Càn Long dặn đừng vội giết Hòa Thân mà Gia Khánh không nghe, 15 năm sau mới hiểu vì sao
Dẫu biết Hòa Thân vơ vét, tham nhũng, nhận hối lộ nhưng Càn Long liên tục làm ngờ, thậm chí còn dặn hoàng đế kế vị là Gia Khánh đừng giết ông ta.
Hòa Thân là một nhân vật có thật trong lịch sử, thường xuyên được xuất hiện trong các bộ phim truyền hình Trung Quốc. Ông thường được khắc họa là một vị đại tham quan, thường xuyên vơ vét, tham nhũng và nhận hối lộ.
Theo sử sách Trung Quốc, Hòa Thân vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, nhưng sau đó lại bị phá sản. Vì vậy, ông ta không ngừng cố gắng, phấn đấu trở thành Ngự tiền Thị vệ, thường xuất hiện bên cạnh hoàng đế Càn Long. Dần dà, Càn Long nhận ra tài năng của ông ta và bắt đầu trọng dụng.
Hoàng đế Khang Hi từng dạy Càn Long rằng: "Dụng nhân bất câu nhất cách” (dùng người không hạn chế một kiểu). Vì thế, ngay cả khi biết tính xấu của Hòa Thân, Càn Long vẫn trọng dụng vị quan này. Ngay cả những vị quan khác như Kỉ Hiểu Lam từng bị lưu đày, hay Lưu Dung - người thường xuyên cãi lại hoàng đế, miễn là có tài thì Càn Long đều sử dụng.
Lúc lâm chung, Càn Long đã căn dặn hoàng đế kế vị là Gia Khánh rằng: "Đừng giết Hòa Thân". Tuy nhiên, Gia Khánh đã không nghe theo, sau này đã "ban cho" Hòa Thân cái chết. Khi đó, ông cảm thấy mình đã làm được một việc ích nước lợi dân.
Trên thực tế, ngân khố nhà Thanh tới cuối thời Càn Long đã cạn. Nhờ tịch thu tài sản khổng lồ của Hòa Thân, vương triều Thanh không gặp phải lo lắng gì suốt 10 năm. Thế nhưng, sau khi đã tiêu hết số đó, triều đình lại đối diện với nguy cơ ngân khố cạn kiệt.
Lúc này, Gia Khánh mới cho vời các quan đại thần văn võ, tìm cách giải quyết. Thế nhưng, họ không có kế sách gì mà còn đổ lỗi, ỷ lại lẫn nhau. Đến lúc này, Gia Khánh mới nhận ra việc ông loại bỏ Hòa Thân cũng giống như "giết gà lấy trứng".
Thực ra, Càn Long không phải là không biết Hòa Thân nhận hối lộ, tham nhũng. Nhưng ông nhận ra Hòa Thân là một người rất có năng lực quản lý tài chính, nhiều năm liền giao cho vị quan này nắm giữ Bộ Hộ của nhà Thanh. Càn Long hiểu rằng, ngân khố Đại Thanh ngày càng tăng thì càng không thể tách rời vai trò của Hòa Thân. Chính vì thế, ông mới dặn Gia Khánh là đừng giết vị quan này.
15 năm sau cái chết của Hòa Thân, Gia Khánh ra lệnh cho một sử quan viết cuốn sách về Hòa Thân và đặt tên là "Hòa Thân lưu truyền". Muốn lấy lòng hoàng đế, vị sử quan này chỉ viết về những vụ tham nhũng hủ bại của Hòa Thân.
Thế nhưng, sau khi đọc xong cuốn sách, Gia Khánh lại cảm thấy vô cùng tức giận. Ông nói với sử quan rằng: "Ông ta không phải là cái gì cũng sai". Có lẽ lúc này, Gia Khánh đã vô cùng thấm thía lời dặn của Càn Long, nhưng rất tiếc mọi việc đã quá muộn.
Thầy tướng số dân gian đã tiên đoán gì khiến Càn Long vội vàng thoái vị, nhường ngôi cho con trai?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận