Đối ngược với Thần Tài là Thần Nghèo, vậy vị thần này trong dân gian là ai?

Thần Tài là một trong những vị thần phổ biến trong dân gian, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam. Trái ngược với Thần Tài, có vị thần mà không ai thích đón nhận đó là… Thần Nghèo. Vậy vì thần này trong dân gian là ai?

Hoa Nguyễn
15:00 20/07/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thần Nghèo từng là... vua

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng Thần Nghèo có tên là Chuyên Húc, còn gọi là Huyền Đế hay Cao Dương Thị, ông là một vị vua có thật thời cổ đại. Trong khi đó, văn học dân gian lại cho rằng Thần Nghèo chính là vợ của của Khương Tử Nha.

Ngoài ra, trong truyền thuyết Trung Quốc còn có một vị Thần Nghèo gọi là Cùng thần. Vào thời nhà Thanh, Bồ Tùng Linh viết Trừ nhật tế cùng thần văn, còn Đái Danh Thế thì viết quyển Cùng quỷ truyện, cả hai đều nhắc đến Thần Nghèo như là một con ma nghèo.

Trang Baidu cho biết, theo truyền thống ở Trung Quốc, vào ngày thứ ba của năm mới, người Quảng Đông tổ chức ngày Tống cùng nhật, tức ngày tống tiễn cái nghèo, bao gồm trí cùng, học cùng, văn cùng, mệnh cùng và giao cùng.

doi-nguoc-voi-than-tai-la-than-ngheo-vay-vi-than-nay-la-ai-3

Người Khách Gia gọi ngày này là Tống cùng hoặc Sanh trùng, tức ngày sâu bọ. Người Phúc Kiến cũng gọi ngày này là Cùng quỷ nhật hay Xích quỷ nhật.

Riêng ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch là ngày Ngọ, thời xưa gọi là ngày Diệc, mọi người bắt đầu tiến hành công việc vào ngày này. Do từ đầu tháng Giêng âm lịch, người ta không vệ sinh nhà cửa cho đến ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, nên đến ngày mùng 6 thì họ tổng vệ sinh và làm sạch nhà xí.

Ngày này cũng có nghĩa là ngày mà những người nông dân thời xưa bắt đầu ra đồng, chuẩn bị cho việc cày cấy. Ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch còn là ngày cúng tế ma nghèo và tống cùng.

Tuy nhiên, tùy theo địa phương, người Trung Quốc tổ chức tiễn cái nghèo vào những ngày khác nhau, có thể là ngày mùng 3 hoặc mùng 5. Tuy cách tổ chức có chút khác nhau song mọi người đều thức dậy vào lúc bình minh, đốt pháo và dọn dẹp, với mong muốn là xua đuổi ma quỷ, tai họa, đón chào may mắn.

Theo Tuế Thời Quảng Ký của Bác Văn Lục, một biên niên sử về lễ hội dân gian được biên soạn vào thời Nam Tống, thì “Ngày 29 tháng Giêng âm lịch là ngày Tống cùng, người nghèo quét sạch bụi bẩn trong nhà rồi ném xuống nước, gọi là 'tiễn cái nghèo'". Đây là tục lệ hình thành từ việc kết hợp “cho cái nghèo ra đi” với “vệ sinh gia đình”. Nó không chỉ giúp cải thiện vệ sinh môi trường mà còn xóa bỏ vận đen cho gia đình.

Tục lệ tống tiễn vợ của Khương Tử Nha

Ngày nay, ở Lữ Thuận, Trang Hà thuộc thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến và những nơi khác vẫn còn tục “Tống Khương Tử Nha lão bà”. Nhiều người treo một dải vải đỏ lên khung cửa, đồng thời buộc những dải vải đỏ khác trên cổng và tay nắm cửa trông khá vui mắt.

Theo truyền thuyết, phong tục dán vải màu này có liên quan đến vợ của Khương Tử Nha. Do nhà nghèo nên Khương Tử Nha bị vợ bỏ. Sau khi gặp Văn Vương của nhà Chu, Khương Tử Nha mới thực hiện được tham vọng của mình.

doi-nguoc-voi-than-tai-la-than-ngheo-vay-vi-than-nay-la-ai-4

Khi ông được phong thần, người vợ cũ đến xin ấn, Khương Tử Nha ban cho người này chức… “Cùng thần” và nói: ““Cô có thể đi bất cứ nơi đâu, ngoại trừ nơi cô được ban phúc”. Do đó, trong lễ hội mùa xuân, người ta thường dán chữ “phúc” để ngăn chặn Cùng thần đến.

Khương Tử Nha sợ Cùng thần đi chơi tết Nguyên Đán, mang lại xui xẻo cho người khác nên quy định cô chỉ được đến nhà của người giàu. Khi biết chuyện, tất cả các gia đình dù giàu hay nghèo đều treo giẻ lên cửa để ngăn không cho vị thần Nghèo vào nhà.

Xem thêm: Đi tìm nguồn gốc của điển tích “con cà con kê” trong dân gian

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận