Sự thật chưa được khai thác phía sau clip cụ bà Hà Nhì 60 tuổi vác xi măng kiếm sống
CĐM lại đang xôn xao thông tin, cụ bà Hà Nhì vác xi măng kiếm sống không nghèo như lời thông tin trên clip từng gây xôn xao cõi mạng. Vậy thực hư ra sao?

Cụ bà vác xi măng kiếm sống, 1 tấn 30k tiền công
Dân tộc Hà Nhì có tên gọi khác là U Ní, Xá U Ní với khoảng 25.539 người (tính đến năm 2019), cư trú chủ yếu dọc theo biên giới Việt – Trung thuộc các tỉnh Lai Châu và Lào Cai.
Mới đây một đoạn clip chia sẻ hình ảnh một người phụ nữ được cho là đã 60 tuổi thuộc người Hà Nhì đang làm công việc nặng nhọc thường dành cho những thanh niên trai tráng sức khỏe tốt là vác xi măng.
Người đăng tải đoạn video ấy là một người chuyên chở vật liệu xây dựng cho các nhà phân phối ở vùng cao. Trong một chuyến giao hàng lên xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, anh đã bắt gặp cảnh tượng khiến ai nấy cũng phải đau lòng.

Trước cảnh tượng đau lòng, chàng trai giao hàng đã quyết định quay lại để chia sẻ lên tài khoản TikTok cá nhân của mình. Theo người đăng tải video, cụ bà này là người dân tộc Hà Nhì, cũng là trụ cột chính của gia đình nên phải làm công việc nặng nhọc này. Được biết, mỗi bao xi măng có trọng lượng vào khoảng 50kg.


Trong clip, cụ bà có mặc một lớp áo mưa, đầu đội chiếc áo khoác mũ trùm đã rất cũ. Tóc của bà chẳng biết là bạc đi vì tuổi tác hay do những lớp bụi xi măng bám vào. Dù có trang bị lớp bảo vệ nhưng xi măng vẫn "ăn" phần tay và chân của cụ bà.

Không chỉ bao xi măng 50kg đè nặng lên đôi vai của cụ bà mà chắc hẳn còn nhiều áp lực khác trong cuộc sống cũng đang đè lên đôi vai bé nhỏ ấy. Theo TikToker này chia sẻ, cụ bà sẽ được nhận được 30.000 đồng nếu xếp được 1 tấn xi măng (một bao xi mặng nặng 50kg-PV) tức là bà sẽ phải xếp đủ 200 bao thì mới nhận được tiền. Liệu với sức khỏe của một người 60 tuổi sẽ có thể vác được bao nhiêu tấn xi măng một ngày, kiếm được bao nhiêu tiền để trang trải cuộc sống?


Chủ tài khoản TikTok trên còn cho biết thêm, đây là công việc cụ bà đã làm được vài năm nay, bà đã đến xin phép chủ cửa hàng vật liệu xây dựng để làm việc đàng hoàng. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng vẫn không khỏi ngậm ngùi khi chứng kiến cảnh tượng này. Một số người bày tỏ lòng thương đến số phận của cụ bà. Còn có người yêu cầu quyên góp để hỗ trợ mảnh đời đáng thương này.



Dù đối với nhiều cư dân mạng, việc một cụ bà 60 tuổi vẫn phải làm công việc để kiếm miếng ăn là điều vô cùng đáng thương, bởi đáng ra ở tuổi này phải được nghỉ ngơi, có con cháu phụng dưỡng. Tuy nhiên, "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", bà cụ dân tộc này đang là lao động chính, công việc này giúp cụ nuôi sống gia đình mình.
Một sự thật khác mới được hé lộ
Clip cụ bà Hà Nhì 60 tuổi vác xi măng kiếm sống được đăng tải trên mạng xã hội gần đây đã lấy đi sự cảm thông của rất nhiều người. Tuy nhiên, mới đây, Trình Tường TV lại có chia sẻ khác về câu chuyện này. Trang mạng xã hội này viết như sau:
"Mình lên Y Tý, nhờ cán bộ địa phương đến thăm bác. Phải nói là quá bất ngờ: cuộc sống của bác tốt hơn chúng ta nghĩ rất nhiều khi xem qua video vài chục giây với bộ áo mưa rách, chân trần, không khẩu trang. Và ấm lòng, cảm động trước tấm lòng sẻ chia của cộng đồng.

Bác tên Ly Đơ De năm nay 62 tuổi, sống tại thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm xã khoảng 500m. Team của bác có 3 bà đều U60. Gia đình các bác đều ổn, không thuộc diện khó khăn cần hỗ trợ. Đặc biệt, nhà của bác De - nhân vật chính thì phải gọi là ngưỡng mộ. Bên cạnh ngôi nhà nấm truyền thống của đồng bào Hà Nhì là ngôi nhà tầng khang trang, kiên cố 3 tầng đang xây dựng, hiện mới đổ xong mái tầng 2. Các bạn biết rồi đó, đất Y Tý thì tính bằng tỷ trở lên.
Các con của bác đều trưởng thành, việc đồng áng con của bác làm hết, bác chỉ ở nhà trông nhà, chăm gà vịt... Thời gian rảnh, bác tranh thủ làm thêm công việc bốc vác xi măng, chứ không phải là lao động chính, kiếm sống nuôi gia đình.

Tiền công thì đúng là 30,000đ cho 1 tấn xi, 1 xe 10 tấn 3 bác bốc xong mỗi người sẽ được 100k. Hỏi về mức giá này, cả 3 bác đều bảo là phù hợp, xứng đáng vì công việc chỉ bốc từ xe xuống hoặc truyền tải...với quãng đường ngắn, các bác đã làm được mấy năm nay rồi. Nể phục sức khỏe phi thường của các bác, chớ mình thì...hì hì. Không phải mỗi bác De đâu, ngay cả bố mẹ mình cũng vậy, phải kiếm việc gì đó để làm, để bận chớ không chịu ngồi yên một chỗ.
Mình thấy bác rất quen, hỏi ra mới biết vào chợ phiên thứ 7 hàng tuần bác bán đồ nông sản. Bạn có lên du lịch Y Tý vào chợ phiên ghé ủng hộ bác De nhé, toàn đồ tươi, ngon, sạch thôi.
Mạng xã hội là ảo, nhưng con người là thật, có sức mạnh rất lớn. Cho nên, nếu có làm gì, nhất là hình ảnh của người khác lên thì trước tiên nên xin ý kiến, xa hơn là tìm hiểu hoàn cảnh để có cái nhìn toàn diện hơn, tránh những phiền toái về sau".
Đọc thêm: Chuyến đi biển tuổi 80 - món quà quý hơn kim cương của cô gái trẻ tặng cụ bà vô gia cư ở Sài Gòn
Đọc thêm
Câu chuyện về cụ ông người Palestine mắc bệnh ung thư bán kẹo ở hồ Gươm đã khiến nhiều người không khỏi xót xa, giang tay ra giúp đỡ.
17 năm thi đấu quốc gia và 10 năm thi đấu quốc tế đã giúp chị Huế giành được 120 huy chương vàng. Từ số tiền thưởng huy chương vàng, chỉ trích ra để xây nhà khang trang, dồn vốn mở xưởng gỗ cho người nghèo.
"Cô đào Lệ" tàn tật, nay đây mai đó, cuộc sống khó khăn, ăn còn chẳng đủ. Ấy thế mà lại quyết tâm đem 2 đứa nhỏ chẳng phải máu mủ ruột già về nuôi nấng, chăm bẵm như con đẻ.
Bài mới

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.