Lưu Bị đã ám chỉ về điểm yếu chí mạng của Gia Cát Lượng trước khi qua đời

Lưu Bị là người đã kề vai sát cánh cùng Gia Cát Lượng trong suốt 16 năm. Trước khi qua đời, ông cũng đã ám chỉ về những điểm yếu chí mạng của ngài, thật tiếc Không Minh đã không nhận ra.

Hoa Nguyễn
08:30 14/03/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lưu Bị là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc của nước Thục Hán trong lịch sử Trung Hoa. Ông được sử sạch ghi nhận là con cháu của hoàng tộc nhà Hán.

Không giống như Tào Thái hay Tôn Quyền, sự nổi lên của Lưu Bị được xem là truyền kỳ. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng lên nhà nước Thục Hán, đó là cả một hành trình dài đầy chông gai và gian khó.

Xuất thân từ gia cảnh nghèo nàn, không có tiền tài, địa vị, chỉ dựa vào năng lực của bản thân, Lưu Bị đã từng bước đi lên và nắm giữ vị trí quân chủ của một tập đoàn chính trị nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc.

luu bi 1

Dẫu vậy vẫn không thể phủ nhận rằng, ngoài năng lực cá nhân, Lưu Bị còn vô cùng may mắn khi nhận được sự trợ giúp đắc lực của các quan văn võ nổi tiếng lúc bấy giờ. Về mưu sĩ không thể không nhắc đến Bàng Thống hay Gia Cát Lượng. Về võ tướng không thể bỏ qua những nhân vật tên tuổi vang danh thiên hạ như Trương Phi, Quan Vũ, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu,...  

Tất cả những người này đều là hết lòng hết sức phò tá cho Lưu Bị, thậm chí không màng đến tính mạng của mình, sẵn sàng hy sinh vì nghiệp lớn. Từ đây có thể thấy, Lưu Bị không chỉ giỏi dùng người mà còn là một vị minh quân hiếm có, được người người tôn kính.

Lưu Bị 3 lần mời Gia Cát Lượng xuống núi

Lưu Bị nổi tiếng là rất biết cách trọng dụng người tài. Chính vì vậy mới có điển cố nổi tiếng thời Tam Quốc đó là "Ba lần phỏng bái nhà tranh". Để mời được Gia Cát Lượng xuống núi, Lưu Bị đã không quản ngại đương xá xa xôi đến tìm Khổng Minh tới tận 3 lần.

Nếu là một người bình thường khi bị từ chối chắc hẳn sẽ bỏ cuộc và sớm đi tìm một đối tượng khác. Tuy nhiên vì Lưu Bị có con mắt nhìn người rất tinh tường và cũng rất cố chấp nên ông đã đích thân đến gặp Gia Cát Lượng tới 3 lần. Nhờ sự chân thành của Lưu Bị đã khiến Khổng Minh cảm động, nhận lời xuống núi phò tá cho ông.

luu bi 2

Lưu Bị có một tính cách khá thú vị đó là một khi đã đung người thì sẽ không nghi ngờ. Sau khi mời được Gia Cát Lượng xuống núi, ông đã trực tiếp phong Gia Cát Lượng là thừa tướng kiêm Thống soát 3 quân, mọi việc trong quân đều giao toàn quyền cho Khổng Minh xử lý.

Chính sự tin tưởng và trao quyền này của Lưu Bị đã giúp Gia Cát Lượng cảm thấy thoải mái hơn trong việc hành xử, thậm chí đến giây phú cuối của cuộc đời, Gia Cát Lượng vẫn dốc hết sức mình cho Thục Hán.

Gia Cát Lượng đã ở bên cạnh phò tá Lưu Bị trong suốt 16 năm. Suốt ngần ấy thời gian, Lưu Bị đã sớm hiểu tường tận về con người của Gia Cát Lượng. Cũng chính vì vậy cho nên trước lúc lâm chung, ông đã yên tâm giao con trai của mình cho Khổng Minh dạy dỗ, chăm sóc.

Không những thế, vì quá hiểu Gia Cát Lượng nên trước khi qua đời, Lưu Bị đã ám chỉ cho thừa tướng biết được những nhược điểm chí mạng của ngài, chỉ tiếc là lúc ấy Khổng Minh đã không hiểu được.

Mặc dù là một người túc trí đa mưu song Gia Cát Lượng vẫn có những điểm yếu khiến Lưu Bị chưa thể yên tâm mà nhắm mắt xuôi tay.

Điểm yếu của Gia Cát Lượng

Quá mức thận trọng

Cẩn thận là tốt, thế nhưng trong hành quân đánh trận nếu quá mức cẩn trọng sẽ làm lỡ mất rất nhiều cơ hội tốt. Tuy Khổng Minh là người rất mưu lượng nhưng khi làm việc lại tuân thủ theo nguyên tắc ổn định, không muốn mạo hiểm. Điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới thành bại của các trận đánh. 

Không chịu chia sẻ công việc với người khác

Gia Cát Lượng thích tự làm mọi chuyện, vị thừa tướng này không yên tâm khi giao nhiệm vụ cho bất cứ ai. Cần phải hiểu rằng, một người dù có tài giỏi đến mấy thì năng lực cũng hữu hạn. Người lãnh đạo tốt cần phải buông bỏ được những công việc vặt vãnh thì mới có thể tập trung vào làm việc lớn. Đồng thời mới có thể tận dụng được sức mạnh của tập thể để đạt được kết quả công việc tốt nhất.

luu bi 3

Không giỏi dùng người

Không giống Lưu Bị, Gia Cát Lượng hoàn toàn không giỏi trong việc dùng người. Điểm yếu này chính là hệ quả của việc Khổng Minh luôn muốn tự làm mọi chuyện. 

Khi Lưu Bị còn sống, Lưu Bị rất yêu quý và tôn trọng Ngụy Diên. Tuy Ngụy Diên là người đầu hàng Thục Hán song Lưu Bị đã trao cho ông rất nhiều sự ưu ái, thậm chí còn phong làm Thái thú Hán Trung. Không phụ sự tin tưởng của Lưu Bị, Ngụy Diên đã lập được rất nhiều chiến công lẫy lừng.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh bắt đầu kế hoạch chinh phục phương Bắc, Ngụy Diên dẫn quân tiên phong và đánh thắng được Quách Hoài. Từ đó có thể thấy Ngụy Diên là người vừa có tài vừa có trí.

Thế nhưng Gia Cát Lượng lại không hề xem trọng người này, sẵn sàng trao quyền cho người khác khiến tài năng của Ngụy Diên không được phát huy. Đây thực sự là một rất đáng tiếc.

Trước khi qua đời, Lưu Bị đã ám chỉ cho Gia Cát Lượng biết được những điểm yếu này. Thế nhưng ngài Khổng Minh lại không hề hiểu được. Dẫn đến cái kết Ngụy Diên phải đi ẩn dật, bản thân Khổng Minh cũng phải lao lực mà qua đời ở tuổi ngoài 50. Kết cục cuối đời của Gia Cát Lượng thực sự đã để lại quá nhiều tiếc nuối cho Thục Hán và hậu thế.

Xem thêm: Với thiên hạ - đàn ông khóc là kẻ hèn, với Lưu Bị - đàn ông biết khóc vận mệnh không tồi: Khóc cũng là 1 loại mưu lược

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận