Chỉ mua 6 cái bánh trong khi nhà 7 người: Cách giáo dục con trai thành tài của người mẹ Nhật

Khi con trai năn nỉ đòi mua bánh nhân thịt trên phố, người mẹ Nhật quyết định sẽ mua 6 cái bánh trong khi nhà có 7 người. Ẩn sau đó là bài học sâu sắc từ người mẹ mà cậu con trai suốt đời không quên được.

Loan Nguyễn
12:11 04/08/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong một buổi họp phụ huynh toàn trường, vị hiệu trưởng già đã kể một câu chuyện về sự trưởng thành của doanh nhân người Nhật Bản Kadokura Kiyojiro.

Bối cảnh diễn ra câu chuyện là sau Thế chiến thứ 2. Nước Nhật đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn, phần lớn các gia đình rất nghèo, có cơm ăn đã là khá giả. Chỉ khi dịp lễ tết, trên mâm cơm của họ mới có thịt.

Người mẹ của Kadokura Kiyojiro là người dịu dàng, nhân từ nhưng vô cùng lý trí. Bà quán xuyến mọi việc trong gia đình mà không một lời phàn nàn.

Những ngày thơ ấu, Kadokura Kiyojiro đã trải qua một chuyện mà hành động của mẹ ông đã ảnh hưởng đến suốt cuộc đời ông sau này.

Cậu bé lớp 4 đòi mua bánh nhân thịt trên phố

Vào ngày hè năm Kadokura Kiyojiro học lớp 4, cậu được mẹ đưa ra phố mua đồ. Trên đường về, nghe tiếng rao bán bánh nhân thịt của một cửa hàng, cậu bé bị mùi thơm của bánh khiến cậu bé không kìm được sự hấp dẫn mà dừng bước chân.

Trên lớp, cậu đã được bạn bè kể về bánh nhân thịt bán ở trên phố, dường như bạn nào cũng đã được ăn, còn cậu thì chưa được nếm. Cậu nói với mẹ rằng mình muốn ăn bánh nhân thịt một lần và bắt mẹ phải mua.

Mẹ của cậu nhẹ nhàng giải thích, rằng gia đình không có điều kiện. Nếu mua bánh mang về, bố sẽ tức giận và mắng mọi người. Cậu bé trách móc mẹ, nói rằng trên lớp các bạn đều được ăn rồi, chỉ có cậu là chưa được ăn. 

Ở thời điểm sau chiến tranh, bánh nhân thịt là món ăn xa xỉ mà gia đình bình thường không có đủ khả năng mua, chẳng ai dám mua về ăn.

Khi nghe con trai năn nỉ mẹ cho ăn một lần thôi cũng được, người mẹ vào tiệm bánh mua 6 chiếc mang về.

cau-chuyen-mua-banh-nhan-thit-cach-giao-duc-con-thanh-tai-cua-me-nhat-1

Người mẹ nhận trách nhiệm về mình

Khi bố của cậu về nhà, thấy trên bàn ăn ngoài các món rau như ngày thường còn có thêm một đĩa bánh nhân thịt. Người bố nổi giận, to tiếng với vợ, trách vợ tiêu tiền hoang phí mà không nghĩ đến hậu quả.

Cậu bé chứng kiến sự tức giận của bố, quả đúng ngoài sức tưởng tượng của cậu. Cậu lo lắng mẹ sẽ nói ra chuyện cậu đòi mua bánh nhân thịt, như thế, bố sẽ trút giận lên cậu.

Tuy nhiên, điều mà Kadokura Kiyojiro không xảy ra. Mẹ cậu bé chỉ im lặng nghe lời trách móc của bố mà không nói lại dù chỉ một câu. Bà lặng lẽ, cúi đầu, cũng không bày tỏ sự oan ức gì. Có thể, khi quyết định sẽ mua bánh theo ý của con trai, bà đã đoán biết trước kết quả của sự việc. Bà hiểu rằng, khi quyết định mà chưa bàn với chồng thì bị mắng là điều dễ hiểu.

Đã quyết định thì sẽ chịu trách nhiệm, không trách móc ai, không đổ lỗi cho ai. Có lẽ đây là suy nghĩ của người mẹ khiến bà im lặng nghe chồng trách móc mà không trách con một lời.

Nhà 7 người chỉ mua 6 cái bánh

Khi người chồng đang quát mắng vợ thì phát hiện trên đĩa chỉ có 6 cái bánh. Nhà có 7 người, gồm 5 đứa con và 2 vợ chồng, vậy mà chỉ có 6 cái bánh. Điều đó chứng tỏ người mẹ chỉ mua bánh cho chồng con mà không mua cho mình.

Lúc này, người chồng không nói thêm điều gì, cắt đôi một cái bánh và gắp một nửa vào bát vợ, một nửa dành cho mình.

Anh đồng ý ăn bánh, không giận vợ nữa. Chỉ khi người bố ăn thì cả nhà mới dám động đũa. Các thành viên trong gia đình thở phào nhẽ nhõm và tận hưởng bữa tối vui vẻ.

cau-chuyen-mua-banh-nhan-thit-cach-giao-duc-con-thanh-tai-cua-me-nhat-2

Sau bữa tối, người mẹ khen bánh ngon và không trách Kadokura Kiyojiro một câu nào. Mẹ vẫn nở nụ cười ấm áp với cậu bé. Điều này khiến cậu học sinh lớp 4 nhớ mãi và luôn khắc ghi tình yêu thương vô hạn mà mẹ dành cho cậu. Việc mẹ bị bố trách mắng nhưng không than vãn, không trách cậu một lời nào đã giúp cậu có bài học sâu sắc trong suốt những năm tháng cuộc đời sau này.

Cậu hiểu rằng bản thân không được tùy tiện mà không nghĩ đến hậu quả. Khi đã quyết định thì phải dũng cảm chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không được trốn tránh hay đổ lỗi cho người khác.

Những ngày tháng sau đó, cậu bé biết yêu thương, biết chấp nhận và gánh vác trách nhiệm mà không oán trách người khác.

Kadokura Kiyojiro sau này trở thành giám đốc một công ty tư vấn được hầu hết người Nhật Bản biết đến.

Trong cuộc sống, cùng với sự giáo dục của nhà trường và xã hội, giáo dục trong gia đình đóng vai trò quan trọng đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Những câu chuyện, bài học từ cha mẹ có tính chất quyết định đến thành bại của con cái về sau.

Xem thêm: Con trai bị nghi trộm tiền và cách xử lý thông minh của người mẹ khiến ai cũng nể phục

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận