10 ngày ăn chay là những ngày nào và ý nghĩa của 10 ngày ăn chay

Từ thời Đức Phật còn tại thế, việc ăn chay đã trở thành truyền thống của những người theo đạo Phật. Đối với các Phật tử tại gia bạn có thể thực hiện 10 ngày ăn chay trong tháng, kiêng các loại thịt cá và không sát sinh. Vậy 10 ngày ăn chay là những ngày nào và ý nghĩa của 10 ngày ăn chay là gì?

Hoa Nguyễn
15:27 19/01/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ăn chay là gì?

Ăn chay (trai giới) là khi con người thực hiện chế độ ăn uống bằng những loại thực vật như trái cây, rau củ quả hoặc các chế phẩm như sữa, mật ong, bơ,... Trong thực đơn ăn chay hoàn toàn không có các loại thịt, cá hoặc các chế phẩm như giò, chả, mắm, ruốc,....

Ngoài ra việc ăn chay nên sử dụng những loại thực phẩm thanh đạm, không ăn các loại gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành, hẹ, tỏi, kiệu,... vì những loại này khiến cho thân thể hôi hám, tâm dễ sinh dục vọng, sân si. 

10-ngay-an-chay-la-nhung-
Ăn chay là ăn những món ăn thanh đạm, không ăn thịt cá, không sát sinh động vật

Theo quan điểm của nhà Phật, những người Phật tử nên ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi, mang đến cảm giác thanh tịnh. Bên cạnh đó các món ăn chay chứa ít dầu mỡ, chất béo nên có lợi cho sức khỏe, giúp con người phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Ngày nay không chỉ có những người theo đạo Phật mới ăn chay mà ngay cả những người vô thần họ cũng ăn chay để bảo vệ sức khỏe của mình.

10 ngày ăn chay là những ngày nào?

Những người theo đạo Phật thường ăn chay theo 2 kiểu, 1 là ăn chay trường, 2 là ăn chay kỳ. Chay trường là ăn chay trong một thời gian dài có thể là hết cuộc đời. Phật tử sẽ tình nguyện ăn chay, niệm Phật, không sát sinh. Còn chay kỳ là việc ăn chay định kỳ vào một số ngày trong tháng. 

Vậy 10 ngày ăn chay theo quan điểm của Phật giáo là những ngày nào? Trong đạo Phật, 10 ngày ăn chay bao gồm các ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 trong tháng âm lịch. Tuy nhiên cũng có những người ăn chay chỉ khoảng 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày,... trong tháng tùy vào điều kiện của mỗi người.

10-ngay-an-chay-la-nhung-
Việc ăn chay bao nhiêu ngày trong tháng còn tùy thuộc vào từng người, cái này dựa trên tinh thần tự nguyện và Phật giáo thì không ép buộc ai phải ăn chay cả

Việc lựa chọn 10 ngày này để thực hiện trai giới đều có ý nghĩa riêng, cụ thể như:

  • Ngày mùng 1 âm lịch: ngày đạt Đạo của Định Quan Phật.
  • Ngày mùng 8 âm lịch: ngày đạt Đạo của Dược Sư Như Lai.
  • Ngày 14 âm lịch: ngày đạt Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát.
  • Ngày 15 âm lịch: ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai.
  • Ngày 18 âm lịch: Ngày đạt Đạo của Quan m Bồ Tát.
  • Ngày 23 âm lịch: ngày đạt Đạo của Thế Chí Bồ Tát.
  • Ngày 24âm lịch: ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
  • Ngày 28âm lịch: ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật.
  • Ngày 29âm lịch: ngày đạt Đạo của Dược Dương Bồ Tát.
  • Ngày 30âm lịch: ngày đạt Đạo của Thích Ca Như Lai.

Ý nghĩ của 10 ngày ăn chay

Nguyên nhân nhiều người chọn 10 ngày ăn chay trong tháng là để họ luôn nhắc nhở bản thân phải thường xuyên tu dưỡng, tránh sát sinh, mở lòng từ bi để tích đức cho mình và con cháu. 

Ngoài ra việc ăn chay 10 ngày cũng để nhắc nhở 1 tháng trôi qua rất nhanh, chúng ta cần phải sống có ý nghĩa hơn, chăm chỉ hơn trong những tháng tiếp theo. Bởi theo quan điểm của nhà Phật, mọi việc xảy ra với chúng ta đều có nhân quả báo ứng cả. Vì thế cần tránh sát sinh để thân tâm được thanh thản, tránh bệnh tật, về sau không bị vãng sanh về cõi súc sinh, địa ngục, ngạ quỷ,...

10-ngay-an-chay-la-nhung-
Những người đã xuất gia thường sẽ thực hiện việc ăn chay trường

Không những vậy việc thực hành 10 ngày ăn chay còn có ý nghĩa giúp giải trừ nghiệp chướng, tăng công đức, tăng tuổi thọ, tăng thiện nghiệp và giúp cuộc sống thêm an lạc hơn.

Số ngày ăn chay trong tháng sẽ còn tùy thuộc vào lòng tin của mỗi người với đạo Phật. Phật giáo chẳng ép buộc ai làm gì. Những phật tử ăn chay đều là do tự nguyện. Tuy nhiên các tín đồ theo đạo Phật, họ đều tuân thủ rất nghiêm khắc về việc ăn chay. Một phần vì họ tin rằng việc không sát sinh, không ăn thịt động vật là một cách để giúp bản thân không vưỡng phải nghiệp sát sinh. Bởi động vật cũng giống như con người, chúng đều có linh hồn và có kiếp sống riêng. Một phần vì việc ăn chay đều rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật.

Hướng dẫn ăn chay phù hợp

Để đảm bảo ăn chay đúng cách bạn cần phải chú ý chọn hình thức ăn chay phù hợp với thể trạng của bản thân. Với trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người cao tuổi có thể áp dụng nhiều cách ăn chay khác nhau như ăn kèm thêm sữa, ngũ cốc, bơ, ngũ cốc hoặc ăn chay xen kẽ với ăn mặn....

Muốn ăn chay được lâu dài bạn phải sắp xếp khẩu phần ăn, thời gian và số lượng bữa ăn sao cho thật hợp lý. Bên cạnh đó cần lựa chọn nguyên liệu đồ ăn một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. Chế biến các món ăn ở dạng hấp, luộc, xào,...

10-ngay-an-chay-la-nhung-
Tháp dinh dưỡng dành cho 10 ngày ăn chay của bạn

Một chế độ ăn chay phù hợp sẽ bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng sau:

  • Đường bột (lúa, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc)
  • Đạm (có trong các loại đậu)
  • Chất béo (đậu nành, mè, đậu phộng, hạt hướng dương, gấc,..)
  • Vitamin và khoáng chất (rau củ quả)

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về việc 10 ngày ăn chay trong đạo Phật. Đôi khi với chúng ta việc ăn chay không hẳn là để tu mà chỉ đơn giản là để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, giúp làm vơi bớt đi lo lắng, stress mỗi ngày. Chính vì vậy ngày càng có nhiều người có sở thích ăn chay. Bạn cũng nên tập cho mình thói quen ăn chay, có thể chỉ là 2 hoặc 4 ngày trong tháng để giúp cơ thể từ từ làm quen với chế độ ăn uống khoa học này.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận