Đức Phật dạy phương pháp bớt chấp ý mình
Đức Phật đã dạy phương pháp bớt chấp ý mình. Vì nhiều người khi đưa ra 1 vấn đề tranh cải cứ nói đi nói lại thì có thể thấy động cơ thật sự chỉ là muốn tìm sự chiến thắng cho bản thân mà thôi. Điều này cho thấy mỗi người luôn chấp ý của mình luôn luôn đúng so với ý của người khác, nhưng như vậy chưa chắc là đúng.
Thường xuyên nhìn lại tâm mình
Để vượt qua cái chấp ý của mình, đức Phật có dạy:
Thứ nhất: Mỗi khi có một sự tình nào đó dẫn đến tranh cãi chúng ta phải nhìn lại tâm mình trước để thấy tâm mình lúc đó đang muốn chiến thắng, hay chỉ muốn tìm ra lẽ phải ? Chúng ta phải xét rõ động cơ thật sự là do đâu?
Nếu người kia nói rồi mình nói lại, nếu cứ tiếp diễn nói đi nói lại như vậy chừng dăm ba câu là mình biết đã bước vào cuộc tranh cãi rồi, thì có thể động cơ thật sự chỉ là muốn tìm sự chiến thắng mà thôi..
Lúc đó ta ngừng lại, im lặng soi lại tâm mình để nhận rõ mình đang đi tìm chiến thắng hay là tìm lẽ phải. Lúc đó ta nguyện với Phật là : “Xin Phật gia hộ cho con đi tìm lẽ phải”.
Thứ hai : Chúng ta tự hỏi tiếp : “Mình đi tìm sự thương yêu hay đi tìm sự oán thù” Rồi sau khi xác định lại là đi tìm tâm thương yêu, chúng ta xin Phật cho mình tìm được sự thương yêu.
Thứ ba: “Mình đang đi tìm vô ngã hãy tìm bản ngã”.Và câu trả lời cuối cùng xác định là tìm Vô Ngã thì hãy xin Phật cho mình tìm được Vô ngã.
Sau khi xác định lại tâm mình rồi, chúng ta sẽ nhận thấy mình không tìm sự hơn thua, không tìm sự oán thù, cũng không đi tìm bản ngã mà mình đi tìm lẽ phải, tìm sự hòa thuận, thương yêu và đạo đức vô ngã.
Đến lúc đó miệng mình cười, mắt mình vui, và không còn muốn tranh cãi nữa. Người kia vẫn đang tính xắn tay áo để cãi tiếp, bỗng nhiên thấy mình không cãi nữa họ có quê không ? Chắc chắn là quê rồi, nhưng thà để vậy mà cả hai được huề, không hơn thua không hờn ghét lẫn nhau thì vẫn tốt hơn.
Vì thế, chúng ta hãy nhớ mỗi khi có sự bàn cãi thì phải lắng lòng niệm Phật, xin Phật gia hộ cho mình thoát khỏi sự chủ quan, không còn hiếu thăng mà chỉ muốn tìm lẽ phải, tìm sự hòa thuận. Mỗi khi có sự bàn cãi chúng ta phải tâm niệm câu đó trước để đỡ phạm sai lầm, đỡ chấp ý mình hơn.
Phải thường xuyên biết lắng nghe
Khi người kia nói một câu, ta phải nhanh chóng nhận ra liền để dễ dàng chấp nhận.Trong suốt cuộc đời có rất nhiều dịp để chúng ta bàn cãi. Phải biết lắng nghe và điều quan trọng mình không còn hiếu thắng nữa, dễ dàng nhận ra cái hay, cái đúng của người khác.
Nhờ vậy chúng ta bớt bướng bỉnh, bớt cố chấp, bớt chủ quan và bớt sai lầm hơn. Và khi chúng ta bớt sai lầm thì cũng bớt tạo nghiệp hơn, về sau chúng ta không phải chịu nhiều đau khổ, dằn vặt.
Chừng nào ý nghĩ của chúng ta đúng? và đến khi nào chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ hoàn toàn đúng? Có các điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất : Ta không còn cho mình là đúng nữa.
Điều kiện thứ hai : Ta không thèm suy nghĩ nữa ( Bởi vì suy nghĩ của mình hầu hết đều không đúng ).Vì không thèm suy nghĩ nên nhờ vậy ta có trí tuệ khách quan, có thể thoát khỏi chính mình. Người ngồi thiền tâm được thanh tịnh là người có thể thoát ra khỏi chính mình. Cho nên ta chỉ lo ngồi thiền, lo giữ tâm thanh tịnh là điều khôn ngoan nhất.
Điều kiện thứ ba : Ta biết huân tập lòng tôn kính Phật thường xuyên, vì mình biết rằng chỉ có Đức Phật là tuyệt đối đúng. Nhờ lòng tôn kính Phật mà ta gieo được cái nhân biết được lẽ phải.
Điều kiện thứ tư: Phải biết yêu thương chúng sinh.Vì thương yêu chúng sinh nên mình không hiếu thắng, không muốn hơn người.
Điều kiện cuối cùng : Ta phải biết tôn trọng mọi người. Vì tôn trọng mọi người nên mình biết lắng nghe, biết chấp nhận điều hay, điều đúng của người khác.
Sự giống nhau và khác nhau giữa tự tin và chủ quan
Giống nhau:
Tự tin và chủ quan cũng giống nhau ở chỗ ai cũng cho là mình đúng.
Khác nhau:
+ Người chủ quan thật sự sai mà cứ tưởng mình đúng. Con người tự tin thật sự đúng và biết chắc mình đúng.
+ Người tự tin và người chủ quan còn khác nhau ở một điểm rất khác biệt đó là người tự tin có đạo lý, có đạo đức trong suy nghĩ của họ, và chính chân lý đã cho họ sức mạnh để bước tới trong cuộc đời này. Do họ không thu nạp sức mạnh của bản ngã, nên công đức của họ ngày một tăng trưởng và nhẹ nhàng đi tới thành công, và sự thành công đến với họ dựa trên nền tảng của đạo đức, của cái phước mà họ đã gieo.
Từ nền tảng của đạo đức họ có một thái độ hiền lành, có sức mạnh bước tới, và bước tới đâu, họ thành công tới đó.Vì những suy nghĩ đúng đã cho họ ý chí để vươn lên, dù gặp biết bao khó khăn, biết bao chướng ngại, họ vẫn không bao giờ nản lòng.
+ Người chủ quan thì ngược lại, họ cũng cho mình là đúng, nhưng sức mạnh đẩy họ bước tới là sức mạnh của bản ngã chứ không phải là sức mạnh của chân lý. Vì thế họ càng lấn tới, càng bước tới thì bản ngã càng lớn, nên họ càng kiêu mạn, càng hung dữ, càng gây nghiệp và cuối cùng là nhận lấy đau khổ và thất bại.
Qua đề tài này TT Chân Quang từng chia sẻ bài pháp “Ai cũng nghĩ mình đúng” nói rõ điều nay. Qua bài pháp Thượng tọa mong sao cho mọi người đạt được trí tuệ khách quan để chúng ta có được lẽ phải, bớt cố chấp, bớt bướng bỉnh, bớt chủ quan và không phải tạo nghiệp.
Ngày nào đó chúng ta có thể thoát được những ý nghĩa của mình, tâm được thanh tịnh, có thể khách quan đối với chính mình, đó là lúc chúng ta có được lẽ phải thật sự.Nhờ vậy, chúng ta sống với nhau trên cuộc đời này được hòa thuận, thương yêu, và cùng nhau góp tay xây dựng cõi đời này thành một cõi đời hiền lương, thánh thiện, an vui và hạnh phúc.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận