Hành trình vươn lên từ “hố sâu” cuộc sống của cô gái bại não
Với chiếc xe lăn và nụ cười luôn nở trên môi, cô gái bại não- Thân Thị Biên (22 tuổi, Bắc Giang) đã dùng câu chuyện của mình truyền động lực sống cho rất nhiều người.

Sinh ra trong một gia đình làm nông, từ nhỏ Biên đã gặp phải nhiều khó khăn khi phải chiến đấu với căn bệnh bại não quái ác. Vì căn bệnh này, cơ thể Biên không thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Không chỉ việc đi lại khó khăn mà tay chân cô cũng mất kiểm soát, khiến mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào người khác.
Những năm tháng tuổi thơ, Biên luôn cảm thấy mình khác biệt so với các bạn cùng trang lứa. Ánh mắt tò mò, những lời trêu chọc đã khiến cô gái nhỏ dần tự ti, khép mình lại. Nhưng nhờ sự yêu thương, động viên, chăm sóc của ông bà, Biên đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, đối diện với những khó khăn, thách thức của cuộc đời.

Cuộc sống của Biên bắt đầu thay đổi là từ cuối năm 2023, khi cô gái bại não quyết định mở lòng với thế giới qua mạng xã hội. Thông qua những đoạn clip ngắn được đăng tải trên tài khoản “cô bé tích cực”, Biên đã có cơ hội chia sẻ với mọi người về cuộc sống hàng ngày của mình. Qua từng clip, người xem lại cảm nhận được sự lạc quan, niềm vui sống trong mỗi việc nhỏ mà Biên thực hiện.
“Từ ngày quay clip mình bắt đầu ra ngoài nhiều hơn, khi thì đi mua đồ ăn, khì thì giúp ông bà bán hàng, mình cũng quen thêm được nhiều bạn mới. Từ đó mình nhận ra thế giới ngoài kia còn có rất nhiều điều tốt đẹp”, Biên chia sẻ.
Song song với việc quay clip, Biên cũng tích cực tham gia vào các hội nhóm người khuyết tật, nhờ đó Biên có thêm những người bạn mới có cùng hoàn cảnh như mình. Nhìn thấy mọi người vẫn lạc quan, yêu đời dù sức khỏe yếu hơn mình, cô gái bại não càng có thêm động lực để sống một cuộc đời ý nghĩa.

Biên tâm sự: “Nhiều người bạn của mình còn yếu hơn mình, nhưng họ vẫn luôn vui cười và sống tích cực mỗi ngày. Điều đó đã truyền cho mình nhiều động lực, khiến mình nhận ra rằng mình phải biết trân trọng cuộc sống này, dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu đi chăng nữa".
Ngoài việc chia sẻ về cuộc sống hàng ngày, Biên còn hy vọng thông qua những clip và câu chuyện cá nhân, cô có thể lan tỏa tinh thần sống tích cực đến mọi người. Cô gái bại não ấy muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng dù cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng nếu ta kiên trì và luôn giữ một tinh thần lạc quan, thì không gì là không thể vượt qua.
Đọc thêm
Ngày bà Quan Vũ Hương khởi nghiệp lần 2 ở tuổi ngũ tuần, không ai ủng hộ. Nhưng bà đã chứng minh tất cả bằng câu nói: Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu!
Không chỉ khẳng định bản thân, cô gái xương kính – Nguyễn Thị Thu Thương còn truyền nghề thủ công mỹ nghệ và truyền cảm hứng cho rất nhiều người khuyết tật.
Mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh đụng là gãy, chỉ cao 90cm, nặng 25kg nhưng Nguyễn Thùy Trang (25 tuổi, Đồng Tháp) vẫn luôn cố gắng vươn lên, tự lập và giúp đỡ người khác.
Tin liên quan
Bệnh tan máu bẩm sinh khiến Minh Hiếu phải cắt đi một phần phổi và và cao 1,5m. Bằng nghị lực phi thường, chàng trai tí hon vượt nghịch cảnh trở thành sinh viên ĐH Y Hà Nội.
Mất cả cha lẫn mẹ vì bệnh xã hội, cô sinh viên – Phùng Thị Hồng Ngọc cố gắng vượt qua nghịch cảnh và định kiến, chọn học ngành xã hội học để mai sau làm công tác cộng đồng.
Với tâm niệm “chỉ có học mới có thể đổi đời”, chàng trai tí hon – Nguyễn Công Bách nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình và bệnh tật của bản thân, bước chân vào cánh cổng đại học.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.