Đi đền Cô Chín cầu gì và những lưu ý quan trọng bạn cần biết
Cô Chín là một trong những vị thánh linh thiêng bậc nhất trong Tứ Phủ Thánh Cô. Ngôi đền Cô Chín luôn được rất nhiều người ghé thăm. Vậy đi đền Cô Chín cầu gì?
Đi đền Cô Chín cầu gì?
Đền Cô Chín là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, chính là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền nằm tại địa phận thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa ngày nay. Đền được khởi công xây dựng từ thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 -1786.
Đền Cô Chín là một trong những ngôi đề linh thiêng nhất tại Thanh Hóa và đã được nhà nước xếp hạng là di sản lịch sử cấp quốc gia vào năm 1939. Lễ hội truyền thống của đền Cô Chín tại xứ Thanh thường được tổ chức vào ngày 26/2 âm lịch hàng năm. Đến ngày 9/9 âm lịch sẽ là chính hội của đền Cô Chín. Tuy nhiên ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân khắp nơi đã về chảy hội để dâng hương khấn vái.
Đền Cô Chín là địa điểm được người dân tìm đến để cầu sức khỏe, bình an, thuận lợi trong kinh doanh, làm ăn, buôn bán phát đạt. Vật cúng lễ không có quy định chung, có thể là thẻ hương, bó hoa, tiền giấy, mâm vàng mã hoặc các cành vàng bạc khác nhau. Điều quan trọng là khi đến đền bạn nên giữ tâm hồn thanh tịnh, tinh thần thoải mái, không vướng bận để mong ước sớm thành hiện thực.
Lưu ý khi đi đền Cô Chín
Đền Cô Chín là một địa điểm du lịch tâm linh khá nổi tiếng. Vì vậy khi đến đi thăm quan du lịch hoặc cầu nguyện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu như bạn tự dâng lễ lên đền thì hãy khấn ở bàn thờ trước. Sau đó mới tiếp tục dâng lễ và đọc văn khấn ở phía bên trong đền. Đây là một hình thức nhằm xin phép các vị quan cai quản tại đền.
- Bạn có thể mua sơ dâng lên đền ở bên ngoài các cửa hàng bán đồ lễ. Nếu mua với số lượng lớn thì cần liên hệ trước để không phải chờ đợi lâu.
- Đây là địa điểm linh thiêng nên cần chú ý ăn mặc chỉnh tề, đi nhẹ, nói khẽ, mặc váy dài qua đường uống, không mặc áp hở hay khoét sâu.
- Nên đợi hết 1 tuần hương rồi mới được hạ lễ, đặc biệt sau khi thực hiện xong các nghi lễ bạn cần trả lại các đồ dùng của đền.
Văn khấn xin lộc Cô Chín
“Nam Mô A Di Đà Phật…” x3
Con xin kính lạy tới chín phương trời và mười phương phật thần linh khắp chốn Nam Bắc Đông Tây.
A Di Đà Phật x3
Con xin cúi kính lạy Cô bé bản đền Cảnh Xanh Linh Tử.
Hôm nay là ngày, hương tử con là … hiện nay đang ngụ tại…
Nhất tâm tưởng, vạn tâm thành tấm lòng thành con hướng đến cô, về bản cảnh đây. Tờ tiền giọt dầu nén nhang là chút lễ mọn nhỏ bé con xin kính dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô với tấm lòng chân thành. Con xin thánh cô Chín lắng nghe và thấu đạt lời gọi cầu của con. Xin cô lắng nghe được tiếng chân thành, tiếng cầu ước xin của con mà về đây phù hộ độ trì.
Là để xin Thánh Cô về nơi đây hôm nay dùng chút hương hoa và lòng thành…Cùng những món lễ vật nhỏ bé dâng lên người. Chúng con kính mong và chân thành nhận được sự độ trì của thánh cô.
Tuy lễ vật có sơ sài, có nhỏ mọn nhưng là tất cả là tấm lòng thành, là niềm tin, là sự hy vọng cũng như những gì thành kính nhất con xin dâng tặng đến quý cô. Chút quà mọn nhưng lòng thành cao, mong quý cô sẽ phù trợ.
Con 1 lòng 1 đạo nhất dạ và đêm tưởng ngày mong. Hôm nay chọn ngày lành con dâng lên cô hoa quả đăng trà với tấm lòng cung kính chân thành. Con xin tiên nữ chứng giám cho lòng thành này. Và lắng nghe tiếng gọi của con, lắng nghe được những mong muốn, cầu xin của con.
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật x3
Xem thêm: Cô Bơ là ai và dấu hiệu nhận biết căn Cô Bơ dễ nhất?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận