Những điều cần biết về khu phố Ta, phố Tàu, phố Tây ở Cố đô Huế

Khác với ấn tượng về một kinh thành cổ kính, cố đô trầm mặc, Huế còn có khu phố đi bộ hay còn gọi là phố Tây vô cùng náo nhiệt.

Thùy Nguyễn
15:00 22/11/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bên cạnh phố Tây, phố Ta và phố Tàu ở vùng đất Cố đô cũng là địa điểm yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Khu phố Ta

Khu phố Ta của Cố đô Huế chính là phố cổ Bao Vinh. Dãy phố này chạy dọc bờ sông Hương, nằm ở phía Bắc Kinh thành Huế. Thời xưa, phố cổ Bao Vinh là trung tâm thương mại quan trọng của khu vực, có lúc phồn thịnh ngang ngửa phố cổ Hội An ở Quảng Nam.

nhung-dieu-can-biet-ve-khupho-ta-pho-tau-pho-tay-o-co-do-hue-1

Theo thống kê, năm 1991 phố cổ Bao Vinh có 39 ngôi nhà cổ có niên đại từ 150-200 năm tuổi. Đến nay, chỉ còn khoảng 15 ngôi nhà cổ là được gìn giữ. Những ngôi nhà này nằm xen kẽ giữa những ngôi nhà mới hiện đại.

nhung-dieu-can-biet-ve-khupho-ta-pho-tau-pho-tay-o-co-do-hue-2

Tại Bao Vinh, nhà cổ hầu hết là những ngôi nhà thấp ba gian dựng bằng gỗ, mái ngói liệt âm dương. Ngoài các ngôi nhà cổ, phố cổ Bao Vinh còn nhiều di tích lịch sử đáng chú ý, nổi bật là đình Bao Vinh. Ngôi đình có kiến trúc cổ kính, nằm dưới bóng mát của hai cây đa cổ thụ. Đây là nơi thờ Ngài khai canh họ Phạm đồng thời cũng là không gian sinh hoạt cộng đồng.

Khu phố Tàu

Phố Tàu của Cố đô Huế là đường Chi Lăng, hình thành từ đầu thế kỷ XIX. Từ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, đường Chi Lăng trở thành trục trung tâm của khu phố Hoa kiều. Công trình nổi tiếng nhất trên phố Chi Lăng là đền Chiêu ứng. Ngôi đền được xây dựng năm 1887, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 400m2, được trang hoàng tinh xảo, lộng lẫy bởi những nghệ nhân đến từ đảo Hải Nam (Trung Quốc).

nhung-dieu-can-biet-ve-khupho-ta-pho-tau-pho-tay-o-co-do-hue-3

Trên phố Chi Lăng còn có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc khác như chùa Quảng Đông, chùa Phúc Kiến, chùa Bà Hải Nam và chùa Triều Châu...

nhung-dieu-can-biet-ve-khupho-ta-pho-tau-pho-tay-o-co-do-hue-4

Ngày nay, trên khu phố Tàu vẫn còn nhiều công trình kiến trúc đặc sắc của người Hoa được bảo tồn, trở thành điểm nhấn về diện mạo kiến trúc và là di sản kiến trúc quý giá của Cố đô. 

Khu phố Tây

Khu phố Tây của Cố đô Huế là đường Lê Lợi chạy dọc bờ Nam sông Hương, là nơi tập trung nhiều công trình được xây vào thời thuộc địa của Huế. 

nhung-dieu-can-biet-ve-khupho-ta-pho-tau-pho-tay-o-co-do-hue-5

Phố Tây Huế hay phố đi bộ Chu Văn An có chiều dài khoảng 350m, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/9/2017. Khu phố này được trang trí nhiều cây xanh, bồn hoa cùng hệ thống đèn chiếu hiện đại. Hai đầu khu phố là bờ sông Hương và cầu Tràng Tiền. Khu phố này luôn nhộn nhịp người qua lại, tượng trưng cho cuộc sống về đêm ở mảnh đất Cố đô. 

Bảo tàng Văn hóa Huế nằm ở số 23-25 Lê Lợi từng là Tòa Công chánh - một trong những công trình kiểu Tây hoành tráng nhất Cố đô Huế thời thuộc địa. Khu dinh thự gồm hai khối nhà lớn mang kiến trúc Pháp, nằm trong khuôn viên rộng, một mặt giáp sông Hương. 

nhung-dieu-can-biet-ve-khupho-ta-pho-tau-pho-tay-o-co-do-hue-6

Đại học Huế nằm ở số 3 Lê Lợi, từng là trụ sở của Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc địa. Trường được xây dựng năm 1927, mang nét kiến trúc cổ điển của phương Tây. Tại khu phố Tây còn có trường Quốc học Huế Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong đều là công trình khá ấn tượng. 

Xem thêm: Những điểm tối kỵ bên trong "Tử Cấm thành" Huế: Được bảo vệ nghiêm ngặt, vô cớ đi lạc bị phạt trượng, lưu đày

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận