Vì sao chiêu bỏ cát vào cháo cứu đói nạn dân của Hòa Thân lại được Càn Long trọng thưởng?

Không chỉ nổi tiếng là nịnh thần, quan tham đệ nhất triều Thanh, Hòa Thân còn người thông minh, tài trí. Điều đó thể hiện qua kế sách "bỏ cát vào cháo" cứu đói nạn nhân.

Đỗ Thu Nga
18:43 04/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hòa Thân (1750-1799) tự Trí Trai, hiệu Gia Nhạc Đường, là người tộc Nữu Hỗ Lộc thuộc Chính Hồng kỳ Mãn Châu. Xuất thân là công tử Mãn Châu nên gia thế nhà Hòa Thân đương nhiên là gia tộc quận công, giàu có. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong Tam đẳng Khinh xa đô úy.

Hòa Thân được theo học tại Hàm An cung. Khi còn học đã bộc lộ rõ tài trí thông minh. Năm 10 tuổi đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm của vua. 

Với tài trí thông minh và khả năng xu nịnh của mình, sau 30 năm làm quan, tài sản của Hòa Thân nhiều đến mức, ngân khố của vua cũng không địch nổi. Theo một số thống kê, số tiền Hòa Thân từng tham ô tương đương với tổng thu nhập tài chính trong 15 năm của triều Thanh.

vi-sao-hoa-than-bo-cat-vao-chao-cuu-doi-lai-duoc-can-long-thuong-9
Hòa Thân là tên quan tham đệ nhất triều nhà Thanh

Sau khi xem bộ phim "Tể tướng Lưu gù", nhiều khán giả thắc mắc, Hòa Thân tham ô, nhận hối lộ nhưng không hiểu vì sao Càn Long không xử trảm? Theo tìm hiểu của sử sách Trung Quốc, Hòa Thân trong lịch sử thực chất là một người có học thức, tài hoa uyên bác.

Trong một lần cứu trợ thiên tai, Hòa Thân đã nghĩ ra cách trộn cát lẫn trong cháo để cứu trợ nạn dân. Ý tưởng này được Càn Long tán thưởng, thậm chí trăm năm sau thế nhân vẫn công nhận tài năng của Hòa Thân.

Sử sách ghi chép, thời Càn Long làm cai trị thường xuyên xảy ra thiên tai. Do khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên mỗi khi có hạn hán hay lũ lụt... mùa màng của bà con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lương thực cạn kiệt. Người dân rơi vào cảnh khốn cùng đành tha hương cầu thực.

Có lần ở phương Nam xảy ra thiên tai lớn, nhân dân bần hàn, các quan lại địa phương liên tục dâng tấu chương xin cứu trợ thiên tai. Thương dân chúng, Càn Long cử nhiều quan đại thần xuống địa phương cứu trợ nhân dân. Nhưng lương thực cứu trợ ngày một ít mà người nhận cứu trợ lại ngày một đông.

Chỉ là người tinh ý thì mới nhận ra có không ít người giả bộ làm nạn dân đến lấy đồ tiếp tế do triều đình phân phát. Sau khi suy xét, các quan lại nhận ra, trong số đó có rất nhiều nạn nhân thật sự. Nếu giờ mà cắt phát cháo thì họ sẽ chết đói. 

vi-sao-hoa-than-bo-cat-vao-chao-cuu-doi-lai-duoc-can-long-thuong-6
kế sách cho cát vào cháo cứu đói nạn dân của Hòa Thân được Càn Long khen nức nở, ban thưởng hậu hĩnh

Càn Long biết tin liền cử Hòa Thân đến tận nơi phân phát cháo cháo cho bà con vùng thiên tai. Hòa Thân khi đó đã nổi tiếng gần xa là tham quan nhưng lại có thực tài. 

Khi Hòa Thân đến nơi, khắp nơi đều phả ra hơi thở của sự đói khổ nên lập tức bắt tay vào việc phân phát cháo. Nhưng đáng nói, trong lúc phân phát cháo, hắn bốc cát bỏ vào nồi cháo khiến không ít đại thần kinh ngạc. 

Sau đó chuyện Hòa Thân cho cát vào cháo đến tai Càn Long. Hòa Thân được vời vào cung để giải trình sự việc này. Hòa Thân giải thích, vì có nhiều người đến cứu trợ không thật sự là nạn dân, tình hình này kéo dài khiến nguồn lương thực cạn kiệt mà nạn nhân không được nhận hỗ trợ.

Tuy nhiên, nếu bỏ cát vào cháo thì những kẻ giả danh nạn dân sẽ không nuốt được. Trong khi đó, nạn dân vì quá đói sẽ không để tâm quá nhiều đến chút cát trong cháo.

Nghe Hòa Thân giải thích, Càn Long thấy có lý nên đã trọng thưởng. Sau này, các quan đại thần và quan lại địa phương cũng học theo cách này để trị những kẻ giả danh nạn dân.

vi-sao-hoa-than-bo-cat-vao-chao-cuu-doi-lai-duoc-can-long-thuong-0

Sau này khi Hà Bắc xảy ra hạn hán, viên quan lúc đó không sử dụng phương thức của Hòa Thân đưa ra, phát cháo theo lệ thông thường. Nhưng rất nhiều người phát hiện tình hình càng lúc càng tồi tệ và không thể khống chế. Nạn dân càng ngày càng nhiều, những kẻ giả mạo nạn dân chiếm không ít. Vấn đề căn bản không thể giải quyết một cách triệt để, vẫn có người chết đói vì thiên tai.

Nhận về hậu quả, những viên quan này mới bắt đầu dùng phương pháp của Hòa Thân, cho cát lẫn vào trong đồ ăn. Không ngờ sự tình chuyển biến tích cực. Cũng ít xuất hiện trường hợp người dân chết đói ven đường. Lúc này mọi người mới nhận ra trí tuệ sắc bén của Hòa Thân. Thậm chí hàng trăm năm sau vẫn có người tán thưởng, ngợi ca.

Mặc dù Hòa Thân làm ra không ít chuyện tốt nhưng việc hắn là một tên tham quan vẫn lưu danh muôn thuở.

Xem thêm: Càn Long dặn đừng vội giết Hòa Thân mà Gia Khánh không nghe, 15 năm sau mới hiểu vì sao

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận