Ở đời bạn có thể 'lách' được tất cả các loại luật nhưng chắc chắn không thể lách được luật nhân quả

Việc hiểu được đạo lý nhân quả sẽ giúp chúng ta sẽ sống an yên ngay trong cuộc sống hôm nay và biết chấp nhận tất cả những gì không may đến với mình. Nếu mỗi người biết sám hối và vươn lên nỗ lực tu hành, tích cực làm nhiều việc thiện lành hơn nữa thì tương lai chắc chắn sẽ rất tốt đẹp.

Loan Nguyễn
12:25 12/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhân quả là gì?

Trong nhân gian ta thường nghe câu “Ở hiền thì gặp lành và gieo gió ắt sẽ gặt bão” hay “Nếu muốn biết quá khứ hãy nhìn hiện tại. Nếu muốn biết tương lai ra sao thì hiện tại sẽ trả lời”. Đó chính là đạo lý về Nhân quả.

Trong kinh nhà Phật có nói: “Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ”, tức những việc ta đã làm dù trải qua trăm ngàn kiếp cũng không mất đi, chỉ chờ đủ nhân duyên, cái quả ta sẽ tự nhận lấy. 

Khái niệm "nhân quả" nghĩa là nghiệp nhân quả báo. "Nhân" tức là nguyên nhân, hay nhân duyên. "Quả" là kết quả, hay quả báo.

Mọi việc trên thế gian đều tồn tại nhân quả báo ứng, tiền nhân hậu quả. Nhân quả không do bất cứ người nào, đấng thần linh nào quy định hay chế tạo ra, mà là một quy luật tồn tại khách quan, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.

Đừng nghĩ rằng những việc mình đã làm không có ai chứng kiến thì thần không biết quỷ không hay, thực ra mỗi một việc thiện mà bạn làm, sẽ trở thành phúc báo sau này cho bạn; mỗi việc ác mà bạn làm, sẽ trở thành quả báo, nghiệp báo mà bạn phải gánh vác trong tương lai.

nhan-qua-bao-ung-2

Chuyện xưa kể lại, có một lần Đức Phật nói với ngài A Nan: “Ta thấy vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên kiếp trước”.

Ngài A Nan nghe thấy lời Đức Phật nói, liền tới quỳ trước mặt Đức Phật hành lễ và hỏi: “Xin hỏi Người đó là nhân duyên gì? Những điều này tất cả các đệ tử đều muốn biết. Xin người hãy diễn thuyết thuật lại, để khai thị độ hóa những người không biết”.

Đức Phật nói: “Con người nếu bồi dưỡng phúc đức, cũng giống như cái cây kia. Phúc đức là một cái hạt được trồng xuống đất, sau đó dần dần lớn lên, kết thành quả và mang lại lợi ích”.

Kiếp trước bạn là ai?

1. Người kiếp này mà sống thọ, có sức khỏe dồi dào, hiếm hay không bị bệnh tật đa phần kiếp trước đều là người luôn giữ vững giới cấm và rất coi trọng tôn nghiêm nhà Phật.

2. Người kiếp này mà giàu sang và phú quý thì ắt kiếp trước cũng đều là những người đã từng bố thí hay cứu tế và cho đi rất nhiều.

3. Những người mà kiếp này may mắn có địa vị cao quý, được xã hội trọng vọng làm quốc vương hay chức cao đại thần, là người có quyền, có thế thì kiếp trước đều là những người lễ phép, biết kính trọng Phật mà đến.

4. Người kiếp này lớn lên đoan chính, gương mặt thanh tú, dung mạo xinh đẹp, thần thái rạng ngời, “hữu xạ tự nhiên hương”, khắp thân mình luôn tỏa ra một mùi hương thơm mát.

nhan-qua-bao-ung-1

5. Người nào kiếp này điềm đạm, cư xử bình tĩnh, không bao giờ hấp tấp vội vàng, cả trong nói năng và trong hành động đều rất cẩn trọng, biết chừng mực thì ắt hẳn kiếp trước đều là những người đã từng tu thiền định, tâm tưởng thanh tịnh.

6. Người kiếp này tài năng và thông suốt Pháp, thậm chí có thể thuyết giảng, đồng thời hóa độ người u mê hay ngốc nghếch, biết trân quý lời nói và tự động truyền rộng Phật pháp ra ngoài để người người trong chúng sinh cùng thấu hiểu. Người có đức tính ấy, ắt là kết quả của việc kiếp trước đã tu trí tuệ mà thành.

7. Người nào có giọng nói trong trẻo, âm vực rõ ràng và vô cùng truyền cảm thì ắt hẳn kiếp trước là người tới từ Tam bảo ca hát (Tam bảo là chỉ Phật, Pháp và Tăng).

8. Người nào kiếp này từ nhỏ mà đã ngốc nghếch thì ắt là do kiếp trước đã không muốn nhận sự dạy dỗ, luôn chỉ bảo người khác.

9. Người mà kiếp này làm nô lệ hay làm kẻ ở cho người khác thì đa phần là do kiếp trước đã thiếu nợ, có vay nhưng chưa hoặc không trả người ta.

10. Người mà kiếp này có địa vị thấp kém, sống đời nghèo hèn đa phần là bởi ở kiếp trước đã không biết lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

11. Người nào kiếp này sạch sẽ không bệnh tật, là vì kiếp trước không bao giờ đánh người, tâm luôn từ bi lấy thiện đãi người.

12. Người này gặp người, người thích, cất tiếng nói người người muốn nghe. Đó chính là kết quả của việc kiếp trước họ đã tu nhân tích đức, biết lấy khiêm nhường và nhẫn nhịn làm niềm vui.

nhan-qua-bao-ung-3

Kiếp này, nếu ai may mắn, giàu sang hơn người cũng là do ở kiếp trước đã từng cúng dường, bố thí… Nếu bây giờ mà không lo tạo phước, tu hành thì kiếp sau phải đói khổ, bất hạnh.

Nhân quả báo ứng không chừa một ai, chẳng người nào có thể tránh được nhân quả báo ứng. Mỗi một hành động của con người, cuối cùng đều sẽ gieo nhân nào gặp quả nấy.

Hoà thượng Tịnh Không cũng đã từng nói: “Lỗi không phải do người khác, lỗi là ở chính mình”. Các bạn hãy tự suy ngẫm lời dạy này nói đến nhân quả ba đời quả thật là vô cùng bổ ích mỗi khi tiếp người, đối vật và gặp trắc trở trong cuộc sống. 

Xem thêm: Hãy ghi nhớ 7 quy luật nhân quả trong cuộc sống để đời an nhiên

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận