Loạt ảnh xưa của phố cổ Hội An và những điều ít người biết

Ngày nay, Hội An là thành phố cổ hiếm hoi giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc tồn tại cả trăm năm.

Thùy Nguyễn
14:00 09/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hội An còn được gọi bằng nhiều cái tên thân thương khác như Phố Hoài, Hoài Phố. thế kỷ 19, Hội An còn được người phương Tây gọi là Faifo.

Phần lớn nhà phố của Hội An ngày nay được hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 19 - thời thuộc địa Pháp. Tuy nhiên, trong khu phố cổ vẫn giữ gìn được nhiều di tích, phản ánh giai đoạn hình thành, phát triển, hưng thịnh và suy tàn hơn 300 năm qua. 

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-1
Con đường trung tâm của Hội An, xưa là đường Pont Japonais (phố Nhật Bản), nay là đường Trần Phú
loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-2
Chùa Cầu năm 1954

Một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của Hội An là chùa Cầu, hay Cầu Nhật Bản. Đây là cây cầu cổ duy nhất còn lại của Hội An, nằm ngay đầu đường Trần Phú. Hình dạng hiện tại của nó đã qua nhiều lần trùng tu.

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-3
Ảnh lối vào chùa Cầu

Chùa Cầu nối liền 2 con đường là Pont Japonais và đường Khải Định, tức Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay. Hai bên đầu cầu, bên lối đi đều có tượng thú, một bên tượng khỉ, một bên tượng chó. Các bức tượng được chạm bằng gỗ mít với tư thế ngồi chầu, phía trước có một bát nhang. 

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-4
Từ Chùa Cầu nhìn ra đường Khải Định, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai
loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-5
Người dân mua bán tấp nập tại chợ Hội An năm 1930

Cuối thế kỷ 16, tại Hội An có 2 khu vực cư ngụ và buôn bán riêng biệt, một khu của người Hoa và một khu của người Nhật. Hai khu chia cách nhau bởi cây cầu, người dân gọi đơn giản là Cầu Ngói. Sau này có ngôi chùa nhỏ trên cầu, người ta gọi luôn là chùa Cầu. 

Năm 1817, cầu được dân làng trùng tu. Những lần trùng tu sau này vào những năm 1823, 1875 và năm 1915 với nhiều chi tiết còn lưu giữ tới tận ngày nay. Nam 1917, cầu tiếp tục được tái thiết sau khi bị cơn bão tàn phá đến mức hư hỏng nặng. Tại đây, những trang trí bằng mảnh sứ tráng men hay đĩa sứ là đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn. 

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-6
Đường Quảng Nam, nay là đường Phan Chu Trinh

Vào thời kỳ rực rỡ nhất, phố cổ Hội An từng là thương cảng quốc tế sầm uất, là nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây thế kỷ 17-18. Sau này, chúa Nguyễn vì muốn tránh chúa Trịnh Kiểm nên xin vào trấn thủ Thanh Hóa. Sau này, chúa tiên Nguyễn Hoàng trở thành Tổng trấn tướng quân kiêm quản ca xứ Quảng Nam, lập ra Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán. Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất Đông Nam Á thời kỳ đó. 

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-7
Tháp Bàng An của người Chăm
loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-8
Chùa Bà Mụ
loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-9
Đền Hàn Cung, tức Chùa Ông, thờ Quan Công
loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-10
Góc đường Hoàng Diệu – Phan Bội Châu

Nửa cuối thế kỷ 18, Hội An rơi vào cảnh loạn lạc và dần lụi tàn. Năm 1775, chúa Trịnh đánh chiếm Quảng Nam, ra sức tàn phá khiến Hội An chỉ còn lại cảnh đổ nát. Đến 5 năm sau, Hội An mới dần hồi sinh, hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt và người Hoa cùng nhau xây lại thành phố, vô tình xóa dần dấu vết của những khu phố Nhật Bản. 

Sang thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng thu hẹp, sông Cổ Cò bị phù sau vùi lấp nên các thuyền lớn không ghé được cảng Hội An. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài khiến Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng quốc tế. 

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-11
Đường Bạch Đằng ven sông Hoài
loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-12
Nhà thờ Công Giáo Hội An năm 1935

Nửa sau thế kỷ 19, khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp và ưu tiên phát triển. Phần lớn các kiến trúc nhà trong khu phố cổ ngày nay đều có hình dáng được tạo từ giai đoạn này.

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-13
Hội An bên sông Hoài khi nhìn từ trên cao

Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập thị xã Faifo làm tỉnh lỵ Quảng Nam. Ngày 30/8/1899, Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Foures ký nghị định thành lập thị xã Hội An, tên tiếng pháp là Villе dе Faifᴏ. 

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-14
Đường Quảng Đông ở Hội An năm 1951, nay là đường Nguyễn Thái Học
loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-15
Hội quán Triều Châu được xây năm 1845

Đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là thủ phủ tỉnh Quảng Nam dù mất đi vai trò cảng thị quan trọng. Năm 1964, Hội An trải qua trận lũ lịch sử khiến nhiều công trình bị tàn phá. Năm 1976, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập, TP Đà Nẵng thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội an rơi vào một thời kỳ bị quên lãng.

loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-16
Hình ảnh hội quán Quảng Đông
loat-anh-xua-cua-pho-co-hoi-an-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-17
Hội An trong trận lũ lịch sử

Đến năm 1980, Hội An nhận được sự chú ý của người dân trong và ngoài nước, phát triển thành thành phố du lịch nổi tiếng như ngày hôm nay.

Xem thêm: Ngắm nhìn Nghĩa An Hội Quán: Kiến trúc văn hóa Triều Châu nổi bật bậc nhất giữa khu phố người Hoa Sài Gòn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận