Giải mã "siêu năng lực" giúp loài dê Alpine Ibex leo vách núi dựng đứng với tốc độ nhanh thoăn thoắt

Dê Alpine Ibex coi trọng lực Trái đất là trò đùa, chúng dễ dàng leo vách núi dựng đứng hàng trăm mét để tìm muối khoáng.

Đỗ Thu Nga
16:24 04/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dãy Alps được mệnh danh là "nóc nhà châu Âu" và là 1 trong những khu vực đa dạng sinh học với nhiều loại động vật thích nghi tốt khí hậu khắc nghiệt. Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, năm 2019, số lượng các loài động vật ở đây ước tính khoảng 30.000 cá thể. Song số lượng này giảm dần do sự đe dọa biến đổi khí hậu và đô thị hóa.

Dãy Alps là nơi sinh sống của đàn dê Alpine Ibex - loài động vật có khả năng leo vách núi hiểm trở một cách đơn giản như "siêu nhân nhện" trong các bộ phim điện ảnh. 

vi-sao-de-alpine-ibex-co-the-leo-vach-nui-dung-dung-cao-hang-tram-met-0
Dê núi leo tường đập dựng đứng cao đến 50 mét

Alpine Ibex là loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla.  Loài này được mô tả vào năm 1758, thường gặp nhiều ở vùng Alps.  Chúng thường sử dụng móng guốc giống như chiếc gọng kìm, cộng thêm sự nhanh nhẹn khéo léo để chinh phục những vách đá dựng đứng. Cũng nhờ khả năng này mà chúng trốn tránh được hầu hết những kẻ săn mồi nguy hiểm trong tự nhiên. 

Đập Cingino, nằm ở vùng Piedmont của Ý vốn là 1 trong nhiều con đập hết sức bình thường ở châu Âu. Song vài năm trở lại đây nó trở thành điểm du lịch thu hút khách. Sự nổi tiếng của con đập này bắt đầu sau khi những bức ảnh về loài dê Alpine Ibex leo đập được chia sẻ trên mạng xã hội.

vi-sao-de-alpine-ibex-co-the-leo-vach-nui-dung-dung-cao-hang-tram-met-8
Chủ yếu dê cái và dê non leo vách tường, núi

Từ bức ảnh này có thể thấy những con dê núi di chuyển linh hoạt và thuần thục trên vách đập dựng đứng. Bằng một cách nào đó rất bí ẩn, dê Ibex bám chặt vào các tảng đá nhô ra khỏi đập nước và thoải mái đi lên hoặc đi xuống ở bức tường cao 50 mét. 

Theo một số nguồn tin, tường đập đá là nguồn muối và khoáng chất quý giá. Đập đá xây bằng bê tông, giải phóng khoáng chất canxi nhôm (gọi là ettringite). Khoảng 20% bê tông cứng có chất ettringite. Những con dê núi leo lên đây để lấy muối khoáng.

vi-sao-de-alpine-ibex-co-the-leo-vach-nui-dung-dung-cao-hang-tram-met-9

Các nhà nghiên cứu động vật chỉ ra, đồ ăn của dê Ibex bị thiếu muối và để cơ thể hoạt động bình thường, chúng buộc phải bổ sung một lượng muối nhất định từ thiên nhiên. Nếu không có muối, xương của chúng không đủ chắc khỏe, hệ thần kinh và cơ bắp không hoạt động bình thường.

Vào mùa xuân, loài động vật này thường liếm những con đường đã được xử lý bằng muối chống đóng băng hoặc nhai bùn đất để tìm muối. Nhưng có được lượng muối cần thiết không phải là chuyện dễ dàng.

Sau này, chúng phát hiện, các bức tường trên con đập như Cingino. Ettringite có rất nhiều muối mà chúng cần thiết. Thế là chúng trở thành những thợ leo núi bất đắc dĩ. Chúng leo lên các bức tường của con đập để ăn muối. Và thế là con đập này trở nên nổi tiếng nhờ chúng.

vi-sao-de-alpine-ibex-co-the-leo-vach-nui-dung-dung-cao-hang-tram-met-7

Điều thú vị là, dù được ca ngợi về khả năng leo dốc tài tình, nhưng không phải con dê Alpine Ibex nào cũng nhanh nhẹn khéo léo như vậy. Thông thường, dê đực không mấy khi xuất hiện trên vách đá. Do chúng có khối lượng cơ thể lớn (lên tới 100 kg), lại thêm cặp sừng cồng kềnh nên khó giữ cân bằng. Người ta chỉ thấy những con dê cái và con non leo núi là nhiều.

Sừng của dê đực chủ yếu để gãi ngứa và chống lại kẻ thù. Vào mùa động dục, những con dê trưởng thành bắt đầu các cuộc tranh giành lãnh thổ để đoạt con cái. Chúng đứng trên hai chân, ra đòn tấn công, hạ gục đối thủ bằng cặp sừng khổng lồ.

vi-sao-de-alpine-ibex-co-the-leo-vach-nui-dung-dung-cao-hang-tram-met-5
Sự vướng víu của cặp sừng khiến dê đực khó leo vách núi

Được biết, dê Ibex sống trên độ cao khoảng 2.000 đến 4.600 m so với mực nước biển, trải dài qua nhiều quốc gia như Thụy Sĩ, Đức, Slovenia, Bulgaria, Italy, Pháp và Áo. Vào mùa xuân hè chúng tìm kiếm cỏ và cây lá kim để ăn. Khi mùa đông tới thì trốn sâu trong những dãy núi Alps để tránh rét. Loài dê này sống dưới nguy cơ tuyệt chủng bởi nhiều lý do.

Vào thế kỷ 19, do bị săn bắt quá mức để lấy thịt và cặp sừng để chữa bệnh nên dê Alpine Ibex giảm số lượng nhanh chóng, chỉ còn khoảng 100 cá thể ở phía Tây dãy Alps. Song nhờ nỗ lực bảo tồn và việc thành lập vườn quốc gia Gran Paradiso giúp loài dê này quay trở lại khu vực, sinh sôi và phát triển. Đến nay, trên dải dãy Alps có khoảng 50.000 cá thể.

Đường biên giới hình chữ S kỳ lạ giữa Thụy Điển và Phần Lan, cứ 25 năm sẽ khảo sát 1 lần để thay đổi nếu cần

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận