Chân dung cựu chiến binh cặm cụi trích nhặt lương lưu lập quỹ “Tình thương” hỗ trợ đồng đội
Tại mảnh đất Hà Tĩnh, có một người lính là cựu chiến binh chống Mỹ, năm nay đã ngoài 70 tuổi vẫn cần mẫn tích cóp lương hưu, phụ cấp thương tật,… để lập quỹ “Tình thương” hỗ trợ những đồng đội kém may mắn.

Người cựu chiến binh đó là ông Vương Khả Sơn. Xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống yêu nước, năm 1971 khi chưa đầy 18 tuổi, chàng thanh niên quê nghèo đã lên đường nhập ngũ, vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Trải qua không biết bao nhiêu trận đánh, hai lần bị thương nặng tưởng chừng cái chết cận kề nhưng ông Sơn vẫn may mắn được trở về quê hương sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Dẫu vậy, những vết thương trên cơ thể, những di chứng của chiến tranh vẫn còn đấy, mỗi khi trái gió trở trời, cơn đau lại hoành hành. Sau khi giải ngủ, người lính trận lại tiếp tục vừa học vừa làm để hoàn thành cấp THPT, sau đó thi đậu vào Khoa Văn trường Đại học Sư Phạm Vinh.
Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, ông Sơn xin về công tác tại trường THPT Đồng Lộc trong tỉnh. Với đồng lương ít ỏi, ông đã vun vén chăm lo cho gia đình với 7 miệng ăn gồm 1 mẹ già, 4 con nhỏ và người vợ thường xuyên đau ốm vì bệnh viêm cầu thận, suy tim. Dẫu khó khăn là vậy, mỗi tháng vị cựu chiến binh ấy vẫn trích ra một phần tiền lương để đi thăm viếng, giúp đỡ những đồng đội khó khăn.
Trong quá trình công tác, với tâm niệm ghi lại ký ức về một thời binh lửa của mình cùng đồng đội, ông Sơn đã bắt tay viết hồi ký “Ký ức chiến tranh”. Cuốn hồi ký này của ông đã được NXB Thanh Niên phát hành và đưa vào "Tủ sách Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi Hai mươi". Toàn bộ số tiền nhuận bút nhận được ông đều dành để gửi tặng cho bạn bè đồng đội của mình, những người không may bị thất lạc giấy tờ, không làm được chế độ thương bệnh binh.
Năm 2012, sau khi nghỉ hưu, ông bắt đầu tìm cách kết nối với những đồng đội ở các tỉnh khác. Nghe tin ở đâu có đồng đội cùng chiến đấu với mình năm xưa ông cũng đều tìm đến thăm hỏi, động viên. Trong quá trình thăm viếng vị cựu chiến binh này đã gặp rất nhiều trường hợp éo le, nghiệt ngã, người thì mất hết giấy tờ không được hưởng chế độ thương binh, người bị ung thư, người thì có con ngây dại vì nhiễm chất độc da cam từ bố mẹ, người đau ốm triền miên…

Như trường hợp của ông Chu Văn Lương 3 lần bị thương nhưng thất lạc giấy tờ, khi được ông Sơn thăm hỏi, ông Lương ngậm ngùi tâm sự: "Chỉ cần tôi được công nhận là thương binh và phụ cấp cho mỗi tháng một triệu đồng để uống thuốc thôi thì tôi cũng mãn nguyện lắm rồi...". Nghe đồng đội nói vậy, ông Sơn không cầm lòng được nên đã gom góp những khoản tiền có được, mua vé máy bay cùng bạn trở lại các đơn vị cũ để tìm lại hồ sơ. Rong ruổi gần cả tháng trời nhưng vẫn không được, vì đơn vị cũng không còn giữ được hồ sơ gần 50 năm sau chiến tranh.
Nhìn đồng đội sức khỏe ngày một suy kiệt, kinh tế túng quẫn khó khăn, vị cựu chiến binh này đã kêu gọi bạn bè, cộng đồng mạng hỗ trợ tiền để đưa bạn đi chữa bệnh và âm thầm lập quỹ "Tình thương" cá nhân để khi nào đồng đội cần thì giúp đỡ kịp thời. Hiện tại, quỹ "Tình thương" của ông Sơn vẫn luôn duy trì số tiền từ 20 - 30 triệu đồng để hỗ trợ những đồng đội kém may mắn và các hoàn cảnh dân thường khác ốm đau, khó khăn đột xuất.
"Tuy còn vất vả nhưng dù sao hoàn cảnh tôi cũng vẫn đỡ hơn các đồng đội. Tôi không thể yên lòng khi nhìn các đồng đội mình thiếu thốn và đau khổ được. Tôi xem những việc mình làm cho đồng đội như là một mệnh lệnh từ trái tim...", ông Sơn bày tỏ.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, người phụ nữ dốc hết lòng giúp đỡ người khó khăn
Đọc thêm
Không những vượt qua nghịch cảnh của bản thân, bà Nguyễn Thị Đông (48 tuổi, Quảng Ngãi) còn ra sức quyên góp, ủng hộ giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.
Ngày 6/9, Quỹ từ thiện Next-G nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi cha có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Nội, cam kết hỗ trợ học phí cho các em đến khi tròn 18 tuổi và quyết định đồng hành lâu dài với các em trong hành trình học tập.
Nhiều năm qua, người đàn ông ở Quảng Ngãi này vẫn miệt mài thu gom, tái chế xe đạp cũ như thế để tặng cho học trò khó khăn ở địa phương.
Tin liên quan
Bức thư viết tay của nữ sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh gửi đến một người bác với mong muốn giúp đỡ cho bạn học có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường khiến nhiều người xúc động.
Nhiều năm qua, cô giáo Lê Thị Hằng (Kiên Giang) không chỉ miệt mài dạy học mà còn hết lòng với công tác xã hội.
Trên đôi chân khiếm khuyết, nữ nghệ nhân - Hoàng Thị Khương (58 tuổi) không chỉ vượt khỏi lũy tre làng mà còn truyền cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.