh nhất”, ông Tuy bộc bạch.
Trước hành động nhân văn của ông Tuy, năm 1999 Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Thành đã chọn nhà ông Tuy làm điểm sơ cấp cứu và cử ông tham gia lớp tập huấn sơ cấp cứu.
“Nhờ được cử đi tập huấn, kỹ năng sơ cứu của tôi được nâng cao hơn, cứu được nhiều người hơn. 30 năm qua tôi đã sơ cứu và hỗ trợ cho hàng trăm người bị tai nạn”, người đàn ông 73 tuổi chia sẻ.

Năm 2008, ông Tuy đã thuyết phục và tập hợp được 12 người làm nghề xe ôm xung quanh khu vực ga Phạm Xá, thành lập Đội xe ôm cứu hộ do ông làm đội trưởng. Ông Tuy trực tiếp huấn luyện họ các kỹ năng sơ cấp cứu, trang bị đồng phục và tổ chức phân chia địa bàn, ca trực để đảm bảo tiếp cận và hỗ trợ người bị nạn một cách nhanh nhất.
Trong hơn 30 năm cống hiến vì cộng đồng, ông Nguyễn Ngọc Tuy được nhiều lần vinh danh với nhiều phần thưởng cao quý như bằng khen của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bằng khen của tỉnh Hải Dương và giải thưởng KOVA năm 2006 dành cho những tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội.
Xem thêm: Ấm lòng ngôi nhà thiện nguyện giữa đại ngàn biên giới
Đọc thêm
Hơn 2 năm qua, anh Phạm Văn Phèo (38 tuổi, ngụ ấp Lung Đen, xã Kế An, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) đã thực hiện rất nhiều hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người khó khăn.
Hơn 1 năm qua, chàng trai trẻ 27 tuổi – Lê Hiếu Bình (TP.Cần Thơ) đã mở tiệm làm đồ thủ công mỹ nghệ, gây quỹ giúp đỡ cho những bạn trẻ bị nhiễm HIV.
Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.
Tin liên quan
Suốt gần 31 năm qua, cụ ông 66 tuổi ở Q.10, TP.HCM đã lặng lẽ trao đi những giọt máu của mình, gieo mầm sự sống cho những mảnh đời xa lạ.
Trong ngôi nhà thiện nguyện Sao Xanh tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có rất nhiều vật dụng miễn phí dành cho bà con đồng bào như quần áo, thuốc chữa bệnh, nước sạch,...
Tháng 12 này, giải chạy thiện nguyện trực tuyến "Nối Đôi Bờ Vui" chính thức được khởi động với sứ mệnh đầy nhân văn: Xây cầu cho vùng Tây Nam Bộ, thay thế các cây cầu tạm bợ, nguy hiểm.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.