Kỳ lạ loài cá dùng cả đời để... thay răng, mỗi ngày rụng mọc "sương sương" 20 chiếc

Đây là một trong những loài cá có nhiều răng nhất dưới đáy đại dương khi sở hữu khoảng 555 chiếc trên hai bộ hàm.

Thùy Nguyễn
12:00 25/11/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cá mập vốn nổi tiếng vì có tới cả ngàn cái răng, tuy nhiên có một loài cá khác cũng không chịu kém cạnh khi sở hữu tới 555 chiếc răng trên hai bộ hàm. Đó chính là cá mú bông Thái Bình Dương.

Điều đáng nói, mỗi bề mặt có xương bên trong loài cá này đều được bao phủ bởi băng. Mới đây, Karly Cohen, một ứng cử viên tiến sĩ về sinh học tại Đại học Washington đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện, cá mú bông Thái Bình Dương còn có khả năng rụng răng và mọc răng thần tốc, mỗi ngày rụng tới 20 chiếc răng. 

Thay vì răng cửa, răng hàm và răng nanh, loài cá này có hàng trăm chiếc răng sắc nhọn trên hàm, cái nào cũng siêu nhỏ. Vòm miệng cũng được bao phủ kín mít bởi răng, phía sau hàm này là một hàm phụ khác, được gọi là hàm yết hầu dùng để nhai thức ăn tương tự như răng hàm của con người. 

kha-nang-thay-rang-than-ky-cua-loai-ca-mu-bong-thai-binh-duong-2

Cá mú bông Thái Bình Dương là loài cá săn mồi được tìm thấy ở bắc Thái Bình Dương, khi trưởng thành có thể dài tới 50cm, một số loài cá mú bông có thể dài tới 1,5m. Cá mú bông ăn tạp đến nỗi có thể nhét mọi thứ vào miệng. Khi tấn công con mồi, bộ hàm đầu tiên của nó bắn về phía trước, kéo đồ ăn vào miệng và hàm bắt đầu nghiền nát, cắt nhỏ, phục vụ cho việc tiêu hóa.

Những chiếc răng của cá mú bông rất sắc bén nhưng lại dễ gãy. Bởi thế, chúng phải liên tục thay răng mỗi ngày. Thực tế, răng của một loài sinh vật có thể tiết lộ cách thức và những gì chúng ăn.

Xung quanh khu vực sống của loài cá này có rất nhiều răng rụng. Do đó, các nhà nghiên cứu mới biết được tập tính rụng nhiều răng của chúng dù trước đó họ vẫn chưa biết chính xác được lượng răng là bao nhiêu.

Cohen và Emily Carr - một sinh viên sinh học, đồng tác giả nghiên cứu đã nuôi 20 con cá mú bông Thái Bình Dương trong các bể tại phòng thí nghiệm của Đại học Washington ở Friday Harbour. Răng của loài cá này quá nhỏ khiến việc tìm hiểu cách thức rụng răng của chúng không hề đơn giản.

kha-nang-thay-rang-than-ky-cua-loai-ca-mu-bong-thai-binh-duong-3

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã dùng tới thuốc nhuộm để tạo ra một dòng thời gian trực quan về sự phát triển của những chiếc răng. Ban đầu, 20 con cá này được ngâm trong bể tẩm thuốc nhuộm huỳnh quang màu đỏ alizarin trong khoảng 12 giờ. Kết quả, những chiếc răng này sẽ có màu đỏ rực bởi màu đỏ alizarin sẽ bám vào canxi trong răng.

Trong 10 ngày kế tiếp, cá mú bông sẽ được đưa vào bể nhuộm thuốc màu xanh lục. Tổng cộng có 10.580 chiếc răng trên tất cả 20 con cá, rụng khoảng 20 chiếc/ngày và mọc lại ngay sau đó. 

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện, răng của chúng còn được định sẵn vị trí, răng mới mọc lại đúng vị trí răng cũ, trái ngược hoàn toàn với cá mập trắng lớn. Đặc biệt, cá mú bông Thái Bình Dương rụng răng và thay răng mới không dựa trên điều kiện sống hay kiếm ăn, chỉ là thay răng theo thời gian. Rõ ràng trong vùng nước giàu canxi của đại dương, việc thay răng là một sự hy sinh đáng giá giúp cá mú bông giữ răng luôn sắc bén.

Xem thêm: Cá mập cắt bánh quy: Khi ngoại hình không hề đáng yêu như tên gọi

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận