Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7 theo lời chuyên gia phong thủy

Cúng lễ rằm tháng 7 là một trong những nghi thức tâm linh quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam. Bởi tầm quan trọng của dịp này nên việc làm đúng các điều nên và không lên theo lời khuyên của chuyên gia phong thủy sẽ là điều vô cùng cần thiết.

Thái An
06:00 22/07/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Rằm tháng 7 âm lịch trong văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Việt vừa là ngày lễ Vu Lan báo hiếu công ơn cha mẹ, tiên tổ, vừa là ngày 'xá tội vong nhân' cầu siêu cho các linh hồn vất vưởng không nơi nương tựa và cũng là dịp cúng lễ thí thực cho vong nhân lớn nhất trong năm.

Rằm tháng 7 đối với người Việt là một trong những ngày lễ tâm linh lớn nhất trong năm và cũng là dịp thực hiện rất nhiều nghi thức cúng lễ quan trọng. Do đó, việc làm tốt những điều nên làm và kiêng những điều nên tránh là điều vô cùng quan trọng để tăng thêm phước lộc cho gia đạo.

Vậy, đâu là những lưu ý khi cúng rằm tháng 7 theo lời chuyên gia phong thủy mà chúng ta không thể bỏ lỡ? Cùng Sống đẹp tìm hiểu nhé!

Cúng rằm tháng 7 liệu có nên làm vào đúng ngày 15 âm?

Tương truyền rằng hàng năm từ đầu tháng 7, Diêm Vương ra lệnh mở cửa Quỷ môn quan , để những yêu ma, quỷ đói còn đang trong giai đoạn chịu hình quanh năm bị giam hãm trong địa ngục được trở về trần gian thụ hưởng lễ vật cúng tế (cũng được coi là ngày người chết về thăm người sống).

Do có sự tồn tại của người âm nên trong quan niệm của chúng ta, tháng 7 âm là một tháng không tốt lành, không nên kết hôn cũng không nên làm các việc quan trọng. Để cho người và ma được bình an, từ xa xưa nước ta đã có tục lệ cúng rằm tháng bảy. 

nhung-luu-y-khi-cung-ram-thang-7-theo-loi-chuyen-gia-phong-thuy-4

Theo những lưu ý khi cúng rằm tháng 7 theo lời chuyên gia phong thủy, các lễ cúng trong rằm tháng 7 nên được tổ chức từ các ngày mùng 2 đến 14 âm lịch, bởi sau ngày 15, các vong linh sẽ phải trở về nơi mà chúng thuộc về và không thể tiếp tục ở lại quấy rối con người nữa.

Chuẩn bị 3 phần lễ cúng trong rằm tháng 7 âm lịch

Lễ cúng rằm bao gồm 3 phần lễ: Lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn.

Nghi thức cúng rằm tháng 7: Cúng vào ban ngày, làm lễ cúng phật và gia tiên ở trong nhà trướcxong thì sau đó là làm lễ cúng cô hồn ở ngoài trời (thường cúng đầu cổng, trước cửa nhà, ngoàisân,...).

Mâm lễ cúng phật

Mâm lễ cúng Phật rằm tháng 7 âm lịch là mâm cỗ thuần chay được dâng lên phật tổ và  quan âm để cầu mong cho gia đạo được yên ấm, an vui.

nhung-luu-y-khi-cung-ram-thang-7-theo-loi-chuyen-gia-phong-thuy-2

Mâm lễ cúng phật thường có các món như:

- Xôi chay: Xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò, xôi cốm, xôi hạt sen,... - Giò, chả chay

- Canh rau củ nấu chay

- Nem chay

- Rau luộc

Sau khi lễ cúng xong, gia đình có thể xin lộc và sử dụng các  mâm cơm để ăn uống bình thường.

Mâm lễ cúng gia tiên

Thông thường, lễ cúng gia tiên thường sử dụng các món mặn để thể hiện sự đầy đủ, ấm no của gia chủ (nhưng cũng không cần quá cầu kỳ, thành tâm cũng là đủ) thành kính dâng lên tổ tiên và người thân đã khuất với ước mong dưới “suối vàng” người thân luôn được cơm no áo ấm, phù hộ, độ trì cho con cháu làm ăn phát tài phát lộc.

nhung-luu-y-khi-cung-ram-thang-7-theo-loi-chuyen-gia-phong-thuy-5

Mâm lễ cúng gia tiên tháng 7 âm lịch gồm những món sau:

- Thịt gà luộc

- Nem rán

- Canh rau củ hầm xương

- Giò, chả lợn

- Thịt quay

- Xôi, chè

- Mâm ngũ quả

- Tiền, vàng mã,...

Sau khi làm lễ cúng gia tiên xong, xin lộc các cụ và thụ lộc cùng các thành viên trong gia đình.

Mâm lễ cúng cô hồn ngoài trời

Cúng ngoài trời là cúng dành cho các cô hồn, cúng đồ chay chứ không cúng đồ mặn với mụcđích ban phát, bố thí cho những linh hồn không nơi trú ngụ, ma đói ma khát.

Lễ cúng cô hồn tốt nhất nên làm vào buổi chiều tối, đặc biệt là khoảng thời gian từ 17 - 19 giờ trong các ngày từ mùng 2 - 24 tháng 7 âm lịch. Sở dĩ nên làm vào thời gian muộn trong ngày là vì lúc này ánh dương đã tắt hẳn, nên vong linh la vãng có thể thoái mái đi lại thụ hưởng lễ vật.

nhung-luu-y-khi-cung-ram-thang-7-theo-loi-chuyen-gia-phong-thuy-7

Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những lễ vật sau:

- 1 đĩa muối trắng

- 1 đĩa gạo trắng

- 12 bát cháo trắng nấu loãng

- 12 cục đường thẻ

- Đĩa ngũ quả

- Bánh kẹo, bỏng ngô, thạch

- Tiền vàng mã, quần áo hàng mã

- Tiền lẻ

- 3 ly nước

- Nhang (hương) và nến thắp số lẻ (3 hoặc 5).

Theo những lưu ý khi cúng rằm tháng 7 theo lời chuyên gia phong thủy, khi làm lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 xong, gạo và muối sẽ được rắc 4 phương 8 hướng ra ngoài cổng, hóa vàng mã đến hết.

Đồ cúng nếu đang cúng hoặc cúng xong mà có người đến lấy thì cứ để lấy tự nhiên,không được giành lại kẻo gặp xui xẻo. 

Lưu ý của chuyên gia phong thủy khi cúng rằm tháng 7

- Khi cúng ở trong nhà và ngoài trời, mặc quần áo dài để thể hiện sự tôn kính, nghiêm túc khi làm lễ. Không mặc quần ngắn, áo cộc tay.

- Khi thắp hương không nên để ai quấy rầy, tránh bị phân tâm

- Nên học thuộc trọn bộ văn khấn rằm tháng 7 để nghi thức cúng lễ được diễn ra liền mạch, tập trung

- Nếu gia chủ thờ Phật thì mâm lễ cúng Phật phải đặt ở vị trí cao hơn so với mâm lễ cúng gia tiên

- Khi cúng nên ghi rõ tên người nhận lên đồ vàng mã để tránh nhầm lẫn vì còn nhiều vong hồn vất vưởng không khéo sẽ người nhận sẽ không nhận được đúng đồ. Hoặc khi hóa vàng đọc tên rõ to các món đồ của từng người nhận.

- Khi rắc muối, gạo sau khi cúng xong thì nên đứng từ trong nhà vung ra ngoài sân hoặc ra ngoài ngõ để tiễn vong, tuyệt đối không vung ngược lại kẻo thu hút các linh hồn vào nhà.

Trên đây là những lưu ý cúng rằm tháng 7 theo lời chuyên gia phong thủy được Sống đẹp cập nhật nhằm phục vụ công tác chuẩn bị cho tháng cô hồn sắp tới. Hy vọng với những kiến thức này, bạn có thể chuẩn bị tốt các lễ cúng trong dịp này!

Xem thêm: Trọn bộ văn khấn Rằm tháng 7 năm 2022 đầy đủ nhất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận