Kinh Phổ Môn là gì và lợi ích của việc tung kinh Phổ Môn như thế nào?
Kinh Phổ Môn là bài kinh nói về hạnh nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát. Bài kinh này được nhiều người lựa chọn để tụng niệm trong những dịp quan trọng như lễ khởi công, khánh hỷ, cầu an, lễ đáo tuế, lễ an vị Phật...
Kinh Phổ Môn là gì?
Kinh Phổ Môn là bài kinh nói về hạnh nguyên độ sanh của Quan Thế Âm Bồ Tát, còn được gọi với những cái tên khác như Phẩm Phổ Môn, kinh Quan Thế Âm. Kinh Phổ Môn giới thiệu về các quán chiếu cuộc đời để đạt tới giác ngộ, giải thoát.
Kinh Phổ Môn được viết bằng tiếng Sanskrit có 3 bản dịch chữ Hán đó là Bản dịch của Trúc Hộ Pháp, Bản dịch của ngài Cưu - ma - la - thập, Bản dịch của hai người là Xà - na - quật - đa và Đạt - ma - cấp - đa. Trong đó bản dịch thứ 3 được sử dụng phổ biến cho đến tận bây giờ.
Nội dung của kinh Phổ Môn là giới thiệu sự tương giao trong nhân quả giữa Quan Thế Âm Bồ Tát và chúng sinh. Bồ Tát là người mang đến niềm vui cho chúng sinh, là điểm tựa để nuôi dưỡng trí tuệ, tu thân tích đức, nỗ lực để trở thành bậc Thánh.
Trong kinh có 3 nội dung chính đó là: Thần lực trì danh Quan Âm, Cứu thế độ sinh qua 33 ứng thân và Phương pháp ngũ âm, ngũ quán.
Tác dụng của việc trì tụng kinh Phổ Môn
Kinh Phổ Môn mang ý nghĩa ẩn dụ cao nên rất khó để hiểu hết ý nghĩa của bài kinh. Để làm được điều này người trì tụng cần phải nghiên cứu sâu rộng. Đọc bài kinh không chỉ nhìn từng chữ để tụng còn phải hiểu được ý nghĩa bên trong. Tụng kinh không có nghĩa là bạn sẽ ước gì được đó, mục tiêu của việc tụng kinh không phải để cầu xin và van xin sự giúp đỡ của ai đó.
Phương pháp quán chiếu cuộc đời mới là cốt lõi của việc tu tập kinh Phổ Môn. Nhờ quán chiếu cuộc đời theo phương thức duyên khởi và vô ngã, người trì tụng mới có thể giải thoát chính mình ra mọi khổ đau.
Cốt lõi của việc tụng kinh Phổ Môn là cách giúp chúng ta tu tập quán chiếu cuộc đời. Từ đó giúp cho con người khởi duyên để tự thoát mình ra khỏi đau khổ. Qua đó, bản thân sẽ thấy thanh tịnh nhẹ nhàng hơn. Một ý nghĩa khác của kinh Phổ Môn đó là tình thương, sự bao dung mà Quan Âm Bồ tát ban cho chúng sinh thông qua cách trì tụng mỗi ngày.
Kinh Phổ Môn thể hiện tình yêu thương bao la của Bồ tát qua phương pháp độ sinh với 33 ứng thân khác nhau, phù hợp với căn cơ và đối tượng của người tu tập. Hình ảnh 33 ứng thân gợi cho chúng ta tinh thần nhập thế đa dạng của Bồ tát vì sự nghiệp quy nhất là đem lại an lạc, hạnh phúc cho chúng sinh. Muốn độ sinh có hiệu quả, người hành đạo cần phải hiểu rõ tâm lý, hành vi của đối tượng.
Không có một vị Bồ tát nào có thể cứu giúp chúng ta bởi luật nhân quả giống nghiệp báo. Kinh Phổ Môn chỉ ra 5 loại âm thanh hiện hữu trong cuộc đời đó là tiếng nhiệm mầu, tiếng quán chiếu cuộc đời, tiếng thanh tịnh, tiếng sóng vỗ, tiếng siêu việt thế gian.
Bên cạnh 5 âm thanh này là 5 pháp thiền định đó là chân thật, thanh tịnh, trí tuệ, cứu khổ và tình thương. Chính nhờ nương vào 5 pháp quán này mà người tu học tự giải thoát chính mình, thoát khỏi mọi khổ ách của cuộc đời. Khi tu tập được 5 quán đó, mỗi người là một Bồ tát Quán Thế Âm tự cứu lấy cuộc đời của chính mình và thoát khỏi khổ đau, bất hạnh.
Khóa lễ tụng kinh Phổ Môn
Khóa tụng kinh Phổ Môn được chia thành 3 phần bao gồm:
- Phần đầu: Nghi thức dẫn nhập có 5 tiết mục là nguyên hương, tán hương, đảnh lễ ba ngôi báu, phát nguyện trì kinh, tán dương giáo pháp.
- Phần 2: Chính kinh, giới thiệu hạnh nguyện độ sanh của Bồ Tát Quan Thế Âm.
- Phần 3: Sám nguyện và hồi hướng, ban đầu sẽ học bài Bát Nhã Tâm Kinh, bài học giúp người tụng kinh độc diệt từ tất cả các đau khổ trong cuộc đời.
Khi nào thường tụng kinh Phổ Môn
Bạn nên tung kinh Phổ Môn vào các dịp chủ yếu như:
- Cầu an.
- Cầu quốc thái dân an.
- Cầu khỏi bệnh.
- Cầu tai qua nạn khỏi.
- Cầu gia đạo bình an.
- Cầu mưa thuận gió hòa.
Hoặc cũng có thể tụng kinh Phổ Môn vào các dịp khác như: Khánh kỷ, lễ khai trương, lễ khởi công, lễ an vị Phật, lễ mừng thọ, chúc thọ, lễ đáo tuế, lễ sinh nhật.
Những lưu ý khi tụng kinh Phổ Môn
Để việc tụng kinh diễn ra hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Có thể tụng kinh theo bản dịch tiếng Việt để tạo hiệu quả tốt, hiểu được ý nghĩa của từng câu kinh.
- Cần tập trung và suy ngẫm về ý nghĩa của các câu kinh. Điều này giúp chúng ta hòa quyện với không khí trang nghiêm của buổi tụng kinh. Từ đó có thể lưu giữ được các câu kinh trong tâm trí.
- Chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, cẩn thận, nên ăn mặc trang nghiêm.
Xem thêm: Lời Phật dạy về giúp đỡ người khác từ câu chuyện "chàng ăn mày tốt bụng"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận