Bí quyết để sống khỏe mạnh, vui vẻ từ những thói quen buổi sáng của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Hạnh phúc chủ yếu phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của chính bạn. Nếu luôn là một người trung thực, đáng tin về mặt cảm xúc, bạn có thể tìm thấy hạnh phúc cho dù xung quanh có xảy ra vấn đề gì".

Nguyễn Thanh Thủy
12:14 04/05/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đức Đạt Lai Lạt Ma được biết đến trên thế giới bởi những giáo lý về hoà bình, niềm yêu cuộc sống, yêu con người và sự thanh thản trong tâm hồn. Những giáo lý này bắt nguồn từ  đạo Phật, nhưng bất kỳ ai, thuộc bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng có thể chiêm nghiệm và áp dụng.

Thói quen không bao giờ thay đổi vào buổi sáng của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trong cuốn "108 lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma", Ngài có nói: "Sinh hoạt hằng ngày của tôi bắt đầu từ 3 giờ hoặc 3 rưỡi sáng. Vừa thức giấc là tôi nghĩ ngay đến Đức Phật và niệm những lời tôn vinh Ngài do nhà hiền triết Long Thụ viết. Hai tay chắp lại, tôi xướng lên những lời thật đẹp ấy, nửa phần thì kính cẩn nhưng nửa phần thì vẫn còn mơ màng. Là một nhà sư Phật Giáo vừa thức giấc là tôi bước đến bàn thờ để lễ Phật. Nhằm chuẩn bị cho một ngày trước mặt, tôi phát động tình nhân ái và lòng từ tâm trong tâm thức tôi hướng về tất cả chúng sinh. Sau đó tôi ngồi xuống để thiền định".

chuaadida_full_thong-diep-dac-biet-tu-duc-dat-lai-lat-ma-ve-dai-dich-coronavirus

Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên trong ngày của Ngài là thiền và cầu nguyện. Đối với Ngài, hoạt động này sẽ được thực hiện thêm ít nhất hai lần trước khi nghỉ ngơi vào buổi tối. Ngài thường đi dạo mỗi sáng quanh nơi ở của mình. Kể cả trong những chuyến du lịch hoặc viếng thăm, trong trường hợp thời tiết xấu sẽ dùng máy chạy bộ để thay thế. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường dùng bữa sáng trước lần cầu nguyện và thiền định thứ hai trong ngày. Sau đó vị nhà sư Tây Tạng mới có thể sẵn sàng cập nhật, nghiên cứu về những sự kiện đang xảy ra trên thế giới qua truyền hình hoặc đài báo.

Trích cuốn 108 lời dạy của Đức Lai Lạt Ma: "Sau khi chấm dứt buổi ngồi thiền đầu tiên ấy, tôi tập vài động tác thể dục. Khoảng năm giờ sáng, tôi dùng điểm tâm. Sau đó tôi lại ngồi thiền và tụng niệm đến khoảng tám hay chín giờ sáng. Sau các buổi thiền định ấy thì tôi thường đọc báo hoặc cũng có thể bước ngay sang phòng tiếp tân để tiếp đón những người đã hẹn trước. Nếu không có việc gì cần thì tôi đọc những kinh sách mà các vị thầy tôi đã giảng giải cho tôi trước đây, đôi khi tôi cũng đọc các sách mới hơn".

Sau bữa trưa sẽ là lúc Ngài gặp gỡ những vị khách của mình để thảo luận về các sự kiện thế giới và sắp xếp lịch trình sắp tới, hoặc cũng có thể là cùng ngồi xuống đàm đạo về Phật giáo và thế giới tâm linh.

Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, thiền và cầu nguyện giống như việc đánh răng, ăn uống mỗi ngày vậy. Và chắc chẳng có gì bàn cãi khi nói rằng Ngài chính là người sống hạnh phúc nhất thế gian, không những thế Ngài còn lan toả tình yêu cuộc sống, yêu vạn vật đến tất cả mọi người.

Lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma để cuộc sống luôn vui tươi

Bắt đầu từ chính mình

Bước đầu tiên để có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh là tập trung vào lòng từ bi. Nhân loại sẽ hạnh phúc hơn nếu hiểu thêm và chấp nhận con người mình, từ điểm tốt tới điểm xấu. Từ bi với người khác nghĩa là nhận ra và tôn trọng nỗi đau của họ.

Dành thời gian suy nghĩ

Bạn sẽ dễ dàng xây dựng lòng từ bi với bản thân hơn nếu dành thời gian suy nghĩ về những gì đã trải nghiệm. Đức Đạt Lai Lạt Ma mỗi ngày đều dậy từ 3h sáng và thiền 5 tiếng đồng hồ.Tất nhiên, bạn có lẽ không thể ngồi thiền 5 giờ nhưng chỉ 10 phút cũng vô cùng hữu ích cho quá trình tư duy. Khoa học chỉ ra thiền tác động đến não, giúp đối phó với stress hiệu quả và thúc đẩy sự đồng cảm. Thiền lâu hơn khoảng 20 phút sẽ cải thiện tâm trạng, khả năng chú ý, trí nhớ. 

Giúp đỡ người khác

duc-dat-lai-lat-ma-chia-se-phap-thoai-voi-cong-chung-tai-bo-de-dao-trang

Chìa khóa khác dẫn đến hạnh phúc, theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma, là cố gắng giúp đỡ người khác: "Nếu có thể giúp đỡ người khác, dù rơi vào hoàn cảnh nào, bạn vẫn tự tin và giữ được hạnh phúc".Sự giúp đỡ có thể bằng hình thức hoạt động tình nguyện. Bạn sẽ gắn kết hơn với xã hội, bớt cô đơn, hạn chế nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, bạn cũng chăm vận động hơn nhờ đó bảo vệ huyết áp, tăng tuổi thọ.

Sống như một đứa trẻ

Lời dạy cuối cùng để đạt được cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma là sống như một đứa trẻ. Ngài quan niệm trẻ em rất thành thật và chấp nhận người khác không chút phán xét. "Chúng không quan tâm đến tôn giáo, quốc tịch hay xuất thân. Bản chất con người chính là từ bi". Dù con người dễ bị che lấp bởi tính cạnh tranh và chủ nghĩa duy vật, Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng những cảm xúc đó đều có thể quay về nếu bạn vui tươi.

Vì vậy, Ngài luôn nở nụ cười kể cả khi bàn về các vấn đề nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra người trưởng thành thường hình thành mối quan hệ tích cực và hài lòng hơn về cuộc sống nếu giữ thái độ lạc quan. Hơn thế, họ còn có xu hướng khỏe mạnh và ít lo âu.

Để cơn giận ra đi

 Đừng bao giờ để cơn giận chiếm ưu thế trong suy nghĩ của bạn vì nó có thể dẫn đến trầm cảm, mất ngủ, ăn vô độ, bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong sớm.

Muốn xua tan cơn giận và nâng cao sức khỏe, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên mỗi người giữ lòng từ bi trong tâm trí đồng thời ở gần những người từ bi khác.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Khi coi thực hành chánh niệm là 1 cách để kiếm nhiều tiền thì bạn không bao giờ chạm tới cái đích của nó

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận